8. Cấu trúc luận văn
1.2.3. Cấu trúc của dạy học giải quyết vấn đề
DHGQVĐ có thể chia làm ba giai đoạn:
1.2.3.1. Giai đoạn tạo tình huống có vấn đề
GV tạo ra “vấn đề”, chuyển vấn đề khách quan đó thành vấn đề của chính HS, kích thích thần kinh, tạo cho HS trạng thái hưng phấn cao độ, làm xuất hiện nhu cầu hoạt động và thái độ sẵn sàng để tham gia giải quyết “vấn đề”. Nội dung hoạt động của HS trong giai đoạn này là tiếp nhận "bài toán nhận thức", tiếp nhận "vấn đề" và chuyển sang trạng thái sẵn sàng tích cực hoạt động. Để tạo được tình huống có vấn đề thì GV phải làm cho HS nhận ra được mâu thuẫn, chấp nhận mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết làm cho họ có sự quyết tâm, nỗ lực tham gia vào tiến trình giải quyết "bài toán nhận thức".
* Biện pháp tạo tình huống có vấn đề
- Tồn tại một vấn đề: Tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, đó là mâu thuẫn giữa trình độ kiến thức, kỹ năng đã có với yêu cầu lĩnh hội kiến thức, kỹ năng mới.
- Gợi nhu cầu nhận thức: Trong tình huống có vấn đề, HS cảm thấy cần thiết có nhu cầu giải quyết vấn đề.
- Gây niềm tin có thể nhận thức được: Nếu một tình huống tuy có vấn đề và vấn đề tuy hấp dẫn nhưng nếu HS cảm thấy vượt quá xa so với khả năng của mình thì họ không sẵn sàng GQVĐ. Cần làm cho HS thấy rõ tuy họ chưa có ngay lời giải đáp nhưng đã có một số kiến thức, kỹ năng liên quan đến vấn đề đặt ra và nếu họ tích cực suy nghĩ thì có nhiều hy vọng giải quyết được vấn đề đó.
Việc tạo ra tình huống có vấn đề là cả một lĩnh vực của nghệ thuật sư phạm. Cùng một nội dung, cùng một lớp HS nhưng nếu không có sự gia công sư phạm thì sẽ không thể đặt HS vào tình huống có vấn đề, do đó sẽ không tạo được động lực cho quá trình dạy học. Nghệ thuật sư phạm tạo ra tình huống có vấn đề đòi hỏi GV luôn biết cách kích thích, tạo “thế năng tâm lý tư duy” của HS.
1.2.3.2. Giai đoạn nghiên cứu, hướng dẫn giải quyết vấn đề, hợp thức hoá kiến thức kỹ năng
Đây là giai đoạn rất quan trọng, bởi vì ở đây HS sẽ dần dần làm quen với PP nghiên cứu của nhà vật lý học, ở mức độ tập dượt xây dựng kiến thức để phản ánh những sự kiện thực tế.
Các bước chủ yếu của giai đoạn này như sau: - Tìm kiếm việc xây dựng giả thuyết khoa học.
GV hướng dẫn HS biết cách quan sát sự kiện (có thể qua mô hình hoặc thí nghiệm, hay quan sát với những kiến thức đã có) để phát hiện thuộc tính hoặc mối liên hệ. Có hai con đường để tìm mối liên hệ là: quy nạp và suy diễn.
- Khi đã có giả thuyết GV chỉ đạo HS thảo luận tìm phương án để kiểm tra, đánh giá tính đúng đắn của giả thuyết. Nếu không thể kiểm chứng trực tiếp giả thuyết thì hướng dẫn HS sử dụng suy luận toán học hoặc tư duy lô-gic để từ giả thuyết ấy suy ra hệ quả tất yếu, rồi thảo luận tìm phương án để kiểm tra hệ quả ấy.
- Bước cuối cùng là chỉnh lý giả thuyết để nó trở thành tri thức lý thuyết. Nghệ thuật sư phạm của GV sẽ giúp cho việc xây dựng các bài toán trung gian như là một chuỗi liên kết các mắt xích liên tục của các chu trình hoạt động, kích thích động cơ hoạt động, tổ chức và điều khiển quá trình đó, kiểm tra kết quả hoạt động. Mỗi bài toán trung gian là một chu trình trong chu trình lớn.
1.2.3.3. Giai đoạn củng cố và vận dụng tri thức mới
Cho HS củng cố, ôn luyện tri thức đã có bằng cách vận dụng vào các tình huống khác nhau: giao cho HS những nhiệm vụ đơn giản như phân tích, giải thích hiện tượng hoặc giải bài toán có tính chất tương tự. Bước này giúp HS nhớ, thuộc, hiểu tri thức, chủ yếu là tái hiện tri thức. Bước tiếp theo, HS được giao nhiệm vụ vận dụng tri thức vừa học được vào việc giải quyết bài tập có tính ứng dụng công nghệ, vào tình huống mới vừa với sức của HS.
Thông qua vận dụng tri thức, kiến thức, HS được củng cố vững chắc. Thông qua luyện tập giải quyết các vấn đề mới, năng lực tư duy sáng tạo của HS sẽ được phát triển.
Trong giai đoạn cuối cùng này cần đảm bảo các mặt sau:
- Tổng kết và hệ thống hoá tri thức mới đã xây dựng thông qua việc giải quyết vấn đề.
- Hình thành phương pháp nhận thức một vấn đề khoa học và củng cố niềm tin nhận thức cho HS.
- Nêu vấn đề mới có liên quan đến tri thức vừa mới xây dựng được theo tinh thần tìm tòi, nghiên cứu.
Có thể mô hình hoá các giai đoạn của DHGQVĐ theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1. Các giai đoạn của dạy học giải quyết vấn đề [8,60]