Các chiến lược thụ động (passive Stratery) (thụ động theo cầu)

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị doanh nghiệp (Trang 26 - 27)

* Chiến lược tồn kho: Dự trữ một lượng thành phẩm lúc nhu cầu thấp để khi nhu cầu tăng có thể đáp ứng ngay. Chiến lược này dùng cho sản xuất hàng hóa.

Ưu điểm: Luôn ổn định nguồn nhân lực kéo theo sự ổn định tâm lý người lao động, làm cho chất lượng sản phẩm luôn ổn định ở mức cao. Không tốn thêm chi phí đào tạo và sa thải khi nhu cầu tăng giảm và không có sự thay đổi đột ngột trong sản xuất.

Nhược điểm lớn nhất là chi phí tồn kho tăng cao, trong một số sản phẩm đặc biệt (thực phẩm đông lạnh …) sẽ tốn nhiều chi phí tồn kho và bị hao mòn vô hình.

* Chiến lược tăng giảm lao động theo nhu cầu: Khi dự đoán nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sắp tới tăng cao. Doanh nghiệp có thể đào tạo huấn luyện thêm lao động và sẽ sa thải lao động khi nhu cầu giảm. Chiến lược này được dùng nhiều trong khu vực có nhiều lao động nhàn rỗi.

Ưu điểm: Cân bằng khả năng sản xuất và nhu cầu sản phẩm, chi phí tồn kho thấp, số lượng sản phẩm bảo đảm, giữ uy tín cho doanh nghiệp

Nhược điểm: cần nhiều chi phí cho đào tạo và sa thải, bên cạnh đó luôn tạo tâm lý không ổn định cho người lao động và chất lượng sản phẩm trong giai đoạn đầu đào tạo không cao.

* Chiến lược sản xuất ngoài giờ quy định: Khi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tăng, tổ chức làm thêm giờ (ngoài giờ quy định), nhưng tăng với một giới hạn cho phép, nhu cầu giảm điều hòa công việc.

29

Ưu điểm: Luôn ổn định nguồn nhân lực nên tạo tâm lý tốt cho người lao động, không tốn thêm chi phí đào tạo và sa thải.

Nhược điểm: Do tư tưởng sẽ làm thêm ngoài giờ nhằm tăng thu nhập nên người lao động sẽ cố gắng làm giảm năng suất làm việc trong giờ và doanh nghiệp phải trả thêm tiền lương ngoài giờ luôn cao hơn tiền lương trong giờ.

* Chiến lược thuê lao động bán phần(theo thời vụ): Trong những ngành sản xuất hoặc dịch vụ mà tính chất công việc không đòi hỏi kỹ thuật cao người ta có thể dùng lao động tạm thời. Điển hình là các cửa hàng bán lẻ, siêu thị dạng lễ tết, các trang trại, các vùng biển…

Ưu điểm: Không cần phải tuyển thêm lao động chính thức khi nhu cầu tăng nên không tốn thêm chi phí đào tạo và sa thải.

Nhược điểm: Do chỉ làm việc theo thời vụ nên rất hạn chế tinh thần trách nhiệm.

* Chiến lược sản xuất bằng hợp đồng phụ: Trong một số trường hợp không thể thực hiện chiến lược làm thêm ngoài giờ quy định, khi nhu cầu vượt cao (hợp đồng lớn), doanh nghiệp có thể ký các hợp đồng bên ngoài. Áp dụng trong sản xuất hoặc dịch vụ mang tính chất công nghiệp. Ưu điểm: Tạo sự linh hoạt cho doanh nghiệp để đối phó với nhu cầu cao.

Nhược điểm: Nếu quy trình sản xuất đòi hỏi phải có kỹ thuật và công nghệ cao thì việc thực hiện chiến lược này rất dễ mất khách hàng do tiết lộ quy trình sản xuất. Ngoài ra còn khó kiểm tra chất lượng và tiến độ sản xuất.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị doanh nghiệp (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)