B. NỘI DUNG
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy môn
môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần thứ nhất)
1.2.1. Khái quát về trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cơ sở Thanh Hóa
Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (tên tiếng Anh: Ho Chi Minh University of Industry - chữ viết tắt là HUI). Đây là một trường đại học công lập đào tạo đa ngành, đa nghề có tầm quan trọng của Bộ Công Thương.
Kể từ khóa học đầu tiên sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng đến nay, trường đã đào tạo được 07 khóa đại học chính quy và tại chức, 07 khóa đại học liên thông, 39 khóa công nhân và trung cấp, 26 khóa trung cấp
nghề, 13 khóa cao đẳng chính quy và tại chức, 09 khóa cao đẳng liên thông, 05 khóa cao đẳng nghề với tổng số học sinh - sinh viên tốt nghiệp ra trường trên 148.000 học sinh - sinh viên học dài hạn và 190.000 học viên học nghề ngắn hạn.
Trường là đơn vị đào tạo và nghiên cứu được trong và ngoài nước biết đến với sáu cơ sở khang trang hiện đại, cảnh quan đẹp mắt và thanh bình như; Các cơ sở đào tạo tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, cơ sở tại thành phố Thái Bình (tỉnh Thái Bình), cơ sở thành phố Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi), Cơ sở huyện Quảng Xương (tỉnh Thanh Hóa), cơ sở thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An). Cùng với sự đa dạng của sinh viên đến từ nhiều nơi trên cả nước, trong đó có nhiều sinh viên quốc tế đến từ Lào, Campuchia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan... Đó chính là các nguồn lực mạnh mẽ, luôn sẵn sàng để giúp vận hành hoạt động của nhà trường trở thành một trong nhiều trường đại học kiểu mẫu trong cả nước.
Trường trực thuộc quản lý của Bộ Công Thương. Năm 2012 với tổng số 129.000 sinh viên, Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh được xem là một trong những trường đa ̣i ho ̣c lớn nhất của Việt Nam.
Cơ sở Thanh Hóa của trường Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là trường Trung học sư phạm Thanh Hóa với bề dày thành tích 40 năm xây dựng và trưởng thành, là trung tâm đào tạo - bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên tiểu học và các loại hình nhân viên trường học trong tỉnh. Với diện tích hơn 6 ha, vị trí địa lý thuận lợi: gần thị tứ Môi, Quốc lộ 47 và tương lai gần là đại lộ Nam sông Mã đi qua phía bắc của trường.
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên với bề dày kinh nghiệm và sau nhiều năm liên kết với các trường Đại học lớn trên toàn quốc, nên đã có nhiều kinh nghiệm làm việc theo mô hình của trường Đại học. Trường trung học sư phạm Thanh Hóa đã xây dựng mô hình các khoa đào tạo, là nền
tảng cho sự hòa nhập với trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh hiện nay một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Thực hiện Quyết định số 2945/QĐ-UBND ngày 24/9/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc chuyển giao trường trung học sư phạm Thanh Hóa về trường Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30/9/2009 UBND tỉnh Thanh Hóa và Bộ Công Thương đã tổ chức lễ chuyển giao. Từ đó cơ sở Thanh Hóa của trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức hoạt động theo mô hình của nhà trường.
Với việc chuyển giao công nghệ một cách nhanh chóng, sau một thời gian rất ngắn, đội ngũ cán bộ giảng viên tại cơ sở Thanh Hóa đã hòa nhập với nề nếp làm việc của trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Tác phong lao động công nghiệp, tinh thần lao động sáng tạo, kĩ năng nghề nghiệp, sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin được nâng lên giúp cho công tác quản lý và đào tạo của nhà trường được nâng cao tại cơ sở Thanh Hóa.
Đội ngũ giảng viên luôn được tăng cường về số lượng và chất lượng, từ tháng 10 năm 2008, nhà trường đã tuyển cho cơ sở Thanh Hóa gần 100 giảng viên đều là người đã tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học kết quả khá, giỏi ở các trường công lập có uy tín trên địa bàn cả nước, các giảng viên này đều được cử vào thành phố Hồ Chí Minh để tiếp cận chuyên môn, rèn nghề, khi đạt các yêu cầu mới đưa về cơ sở Thanh Hóa giảng dạy.
Tuy vậy, do thời gian sát nhập còn ngắn, một số cán bộ, giảng viên tuổi cao, nên còn bất cập cả về trình độ, năng lực, công tác, giảng dạy theo yêu cầu của một trường đại học mang tính công nghiệp, hiện đại. Đội ngũ giảng viên mới phần lớn được cử đi tập huấn ở cơ sở 1, giảng viên ở các cơ sở khác giảng dạy ở cơ sở Thanh Hóa không ổn định nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc bố trí giảng viên.
Công tác quản lý của cơ sở theo đúng sự chỉ đạo thống nhất của toàn trường theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 từ việc thực hiện qui chế, chương trình và kế hoạch đào tạo, công tác thi và kiểm tra đánh giá, công tác quản lý cơ sở vật chất và tài chính... Ngày 28.06.2005, trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đón nhận chứng chỉ chất lượng quốc tế ISO 9001:2000 của Tổ chức TUV Rheinland tại Việt Nam
Trong điều kiện các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp tuyển sinh còn khó khăn, cơ sở Thanh Hóa đã tuyển sinh trong 3 năm được gần 9.000 sinh viên là một cố gắng lớn, thể hiện uy tín và thương hiệu của trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra trường còn liên kết với các trường đào tạo các hệ như; Hệ Tại chức (Liên kết với ĐHSP Hà Nội 2 + ĐH Vinh) và liên thông: 1135 sinh viên.
Tuy vậy, nhiều ngành nghề xã hội đang rất cần, nhưng số lượng sinh viên đăng ký học còn ít. Thói quen học vẹt, thụ động ở phổ thông còn khá năng nề, khả năng hoạt động xã hội, làm việc theo nhóm, nhất là khả năng tự đào tạo của sinh viên còn nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp ở Thanh Hóa chưa có nhiều thói quen đặt hàng và tiếp nhận sinh viên đến thực tập, thực hành, vì vậy công tác rèn nghề của cơ sở còn khó khăn.
Sinh viên Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cơ sở Thanh Hóa phần lớn là người miền trung đến từ các tỉnh lân cận như Nghệ an, Hòa Bình, Ninh Bình… họ mang đậm nết đấu ấn về cách sống, quan điểm sống, tâm lý địa phương của người dân trung bộ vốn cần cù, nhẫn nại, dè dặt, kiến đáo, e ngại trong giao tiếp mặt khác đa phần sinh viên đều xuất thân từ nông dân, nông thôn, đời sống sinh hoạt của sinh viên còn nhiều khó khăn. Đây là những điều kiện chủ quan và khách quan, vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em.
1.2.2. Thực trạng vận dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần thứ nhất) ở trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cơ sở Thanh Hóa
1.2.2.1. Mức độ vận dụng bản đồ tư duy
Qua điều tra phiếu trưng cầu ý kiến của 11 giảng viên trực tiếp giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cơ sở Thanh Hóa về mức độ hiểu biết và vận dụng BĐTD trong dạy học. Kết quả tổng hợp phiếu cho thấy mức độ nhận thức đúng về BĐTD của giảng viên rất thấp chỉ có 27,3% và số còn lại nhận thức loáng thoáng, không chính xác về cách dạy học này. Về mức độ nhận thức và vận dụng có rất ít giảng viên vận dụng BĐTD vào dạy học cụ thể là 9,1% vận dụng nhưng chỉ ở mức độ đơn giản bước đầu. Nhưng có tới 90,9% giảng viên không sử dụng BĐTD vào dạy học mà chỉ dùng sơ đồ hóa, mô hình hóa đơn giản, (trong số này có 27,3% tìm hiểu xong nhưng không sử dụng) chứng tỏ một điều số lượng giảng viên có vận dụng sơ đồ vào dạy học là rất lớn, kể cả việc ứng dụng đó vào trong cuộc sống.
Thực tế mức độ sử dụng BĐTD trong bài lên lớp của giảng viên không phổ biến và xem nó như là một công cụ mang tính trực quan minh họa. Nên dẫn đến số ít giảng viên có sử dụng BĐTD nhưng chỉ sử dụng ở mức “thỉnh thoảng” (tỉ lệ 9,1%). Qua các tiết dự giờ chúng tôi cũng nhận thấy 63,6% giảng viên có vận dụng sơ đồ đơn giản, BĐTD tự vẽ trong giảng dạy nhưng đều ở dạng phương tiện hỗ trợ trực quan phụ thêm. Còn đa số là không sử dụng BĐTD mà thay vào đó là phần lớn giảng viên sử dụng sơ đồ dạy học vào mục đích chỉ để thông báo kiến thức. Nhìn chung vẫn theo cách thức truyền thống, hoạt động chủ yếu của sinh viên vẫn là thụ động ghi chép, việc gợi mở, đặt vấn đề để phát huy tính sáng tạo trong tiếp thu bài còn hạn chế. Với cách dạy đó, mặc dù có vận dụng bản đồ nhưng sinh viên không có cơ hội cùng tích cực tham gia xây dựng bài nên hiệu quả chưa cao.
Từ sự điều tra thực tế tôi thấy hầu hết các giảng viên được hỏi về sự cần thiết và mong muốn sử dụng BĐTD vào trong giảng dạy như thế nào? Thì đều nhận được 81,9% ý kiến đồng tình rất cao là nên sử dụng nhiều và 100% mong muốn được tìm hiểu và sử dụng BĐTD trong giảng dạy. Nhưng khi vận dụng lại trái ngược với các ý kiến đó là mức độ vận dụng còn ít, thậm chí không vận dụng phần lớn là giảng dạy theo kinh nghiệm, thủ công, chưa có cơ sở khoa học và tuân theo quy trình nhất định nên chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Điều này phản ánh mâu thuẫn giữa nhận thức và hành động, giữa nhu cầu vận dụng và mức độ hiểu biết về BĐTD chưa cao. Vì vậy cần có sự quan tâm của giảng viên và nhà trường trong quá trình vận dụng bản đồ tư duy vào dạy hoc.
Dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần thứ nhất) là dạy về một di sản tinh thần của loài người, một di sản mang tính quá trình, tính lý luận cao. Khi giảng dạy bộ môn cần có cách nhìn nhận và đánh giá quá trình đó theo xu hướng tiến bộ, vì nó liên quan đến ý thức, quan điểm phương pháp dạy hoc những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin của giảng viên khiến kiến thức môn học này có sự khác biệt với các môn học khác.
1.2.2.2. Những thuận lợi trong việc sử dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần thứ nhất) ở trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cơ sở Thanh Hóa
Không có gì là khó hiểu khi hầu hết học sinh than phiền trí nhớ của họ kém, bài lại quá dài nên dẫn đến việc không hiểu, không thuộc hoặc chán nản học. Vì thế, việc dạy học bằng bản đồ tư duy kích thích sự tìm tòi sáng tạo của giáo viên, buộc người giáo viên phải làm việc nhiều hơn dẫn đến chất lượng dạy học được nâng lên. Khi sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần thứ nhất) sinh viên
hứng thú học hơn, tiếp thu bài tốt hơn dẫn đến kết quả học tập được nâng lên rõ rệt.
Tiết kiệm thời gian công sức: Trong học tập môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần thứ nhất) được bộ quy định với thời lượng kiến thức dài nếu dạy theo cách truyền thống không thể truyền tải hết thông tin. Nhờ vào việc tận dụng những từ khóa với hình ảnh sáng tạo của BĐTD nên một lượng kiến thức quan trọng dài vài trang giấy của môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần thứ nhất) có thể được ghi chú hết sức gọn chỉ trong một trang, mà không bỏ sót bất kỳ một thông tin quan trọng nào của bộ môn. BĐTD cung cấp tất cả những thông tin cần thiết để đạt điểm cao trong kỳ thi vẫn được giữ nguyên vẹn giá trị từ những chi tiết nhỏ nhất. Ngoài ra sẽ tạo hứng thú cho sinh viên học tập, tránh được sự tẻ nhạt, tâm lý của môn học nặng nề về lý thuyết trừ tượng.
Khi cần ôn tập: Là một công cụ hỗ trợ hiệu quả cho việc học, BĐTD tốt hơn các phương pháp khác đặc biệt vào thời điểm thi cử. Nếu mục đích thực sự của kỳ thi là kiểm tra kiến thức và khả năng hiểu biết của sinh viên thì BĐTD là công cụ ôn tập hoàn hảo. Vì nó cho phép sinh viên thâu tóm tất cả những gì họ biết và tất cả những gì họ cần biết thành một tài liệu khảo của riêng mình, và khi muốn ôn tập lại một đơn vị kiến thức có độ dài khoảng 15 trang chỉ cần ôn lại 2-3 trang BĐTD trong vòng 20 phút, thay vì mất một tiếng với cách học truyền thống mà vẫn có thể bỏ sót thông tin.
Từ đó ta thấy ưu điểm của BĐTD có những điểm vượt trội so với cách học truyền thống, giúp chúng ta tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức mà vẫn đạt được hiệu quả như mong muốn.
BĐTD cung cấp bức tranh tổng thể: Với ưu điểm của BĐTD được vận dụng trong môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần thứ nhất) là không chỉ cho thấy các thông tin mà còn cho thấy cấu trúc tổng thể của một chủ đề và mức độ quan trọng của những phần riêng lẻ của đơn vị
kiến thức với nhau. BĐTD giúp ta liên kết các ý tưởng và tạo các liên kết với nhau.
Như vậy, giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, không bỏ sót đơn vị kiến thức nào, từ đó giảng viên có thể dễ dàng đánh số thứ tự về mức độ ưu tiên, thời gian hợp lý cho các đơn vị kiến thức của bài học. BĐTD rất phù hợp với thiết kế đặc trưng bài học của môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần thứ nhất).
Tổ chức phân loại suy nghĩ: Bộ não con người nếu như mang so với một thư viện thì nó sẽ như một thư viên thu nhỏ chứa đầy đủ thông tin, nếu thư viện ấy không được tổ chức phân loại sắp xếp tài liệu theo thứ tự khoa học thì khi ta tìm nó sẽ đánh vật với đống tài liệu lộn xộn mất rất nhiều thời gian mới tìm được hoặc không tìm được tài liệu mình cần. Nếu ta sắp xếp đánh số theo một trình tự khoa học thì sẽ dễ tìm. Tương tự như vậy nếu bộ não được tổ chức tốt thì việc ghi nhớ thông tin và quá trình tư duy sẽ được hiệu quả hơn. Đó là lí do tại sao không ít lần trong quá trình sinh sống bản thân lại chợt nhớ ra vấn đề đã nằm trong quá khứ, không thể nhớ nổi lúc cần. Do đặc thù của môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần thứ nhất) là môn lý luận, có khối lượng kiến thức nhiều, trừu tượng đòi hỏi trong khi tìm hiểu phải tư duy cao, nên quá trình con người thu thập thông tin và lưu giữ thông tin ấy không được lưu theo một thứ tự nào. Do vậy con người cảm thấy khó khăn trong việc hồi tưởng lại thông tin mặc dù thông tin đã được chụp vào trong não. Với tình trạng như vậy một trong bí quyết để phát huy trí nhớ là việc vận dụng BĐTD vào phát triển hệ thống sắp xếp mục lục thông tin trong bộ não. Làm tốt điều này sẽ giúp con người nhớ lại kiến thức của môn học một cách nhanh chóng khi cần đến thông tin ấy mà không mất nhiều thời gian.
Ghi nhớ tốt hơn: BĐTD với việc sử dụng từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh sinh động đem lại công dụng lớn vì đã huy động cả 2 bán cầu não