3.1. Tập tính sinh học của sâu xanh bướm trắng (P. rapae) 3.1.1 Tập tính gây hại
Sâu xanh bướm trắng ( P. rapae ) có 5 tuổi, với các sức ăn của các tuổi sâu khác nhau.
Sâu non tuổi 1 Sâu non tuổi 2
Sâu non tuổi 5 Nhộng
Trứng Nhộng sắp vũ hoá
Hình 3.1. Các pha phát dục của sâu xanh bướm trắng (P. rapae)
Hoạt động giao phối
Hình 3.2. Pha trưởng thành của sâu xanh bướm trắng (P. Rapae).
Sâu xanh bướm trắng (P. rapae) ở mỗi tuổi sâu khác nhau để lại trên lá những vết cắn khác nhau, ở mỗi tuổi sâu non đều có một tập tính ăn khác nhau.
Tuổi 1: Sâu non sau khi mới nở có tập tính ăn vỏ trứng, sau khi khô lớp da bên ngoài cơ thể sâu non bắt đầu tiến hành ăn lá lúc này sâu non chuyển dần dần từ màu vàng sang màu xanh nhạt. Ban đầu sâu non chỉ gặm phần thịt lá (phần biểu bì của lá) phía mặt dưới của lá sâu không gặm thủng lá mà chỉ gặm một những lỗ nhỏ tạo thành chấm chấm ở mặt dưới lá, lá rau sau khi sâu ăn vẫn còn một lớp màng mỏng.
Tuổi 2: Sâu non chủ yếu ăn phần diệp lục của lá nhưng chưa ăn thủng lá rau sâu để lại một lớp màng mỏng trên lá, hoặc cũng có những lỗ thủng nhỏ, lúc sâu đói thì có thể gặm thủng lá. Nếu mật độ sâu nhiều khả năng cạnh tranh thức ăn cao, sâu non tuổi 2 vẫn có thể gặm thủng lá rau với diện tích phá hoại lớn.
Tuổi 3: Sâu non hoạt động nhanh nhẹn, sức ăn của sâu đã khoẻ hơn so với tuổi 2, sâu gặm thủng lá sâu di chuyển nhanh và ăn ở các vùng rộng, sâu ăn khuyết mép lá, sâu gặm từ ngoài mép lá vào trong, khi đói có thể gặm cả cùi non của lá.
Tuổi 4: Sâu cắn làm khuyết sâu từ mép lá vào sâu bên trong lá. Sâu ăn rất nhanh, sâu ăn tới đâu di chuyển tới đó. Do vậy, vết gây hại tạo thành 1 khoảng rộng. Sâu non gặm cả cùi rau, sâu non ăn liên tục không ngừng, ăn đến đâu thải phân đến đó.
Tuổi 5: Sâu ăn rất phàm, sâu ăn chỉ chừa lại gân lá, đôi khi thức ăn không đủ thì sâu ăn cả cùi lá, sức phá hoại của sâu rất mạnh. Sâu ăn liên tục và ăn rất nhanhvà ăn cả ngày.
Sâu ngừng ăn, leo lên thành ống, nhả tơ và nằm im trước khi hoá nhộng 1 ngày (thời kỳ tiền hoá nhộng).
Cơ thể sâu có màu xanh đậm, ở giữa sống lưng có 1 đường vạch vàng chạy suốt thân. Sâu tuổi 5 có màu đậm hơn và da dày hơn. Trên các đốt thân có 1 điểm màu vàng và 1 lỗ thở màu nâu mỗi bên. Sâu non tuổi 4, tuổi 5 phá hại nghiêm trọng nhất trong giai đoạn pha sâu non.
* Cây ký chủ:
Sâu xanh bướm trắng (P. rapae) ký chủ và phá hoại mạnh trên họ rau hoa Thập tự. Quan sát thấy chủ yếu sâu phát triển mạnh trên bắp cải, su hào và súp lơ. Khi môi trường không cung cấp đủ thức ăn thì sâu bắt đầu tiến hành ký chủ các loại cây khác như rau cải, xà lách, rau diếp.
Sâu non thích ăn lá non hơn lá già, sâu không ăn các loài cây khác ngoài rau họ hoa Thập tự. Khi mật độ sâu xanh bướm trắng (P. rapae) cao hoặc nguồn thức ăn khan hiếm sâu cũng chỉ ăn phần cùi (xương lá) của rau họ hoa Thập tự mà không ăn các loài cây khác.
* Thời gian gây hại
Sâu gây hại ở tất cả các tuổi và thời kỳ của cây rau họ hoa thập tự. Sâu thường ăn gặm vào lúc nắng ấm vào buổi sáng lúc 7giờ đến 11giờ và lúc chiều mát từ 15giờ đến 17giờ. Nếu thời tiết thuận lợi thì sâu có thể ăn gặm cả ngày.
Nhiệt độ thuận lợi nhất cho sâu phát triển và ăn gặm là từ 24 đến 30oc, ẩm độ là 82 đến 90oc.
Khi xuất hiện điều kiện thuận lợi có ánh sáng và ấm là sâu non bắt đầu gặm lá bất kể thời gian nào (ngay cả dưới ánh sáng đèn điện 75w) quan sát trong môi trường thí nghiệm.
Sâu non thường gây hại mạnh vào các tháng 12- 1 và từ tháng 3-4 vào các vụ rau trong năm. Là các tháng có nhiệt độ cao nắng ấm. Vào các tháng có nhiệt độ thấp thì sâu thường giảm số lượng và sức phá hoại ( sức ăn của sâu cũng giảm xuống).