0
Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Sự cần thiết vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Những nguyên

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN (PHẦN THỨ NHẤT) Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CƠ SỞ THANH HÓA (Trang 25 -35 )

B. NỘI DUNG

1.1.3. Sự cần thiết vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Những nguyên

lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần thứ nhất) ở trường Đại học

Trong chiến lược phát triển giáo dục đào tạo của nước ta, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học phát huy tư duy sáng tạo và năng lực đào tạo của người học, làm chủ kiến thức, tránh học vẹt…được xem là yếu tố cơ bản quyết định chất lượng dạy học. Việc xây dựng lược đồ tư duy cho các bài ôn tập có sử dụng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin hầu như chưa được áp dụng rộng rãi ở trường học của Việt Nam. BĐTD là công cụ giúp thực hiện công việc và học tập một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian học tập thông qua việc huy động cả não trái và não phải vào việc nhận thức, BĐTD giúp tiếp thu bài nhanh, hiểu kỹ, nhớ lâu, nhớ nhiều hơn trong quá trình học. Tuy nhiên BĐTD không phải là tác phẩm đồ họa nên không cần quá chú trọng vào điểm tô cho tác phẩm vì như vậy sẽ mất nhiều thời gian lãng phí, chúng ta nên giành thời gian ấy cho việc xác lập nội dung hoặc công việc cần thiết.

Để có một BĐTD ta cần phải xem xét trước khi tiến hành lập BĐTD cho bất kỳ đối tượng nào, chúng ta cũng cần phải tìm hiểu rõ điều kiện để lập

BĐTD của đối tượng nghiên cứu và chỉ trên cơ sở ấy, ta mới biết đối tượng ấy có đủ điều kiện để lập BĐTD hay không và từ đó quyết định cách lập.

1.1.3.1. Mục tiêu, nội dung môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần thứ nhất)

Chương trình quy định đối với các hoạt động: Giảng lý thuyết: 22 tiết; thảo luận: 8 tiết và tự học: 60 tiết

+ Mục tiêu của môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần thứ nhất) giúp sinh viên:

- Kiến thức: Xác lập thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận chung nhất, trên cơ sở đó tiếp cận nội dung môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam; xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng cho sinh viên; giúp sinh viên vận dụng các kiến thức đã học để nhận thức và giải quyết các vấn đề thực tiễn xã hội, cũng như tiếp cận các khoa học chuyên ngành.

- Kĩ năng: Môn học hướng vào việc hình thành ở người học các kĩ năng.

Nhận thức và giải quyết các vấn đề thực tiễn xã hội. Vận dụng kiến thức triết học để tiếp cận các khoa học chuyên ngành đào tạo.

- Thái độ: Yêu cầu thái độ khoa học, nghiêm túc, tiếp thu nội dung môn học trên tinh thần độc lập, sáng tạo với phương châm tự học, tự nghiên cứu.

+ Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Ngoài phần mở đầu giới thiệu khái quát về chủ nghĩa Mác – Lênin và một số vấn đề chung của môn học, nội dung chương trình (phần triết học) gồm 3 chương: Chương 1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng; Chương 2. Phép biện chứng duy vật; Chương 3. Chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Mục tiêu cụ thể của ba chương

- Mục tiêu cơ bản cần nắm được khi nghiên cứu về chủ nghĩa duy vật biện chứng

Kiến thức: Nắm được nội dung cốt lõi của chủ nghĩa duy vật biện chứng khi giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là thừa nhận vật chất có trước ý thức có sau và vật chất quyết định ý thức, ý thức chỉ là sản phẩm của đầu óc con người và là sự phản ánh tự giác, tích cực của sự vật hiện tượng thuộc thế giới vật chất. Là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

Kĩ năng: Quan sát, tìm hiểu, phân tích và tuân theo quy luật khách quan, khắc phục được những thiếu sót của chủ nghĩa duy vật trước Mác, khi giải thích về nguồn gốc sinh ra thế giới và mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.

Thái độ: Hình thành thái độ tôn trọng quy luật khách quan, ý thức tự giác tuân theo các quy luật khách quan trong cuộc sống và học tập.

- Mục tiêu cơ bản về phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin Kiến thức: Nắm được nội dung cốt lõi về 3 quy luật của phép biện chứng duy vật (gọi tắt là quy luật mâu thuẫn, quy luật lượng - chất và quy luật phủ định của phủ định).

Kĩ năng: Hiểu, phân tích được nguồn gốc, động lực, cách thức và khuynh hướng phát triển của sự vật cùng ý nghĩa phương pháp luận của 3 quy luật này đối với học tập và giải quyết những vấn đề thực tiễn nảy sinh.

Thái độ: Xác định được vai trò, trách nhiệm của cá nhân vận dụng tốt các mối quan hệ và quy luật biện chứng vào hoàn thiên học tập và cuộc sống.

- Mục tiêu cơ bản cần xác định khi bàn về lý luận chủ nghĩa duy vật lịch sử Kiến thức: Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.

Cốt lõi là học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, theo đó, trong các quan hệ xã hội, các quan hệ sản xuất là cơ sở hiện thực của mỗi xã hội nhất định, cấu trúc hạ tầng, trên đó xây dựng lên kiến trúc thượng tầng: chính trị, pháp luật và các hình thái ý thức xã hội khác, với những thiết chế của chúng. Mỗi

hệ thống quan hệ sản xuất của một xã hội nhất định, phụ thuộc vào tính chất và trình độ phát triển của các lực lượng sản xuất.

Các lực lượng sản xuất luôn luôn phát triển không ngừng, đến một giai đoạn nhất định sẽ mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất cũ đã lỗi thời và đòi hỏi phải thay đổi các quan hệ sản xuất ấy bằng những quan hệ sản xuất mới, tiến bộ hơn.

Kĩ năng: Biết phân tích nguồn gốc thay đổi hình thái kinh tế - xã hội. Trong xã hội có giai cấp, sự thay đổi ấy được thực hiện bằng cách mạng xã hội. Một khi cơ sở hạ tầng đã thay đổi, thì toàn bộ kiến trúc thượng tầng sớm muộn cũng thay đổi theo. Hình thái kinh tế - xã hội cũ được thay thế bằng một hình thái kinh tế - xã hội mới tiến bộ hơn.

Thái độ: Có niềm tin vào chế độ, tham gia xây dựng xã hội hiện thực tốt hơn.

Xác định đúng mục tiêu người học có thể vận dụng triệt để chủ nghĩa duy vật để xem xét những hiện tượng xã hội và từ đó loại bỏ được hai khuyết điểm căn bản của những lý luận lịch sử trước kia. Đồng thời chủ nghĩa Mác - Lênin đã mở đường cho nghiên cứu sự phát triển và suy tàn của hình thái kinh tế - xã hội theo quan điểm duy vật.

+ Nội dung cơ bản của 3 chương

Toàn bộ nội dung của Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần thứ nhất), vấn đề nổi bật nhất đó là các quan điểm duy vật về tự nhiên và về xã hội, Các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng duy vật gắn bó chặt chẽ với nhau thành một hệ thống lý luận thống nhất. Nội dung cơ bản của lý luận đó bao gồm.

- Nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng

Triết học cũng như những môn khoa học khác phải giải quyết nhiều vấn đề, trong đó vấn đề cực kỳ quan trọng là nền tảng và là điểm xuất phát để giải quyết những vấn đề còn lại được gọi là vấn đề cơ bản của triết học. Theo

Ph.Ăngghen “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại là vấn đề mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại” [31; 403]. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt, mỗi mặt trả lời cho một câu hỏi lớn. Mặt thức nhất, giữa vật chất và ý thức thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Mặt thứ hai, Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng chỉ rõ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau. Thừa nhận vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức nên vật chất quyết định ý thức, ý thức chỉ là sự phản ánh đối với vật chất.

Ý thức của con người không phải là sản phẩm chủ quan thuần tuý, cũng không phải có nguồn gốc từ một lực lượng siêu tự nhiên. Nó là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người.

Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên và xã hội của ý thức đều do bản thân thế giới vật chất hoặc những dạng tồn tại của vật chất tạo ra, do đó vật chất là nguồn gốc của ý thức. Vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển của ý thức; sự biến đổi của ý thức là sự phản ánh đối với sự biến đổi của vật chất. Vật chất không chỉ quyết định nội dung mà còn quyết định cả hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức.

Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người: Vai trò của ý thức đối với vật chất thực chất là vai trò của con người. Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp làm thay đổi được hiện thực, muốn thay đổi hiện thực cần phải có hoạt động vật chất. Song do mọi hoạt động của con người đều được ý thức chỉ đạo, nên ý thức trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan trên cơ sở đó giúp con người xác định mục tiêu, phương hướng, lựa chọn biện pháp, công cụ ... để thực hiện mục tiêu của mình. Sự tác động của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: Tích cực hoặc tiêu cực.

Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có nghị lực, ý chí, hành động hợp quy luật khách quan thì có tác dụng thúc đẩy hoạt động thực tiễn, cải tạo được thế giới, đạt được mục đích của mình. Nếu ý thức phản ánh sai hiện thực khách quan, khiến cho hành động của con người đi ngược lại quy luật khách quan thì những tác động ấy sẽ mang lại tác động tiêu cực đối với hoạt động thực tiễn, kìm hãm sự phát triển xã hội.

Chính vì thế, trong hoạt động thực tiễn, ngoài việc nhận thức đúng quy luật khách quan, còn cần phải phát huy cao độ tính năng động chủ quan, đồng thời chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa chủ quan, duy ý chí, chống lại những tư tưởng lạc hậu, phản động, phản khoa học.

Như vậy, giải quyết vấn đề cơ bản của triết học nói chung và triết học Mác - Lênin nói riêng là chìa khóa để đi vào nhận thức các quy luật tự nhiên - xã hội và tư duy, đặc biệt dùng thế giới quan và phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác có vai trò quan trọng trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Là cơ sở phân chia trường phái triết học.

- Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật

Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận về phương pháp. Hệ thống các quy luật, phạm trù của nó không chỉ phản ánh đúng đắn thế giới khách quan mà còn chỉ ra những cách thức để định hướng cho con người trong nhận thức thế giới. Phép biện chứng bao gồm hai nguyên lý cơ bản, được thể hiện trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng và những cặp phạm trù có mối quan hệ biện chứng với nhau.

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: Khái quát bức tranh toàn cảnh những mối quan hệ của thế giới (tự nhiên, xã hội và tư duy). Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng trong tự nhiên, xã hội và tư duy, không có sự vật, hiện tượng nào tồn tại một cách riêng lẻ, cô lập tuyệt đối. Mà trái lại chúng tồn tại trong sự liên hệ ràng buộc, phụ thuộc, tác động, chuyển hóa lẫn nhau.

Nguyên lý phát triển: Phản ánh đặc trưng biện chứng phổ quát nhất của thế giới. Phát triển là sự vận động theo hướng đi lên và phát triển không ngừng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

Mọi sự vật hiện tượng luôn vận động, biến đổi không ngừng về phương diện bản chất của mọi sự vận động, biến đổi của thế giới vật chất có xu hướng phát triển. Phát triển được xem là khuynh hướng chung, là khuynh hướng chủ đạo của thế giới.

Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật: Ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật có ý nghĩa phương pháp luận chỉ đạo mọi hoạt động của con người để thực hiện quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử - cụ thể về phương diện vạch ra nguồn gốc, động lực, cách thức và xu hướng phát triển tiến lên của các sự vật, hiện tượng trong thế giới đó là 3 quy luật.

Quy luật đấu tranh giữa các mặt đối lập: Còn gọi là quy luật mâu thuẫn, quy luật này là hạt nhân của phép biện chứng duy vật. Nó vạch ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển, phản ánh quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn bên trong sự vật. Từ đó, phải vận dụng nguyên tắc mâu thuẫn mà yêu cầu cơ bản là phải nhận thức đúng đắn mâu thuẫn của sự vật, trước hết là mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu, phải phân tích mâu thuẫn và quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, hình thức đấu tranh là rất đa dạng, linh hoạt, tùy thuộc vào mâu thuẫn cụ thể và hoàn cảnh lịch sử.

Quy luật chuyển hóa từ những biến đổi về lượng dẫn tới những biến đổi về chất và ngược lại: Gọi là quy luật lượng – chất. Quy luật này phản ánh cách thức, cơ chế của quá trình phát triển, là cơ sở phương pháp luận chung để nhận thức và thúc đẩy quá trình phát triển của sự vật với 3 yêu cầu cơ bản là:

Thường xuyên tích lũy về lượng để tạo điều kiện cho sự thay đổi về chất, chống chủ nghĩa duy ý chí muốn đốt cháy giai đoạn.

Khi lượng được tích lũy đến độ, phải mạnh dạn thực hiện bước nhảy vọt cách mạng, chống thái độ bảo thủ, trì trệ.

Vận dụng linh hoạt các hình thức nhảy vọt để đẩy nhanh quá trình phát triển.

Quy luật phủ định của phủ định: Là khái niệm nói lên rằng sự vận động, phát triển của sự vật thông qua hai lần phủ định biện chứng, dường như quay trở lại điểm xuất phát nhưng cao hơn. Quy luật này khái quát khuynh hướng phát triển tiến lên theo hình thức xoáy ốc thể hiện tính chất chu kỳ trong quá trình phát triển. Đó là cơ sở phương pháp luận của quy luật phủ định biện chứng, chỉ đạo mọi phương pháp suy nghĩ và hành động của con người. Phủ định biện chứng đòi hỏi phải tôn trọng tính kế thừa, nhưng kế thừa phải có chọn lọc, cải tạo, phê phán, chống kế thừa nguyên xi, máy móc và phủ định sạch trơ. Phủ định biện chứng trang bị phương pháp khoa học để tiếp cận lịch sử và tiên đoán những hình thái cơ bản của tương lai.

Bên cạnh 3 quy luật cơ bản, nội dung của phép biện chứng duy vật còn bao gồm các cặp phạm trù không cơ bản; cái chung – cái riêng, tất nhiên – ngẫu nhiên, nguyên nhân – kết quả, bản chất – hiện tượng, khả năng – hiện thực, nội dung – hình thức.

Tóm lại, mỗi nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng duy vật có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng. Vì vậy, chúng phải được vận dụng tổng hợp trong nhận thức khoa học, thực tiễn cách mạng.

- Nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử

Chủ nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về xã hội của triết học Mác - Lênin, là kết quả của sự vân dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật vào việc

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN (PHẦN THỨ NHẤT) Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CƠ SỞ THANH HÓA (Trang 25 -35 )

×