B. NỘI DUNG
1.1.4. nghĩa việc vận dụng bản đồ tư duy vào dạy học môn Những nguyên
cho người học tâm lý thụ động, trông chờ, sinh viên không có cơ hội bộc lộ những suy nghĩ, trăn trở của bài giảng và ít có cơ hội trao đổi với giảng viên.
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, căn cứ vào những lý do cơ bản nêu trên, có thể khẳng định rằng việc vận dụng BĐTD trong giảng dạy Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần thứ nhất) là hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của môn học.
1.1.4. Ý nghĩa việc vận dụng Bản đồ tư duy vào dạy học môn những nguyênlý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần thứ nhất) lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần thứ nhất)
- Đối với giảng viên BĐTD vận dụng như một công cụ nhận thức
Thông thường theo cách học truyền thống chủ yếu người giảng viên phải chủ động tìm tòi và phát hiện tri thức cho sinh viên. Sau đó thông qua lời giảng của giảng viên sinh viên sẽ ghi chép lại kiến thức đó vào vở. Với cách làm này thì chỉ mình giảng viên làm việc còn sinh viên thì thụ động, dựa dẫm
trong quá trình tìm kiếm và vận dụng tri thức. Vì vậy, khả năng ghi nhớ và sáng tạo của sinh viên ngày càng bị mai một đi, thực tế đó đòi hỏi cần thiết phải có một công cụ học tập mới, làm thay đổi tư duy nhận thức của sinh viên trong học tập.
Với những ưu điểm vượt trội của BĐTD nó chính là một sự lựa chọn tối ưu để trở thành một công cụ gợi mở, kích thích quá trình sáng tạo trên con đường tìm kiếm tri thức của sinh viên. Giúp giảng viên chủ động trình bày giáo án, các bước lên lớp mạch lạc, không rơi vào tình trạng xa rời trọng tâm. Khắc phục được những thiếu sót, bất hợp lý trong nội dung bài giảng của mình.
Trong chương trình môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống kiến thức khái quát mang tính lý luận cao. Tính khái quát của bộ môn thể hiện trong các nhận định, các phạm trù khái niệm, các quy luật, mối quan hệ giữa các nhận định với thực tiễn, dẫn chứng…. Trong mỗi nhận định, khái niệm lại có những dẫn chứng minh họa bằng các sự kiện khoa học. Việc vận dụng thành thạo BĐTD vào dạy học sẽ mang lại hiệu quả trong quá trình học tập của sinh viên và phát triển giảng dạy của giảng viên. Sinh viên sẽ học được tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy, giảng viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trong hơn là giúp sinh viên nắm được kiến thức trọng tâm thông qua BĐTD.
Để đánh giá một bài lên lớp thành công cần hợp bởi nhiều yếu tố phức tạp, rộng lớn như mục đích dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học.... Trong đó nội dung và phương pháp đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả bài lên lớp. Vì vậy mối quan tâm hàng đầu của giảng viên hiện nay chính là việc làm thế nào thiết kế được nội dung bài học một cách tốt nhất với sự hỗ trợ bởi hệ thống phương pháp, phương tiện phù hợp nhằm phát huy quá trình nhận thức của người học một cách tối đa. Để phát huy được điều này chỉ có việc vận dụng BĐTD vào giảng
dạy sẽ góp phần giúp giảng viên từng bước thực hiện được những điều nêu trên. Có thể nói: Quá trình dạy học là quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giảng viên, người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học.
Trong thực tiễn dạy học do không hiểu đúng quy trình nhận thức trên mà chúng ta xây dựng nội dung và phương pháp dạy học không đúng sẽ làm giảm quá trình nhận thức của người học. Để khắc phục điều này Tony Buzan đã sáng tạo một công cụ hỗ trợ hiệu quả cho quá trình nhận thức, quá trình chuyển hóa kiến thức vào trong bộ não người đó chính là BĐTD. BĐTD giúp con người kích thích khám phá những tiềm năng tư duy sáng tạo, đem đến cho con người những hiệu quả vượt bậc trong công việc và hiệu quả.
BĐTD là công cụ trực quan hữu ích cho quá trình dạy học của giảng viên. Thông qua những hình ảnh trực quan giúp con người có thể sử dụng nhiều giác quan vào quá trình học tập, từ đó người học hiểu sâu hơn, nhớ chính xác và vận dụng kiến thức linh hoạt trong học tập và cuộc sống.
Thực chất BĐTD là quá trình cụ thể hóa việc thiết kế nội dung bài học bằng ngôn ngữ hình ảnh trực quan, súc tích và mang tính khái quát cao. Với BĐTD tất cả các đơn vị kiến thức trong bài được hình thành trên một sơ đồ, lược đồ, bản đồ phân nhánh trong các đối tượng được liên hệ với nhau bằng đường nối và hình ảnh. BĐTD giúp giảng viên hệ thống hóa, khái quát hóa được tri thức mà nếu dùng lời nói, chữ viết nhiều khi không thể diễn tả đầy đủ và rõ ràng nội dung bài học.
Như vậy, trong hoạt động giảng dạy giảng viên có thể dùng BĐTD thành thạo như một trong những công cụ hỗ trợ chủ yếu khi tiến hành bài lên lớp, thì sẽ mang lại hiệu quả đáng khích lệ trong quá trình học tập của sinh viên và phương pháp giảng dạy của giảng viên. Thông qua BĐTD giúp sinh viên học được tính chủ động, sáng tạo, phát triển tư duy và quan trọng hơn là
nắm được hệ thống kiến thức thông qua BĐTD. Giảng viên thì tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng.
- Đối với sinh viên khi vận dụng BĐTD trong học tập
Vận dụng BĐTD mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng cho nhiều lĩnh vực hoạt động. BĐTD chính là bức tranh tổng thể về chủ đề đang hướng tới, để mỗi cá nhân có thể hiểu được chi tiết bức tranh đó, nắm bắt được diễn biến của quá trình tư duy đang ở đâu, đang ở nhánh nào của BĐTD.
Nếu trong quá trình học với cách học cũ sinh viên không ghi chép bài hoặc ghi sơ sài thì đến lúc thi sẽ không có gì để học, không biết trọng tâm của bài nằm ở đâu và nội dung dài hay ngắn cũng như tầm quan trọng của bài học. BĐTD là một công cụ tư duy thực sự hiệu quả bởi nó tối ưu hóa nguồn lực cá nhân và tập thể khi được người học vận dụng. Thông qua BĐTD mỗi thành viên đều rèn luyện được khả năng tư duy, khả năng thuyết trình và làm việc khoa học. BĐTD giúp cho các cá nhân hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống. Việc ghi nhớ và vận dụng sẽ tốt hơn. Chỉ cần nhìn vào BĐTD bất kỳ người học nào cũng có thể đọc và thuyết trình được nội dung ấy.
BĐTD với kết cấu từ sự hợp bởi ngôn ngữ, hình ảnh và màu sắc sẽ tạo hứng thú cho sinh viên trong quá trình nhận thức, tránh được sự tẻ nhạt, nặng nề của môn học mà lâu nay các em rất e ngại vì đặc thù môn học là trừu tượng cao. BĐTD luôn đem lại cho người học những lợi ích thiết thực, sẽ giúp người học sáng tạo hơn, giảm áp lực, tạo hứng thú trong học tập, tiết kiệm thời gian, ghi nhớ tốt hơn, nhìn thấy bức tranh tổng thể, tổ chức và phân loại suy nghĩ….
BĐTD giúp sinh viên giảm được khối lượng công việc, thuận lợi trong quá trình học tập như ghi chép ngắn gọn, ghi nhớ nhanh, chính xác, tái hiện, trình bày tri thức đã học linh hoạt, nâng cao sức mạnh tư duy, tạo ra những đột phá trong suy nghĩ, giúp bộ não ghi chép các sự kiện một cách hệ thống.
Việc ghi chép thông thường theo từng hàng chữ khiến chúng ta khó hình dung tổng thể vấn đề, dẫn đến hiện tượng đọc sót ý, nhầm ý còn BĐTD tập trung rèn luyện cách xác định chủ đề rõ ràng, sau đó phát triển ý chính, ý phụ một cách logic. Ngoài ra BĐTD còn xử lý thông tin như cơ chế hoạt động của bộ não, thu nhập thông tin từ nhiều nguồn, tiết kiệm thời gian bằng cách tóm tắt ý chính tới 80%, tạo ra sự tự tin, mạnh dạn trong tư duy và phát biểu.
Nhận thức sự cần thiết của việc vận dụng BĐTD vào quá trình học tập chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 101 sinh viên trong trường, sau khi học bằng BĐTD kết quả thu được như sau: Qua thống kê có tới 63,3% sinh viên được hỏi lựa chọn rất cần thiết khi ứng dụng BĐTD vào hệ thống hóa kiến thức môn học, kế đến là 63,4% sinh viên trả lời rất hứng thú khi học với BĐTD. Chỉ có ít 6,9% sinh viên trả lời bình thường. Khi hỏi về mức độ nắm tri thức trong tiết dạy có sử dụng BĐTD thì có tới 71,3% sinh viên cho biết là giúp hiểu sâu, tỉ lệ sinh viên cho là bình thường chiếm 27,7%. Như vậy việc vận dụng BĐTD vào dạy học đã đáp ứng được nguyện vọng của sinh viên, nên có tới 99% sinh viên mong muốn tiếp tục được học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần thứ nhất)bằng BĐTD.