Chi phí sử dụngvốn vay

Một phần của tài liệu Tài liệu Ôn thi CPA 2009 môn Tài chính doanh nghiệp pdf (Trang 31 - 32)

VII. CHI PHÍ SỬ DỤNGVỐN VÀ HỆ THỐNG ĐÒN BẨY 1 Chi phí sử dụng vốn

a)Chi phí sử dụngvốn vay

Một trong ưu thế của việc sử dung vốn vay so với các nguồn tài trợ bên ngoài khác là tiền lãi vay phải trả được trừ ra trước khi tính thuế thu nhập. Do đó, khi xác định chi phí sử dụng vốn vay phải chia ra 2 trường hợp là chi phí sử dụng vốn vay trước và sau khi tính thuế thu nhập.

* Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế

Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế là tỷ suất sinh lời tối thiểu doanh nghiệp phải đạt được khi sử dụng vốn vay chưa tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải đạt được để tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập mỗi cổ phần không bị sụt giảm. Lãi suất vay vốn chính là chi phí sử dụng vốn vay trước thuế.

Gọi D là vốn vay

- rdt là chi phí sử dụng vốn vay trước thuế thu nhập doanh nghiệp. - Ci là tiền (gốc và lãi) trả cho chủ nợ (i = 1  n)

Thì: D =  rdtC i i n i   1 1

Bằng phương pháp nội suy, chúng ta có thể xác định được rdt

Lãi vay được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế, còn cổ tức phải trả cho cổ phiếu ưu đãi, cổ tức trả cho cổ đông thường không được hưởng "đặc ân" này. Do đó để có cơ sở đồng nhất nhằm so sánh chi phí sử dụng các nguồn vốn khác nhau, người ta thường đưa chúng về cùng một "điểm". Điểm thường được lựa chọn là chi phí sử dụng vốn sau thuế.

Vì vậy có thể tính lại chi phí sử dụng vốn vay theo công thức sau: Chi phí sử

dụng vốn vay sau thuế(rd)

=

Chi phí sử dụng vốn vay trước khi

tính thuế (rdt)

x 1 -

Thuế suất thuế thu nhập doanh

nghiệp

Như vậy, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp làm giảm đáng kể chi phí sử dụng vốn vay, và chi phí sử dụng nợ vay tỷ lệ thuận với thuế suất thuế thu nhập. Nhưng khi doanh nghiệp bị thua lỗ thì chi phí sử dụng vốn vay trước và sau thuế bằng nhau, vì khi đó doanh nghiệp không thể giảm chi phí này ra khỏi "lợi nhuận".

Một phần của tài liệu Tài liệu Ôn thi CPA 2009 môn Tài chính doanh nghiệp pdf (Trang 31 - 32)