tra Ngày điều tra
3.2.3. Diễn biến mật độ sâu xanh bướm trắng (P.rapae) trên rau hoa Thập tự tại vùng không chuyên canh
tại vùng không chuyên canh
Bảng 3.3. Diễn biến mật độ sâu xanh bướm trắng (P. rapae) 2011-2012 trên vùng trồng rau không chuyên canh.
Đợt
điều tra Ngày điều tra (con/mMật độ 2) Tỷ lệ các pha %
Sâu non Trưởng thành Nhộng
1 19.11.2011 0,00 0,00 0,00 0,00 2 27.11.2011 0,20 100,00 0,00 0,00 3 3.12.2011 0,73 100,00 0,00 0,00 4 11.12.2011 1,06 93,75 0,00 6,25 5 17.12.2011 1,53 86,95 4,34 8,69 6 24.12.2011 2,33 91,42 0,00 8,57 7 31.12.2011 2,87 90,69 4,65 4,61 8 7.1.2012 3,13 85,10 4,25 10,64 9 14.1.2012 4,87 83,56 5,47 10,96 10 21.1.2012 5,20 87,17 6,41 6,41 11 28.1.2012 3,47 84,61 5,77 9,61 12 4.2.2012 1,33 90,00 5,00 5,00 13 11.2.2012 1,00 93,33 0,00 6,67 14 18.2.2012 1,60 83,33 4,17 12,50 15 25.2.2012 1,67 84,00 8,00 8,00 16 3.3.2012 3,80 80,70 14,03 5,26 17 10.3.2012 4,80 83,33 9,72 6,94 18 17.3.2012 8,67 83,07 6,15 10,76
Hình 3.6. Diễn biến mật độ sâu xanh bướm trắng (P. rapae) 2011-2012 tại vùng trồng rau không chuyên canh.
Vùng trồng rau không chuyên canh là khu vực rộng trên địa bàn T.p Vinh bao gồm vùng sản xuất rau hộ gia đình ở Nghi Liên, vùng trồng rau Nghi Ân, khu vực doanh trại quân đội và trường Đại học Vinh.
Thời gian canh tác rau ở khu vực này kéo dài từ giữa tháng 11 năm nay đến cuối tháng 4 năm sau, do thời gian canh tác dài, khu vực canh tác rộng và chuyên canh rau là điều kiện thuận lợi cho sâu hại rau họ hoa Thập tự phát triển.
Quan sát kết quả điều tra từ tháng 11.2011 đến tháng 3.2012 ta thấy:
Mật độ sâu xanh bướm trắng (P. rapae) biến động theo thời gian, đầu tiên là tăng dần, đạt đỉnh lần 1, sau đó mật độ sâu xanh bướm trắng (P. rapae) lại có xu hướng giảm xuống đạt 3 mức thấp tương đương nhau trong khoảng thời gian cuối tháng 1 đầu tháng 2, do nhiều nguyên nhân khác nhau, mật độ sâu xanh bướm trắng
(P.rapae) lại tiếp tục biến động và có xu hướng tăng lên, đạt đỉnh lần 2 vào thời gian cuối tháng 3.
Diễn biến mật độ của vùng không chyên canh có 3 đỉnh đáng chú ý bao gồm: Mật độ sâu xanh bướm trắng (P. rapae) bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn cuối tháng 11 với mật độ 0,20 con/m2. Sau đó tăng dần và đạt đỉnh cao lần 1 là 5,20 con/m2 vào giai đoạn giữa tháng 1 (đợt điều tra thứ 10). Sau đó mật độ sâu giảm
mạnh trong khoảng 2 tuần xuống còn 1 con/m2 ở giai đoạn giữa tháng 2 (đợt điều tra thứ 13), sau khi giảm xuống mức thấp nhất giữa vụ, mật độ sâu xanh bướm trắng (P. rapae) tại khu vực nàylại có xu hướng tăng dần và tăng tương đối đều và tăng nhẹ, chỉ trừ tuần điều tra cuối cùng thì mật độ sâu xanh bướm trắng (P. rapae) có xu hướng tăng vọt cụ thể từ 4,80 con/m2 lên 8,67 con/m2.
Điều này là do vào giai đoạn đầu vụ ở giai đoạn này ruộng rau mới trồng thức ăn chưa nhiều và chưa ổn định nên mật độ sâu chưa cao. Vì vậy, trong giai đoạn này mật độ sâu hại chỉ đạt ở mức thấp 0,20 con/m2. Khi vào giai đoạn giữa vụ mật độ sâu xanh bướm trắng (P. rapae) có dấu hiệu tăng dần nhưng không nhanh cụ thể từ 0,20 con/m2 lên 5,20 con/m2 sau 9 tuần, và đạt đỉnh cao lần 1 ở giai đoạn cuối tháng 1, lúc này mật độ sâu xanh bướm trắng (P. rapae) là 5,20 con/m2 sau đó lại có xu hướng giảm dần. Sâu xanh bướm trắng (P. rapae) đạt đỉnh cao vào thời điểm này bởi từ giai đoạn này vụ rau đã vào giai đoạn ổn định nguồn thức ăn dồi dào, có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để sâu xanh bướm trắng (P. rapae) tăng lên về số lượng. Sau đó do thời tiết không thuận lợi cho sâu xanh bướm trắng (P. rapae) phát triển cộng với việc ở khu vực này, người dân áp dụng biện pháp hoá học để phòng trừ, cộng thêm mật độ sâu xanh bướm trắng (P. rapae) nhiều một số nông hộ sử dụng phương pháp cơ học và thủ công để tiêu diệt sâu xanh bướm trắng (P. rapae) nên mật độ sâu giảm xuống từ 5,20 con/m2 giảm xuống còn 1,00 con/m2 sau 3 tuần. Vào giai đoạn cuối vụ rau do thời tiết thuận lợi, đồng thời ở giai đoạn này người dân ít chú trọng đến việc chăm sóc rau nên sâu xanh bướm trắng (P. rapae) có điều kiện phát triển, mật độ sâu xanh có xu hướng tăng dần và đạt đỉnh lần 2 vào khoảng giữa tháng 3 đạt 8,67 con/m2.