Ưu, nhược điểm của phương pháp

Một phần của tài liệu Tài liệu Ôn thi CPA 2009 môn Tài chính doanh nghiệp pdf (Trang 79 - 81)

+ Ưu điểm:

 Cho kết quả nhanh chóng để ra quyết định kịp thời;

 Phương pháp này dựa trên cơ sở giá trị thị trường.

+ Nhược điểm:

 Mang nặng tính kinh nghiệm;

 Không giải thích được vì sao một đồng thu nhập ở doanh nghiệp này lại được

đánh giá cao hơn (hay thấp hơn) ở doanh nghiệp khác.

Phương pháp này cũng không đưa ra được những cơ sở để các nhà đầu tư phân tích, đánh giá về khả năng tăng trưởng và rủi ro tác động tới giá trị doanh nghiệp.

2.4. Phương pháp Goodwill (xác định lợi thế thương mại)

a) Cơ sở lý luận

+ Giá trị doanh nghiệp không chỉ bao gồm giá trị tài sản hữu hình mà gồm cả giá trị tài sản vô hình;

+ Một doanh nghiệp có thể đạt tỷ suất lợi nhuận cao hơn tỷ suất lợi nhuận trung bình của ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động, bởi vì doanh nghiệp đó có tài sản vô hình. Cho nên, giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp chính là giá trị hiện tại của dòng siêu lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong tương lai.

b) Phương pháp xác định: Dựa trên cơ sở lý luận trên, người ta có thể tính ra giá trị doanh nghiệp bằng tổng giá trị các tài sản hữu hình và tài sản vô hình.

V= VE + GW             n t t t n t t t t r SP r A i P GW 1 1 (1 ) (1 )

Trong đó:

+ V: Giá trị doanh nghiệp;

+ VE: Giá trị tài sản hữu hình (tính theo phương pháp tài sản thuần); + GW: Giá trị tài sản vô hình, còn gọi là lợi thế thương mại;

+ Pt: Lợi nhuận năm t của doanh nghiệp;

+ i: Tỷ suất lợi nhuận trung bình của tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh; + At: Giá trị tài sản năm t mà doanh nghiệp đưa vào sản xuất kinh doanh;

+ SPt: siêu lợi nhuận năm t; + r: tỷ lệ chiết khấu;

+ t: thứ tự năm; + n: số năm.

c) Ưu, nhược điểm của phương pháp

- Ưu điểm:

+ Xác định giá trị doanh nghiệp bao gồm cả giá trị tài sản vô hình;

+ Phương pháp GW xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở có tính đến cả lợi ích của người mua và người bán;

Với cơ sở lý luận chặt chẽ, giá trị doanh nghiệp tính theo phương pháp định lượng GW bao giờ cũng mang lại một sự tin tưởng vững chắc hơn.

- Nhược điểm:

+ Lập luận về siêu lợi nhuận thiếu cơ sở để dự báo thời hạn (n) và thiếu căn cứ để xây dựng các giả thuyết về lợi nhuận tương lai;

+ Nó cũng không tránh khỏi những hạn chế của phương pháp giá trị tài sản thuần và phương pháp hiện tại hoá lợi nhuận (nghiên cứu ở phần sau);

BÀI TẬP THAM KHẢO Bài số 1 Bài số 1

Doanh nghiệp X dự định đầu tư 1.000 triệu đồng vào một phân xưởng sản xuất mới; trong đó, đầu tư về TSCĐ là 800 triệu đồng và đầu tư về vốn lưu động thường xuyên là 200 triệu đồng. Công suất theo thiết kế của phân xưởng là 5.500 sản phẩm/năm. Chi phí cố định kinh doanh chưa kể chi phí khấu hao là 100 triệu đồng/năm. Chi phí biến đổi cho một sản phẩm là 50.000 đồng, giá bán một sản phẩm (chưa có thuế giá trị gia tăng) là 100.000 đồng.

1. Hãy cho biết doanh nghiệp có hoà vốn không nếu doanh nghiệp sử dụng hoàn toàn vốn chủ sở hữu để đầu tư?.

2. Nếu doanh nghiệp đầu tư 50%, hoặc đầu tư hoàn toàn bằng vốn vay với lãi suất 10%/năm. Khi đó doanh nghiệp có hoà vốn không?

Biết rằng: doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng; thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ là 8 năm và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

Bài số 2

Công ty X chuyên sản xuất linh kiện điện tử có tài liệu sau:

Một phần của tài liệu Tài liệu Ôn thi CPA 2009 môn Tài chính doanh nghiệp pdf (Trang 79 - 81)