tra Ngày điều tra
3.2.2. Diễn biến mật độ sâu xanh bướm trắng (P.rapae) trên rau hoa Thập tự GAP tại Nghi Liên
GAP tại Nghi Liên
Bảng 3.2 Diễn biến mật độ sâu xanh bướm trắng (P. rapae) 2011-2012 ở vùng GAP Đợt
điều Ngày điều tra Mật độ (con/m2) Tỷ lệ các pha % Sâu non Trưởng
thành Nhộng 1 24.12.2011 5,56 90,36 6,24 3,61 2 31.12.2011 7,25 91,74 4,58 3,67 3 7.01.2012 10,20 72,55 11,76 15,68 4 14.01.2012 13,60 86,76 3,92 9,31 5 21.01.2012 10,80 84,57 6,17 9,26 6 28.01.2012 11,20 85,71 7,14 7,14 7 4.02.2012 9,80 81,63 8,84 9,52 8 11.02.2012 8,33 82,40 6,40 11,20 9 18.02.2012 5,35 85,00 3,75 11,25 10 25.02.2012 7,34 76,47 9,80 13,72 11 3.03.2012 8,45 84,25 8,66 7,08 12 10.03.2012 11,24 78,44 9,58 11,97 13 17.03.2012 12,67 86,84 5,79 7,38
Hình 3.5. Diễn biến mật độ sâu xanh bướm trắng (P. rapae) 2011-2012 trên rau hoa Thập tự ở vùng GAP.
Khu vực GAP được tiến hành điều tra từ ngày 24.21.2011( chậm hơn 1 tháng so với các khu vực khác).
Đây là khu vực mật độ sâu xanh bướm trắng (P. rapae) có mật độ nhiều nhất, biến động không theo quy luật rõ ràng. Nhưng chủ yếu vẫn xuất hiện 2 đỉnh điểm về mật độ là 13,6 con/ m2 vào đợt điều tra thứ 4 và 12,67 con/m2 vào đợt điều tra thứ 13.
Sâu xanh bướm trắng (P.rapae) xuất hiện ở vùng chuyên canh rau sạch GPA vào thời điểm điều tra cuối tháng 12 đã có mật độ khá cao là 5,56 con/m2, sau đó có xu hướng tăng dần và đạt đỉnh lần 1 vào giữa tháng 1 với mật độ 13,60 con/m2. Sau khi đạt đỉnh cao mật độ lần 1, mật độ sâu xanh có xu hướng giảm xuống khá thấp 5,35 con/m2, nhưng việc biến động mật độ của sâu xanh bướm trắng (P.rapae) không diễn ra một cách đột ngột mà diễn ra theo xu hướng giảm dần đều. Và khi giảm xuống mật độ 5,35 con/m2 thì mật độ sâu lại có xu hướng tăng lên sau 4 tuần thì đạt đỉnh lần 2 với mật độ 12,67 con/m2. Giải thích cho 2 lần tăng mặt độ và 1 lần giảm mật độ này là do nhiệt độ và độ ẩm thời gian này có giai đoạn phù hợp với điều kiện phát triển của sâu xanh bướm trắng (P.rapae).