GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH VĨMÔ NỀNKINHTẾ VIỆT NAM – GÓC NHÌN TỪ BỘ BA BẤT KHẢ TH

Một phần của tài liệu Bộ ba bất khả thi (Trang 57 - 72)

4.1 Giải pháp cho Việt nam trong giai đoạn 2011-2020

4.1.1 Nhóm giải pháp chủ đạo

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam cho năm 2013 được EIU dự báo là 5.3% sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự ổn định kinh tế vĩ mô và có thể bị ảnh hưởng bởi sự không nhất quán trong chính sách kinh tế. Việc Việt Nam đề ra quá nhiều mục tiêu đã làm cho thị trường nghi ngờ về khả năng thực hiện.Tác giả cho rằng, cần tập trung vào một số mục tiêu trọng tâm, các mục tiêu khác cần phải chấp nhận như biến số phụ thuộc. Theo đó, 3 giải pháp chính cũng là 3 chính sách chính cần được thực hiện tốt như sau:

4.1.1.1Giải pháp cho kiểm soát vốn

Việt Nam hiện tại cần kiểm soát vốn cho đến khi giải quyết hết bất ổn trong nội tại kinh tế.

Việc kiểm soát như thế có thể xảy ra dưới các hình thức khác nhau mà điển hình nhất là đánh thuế cao trên các dòng vốn ngắn hạn, đi liền với việc miễn thuế đối với các dòng vốn mang tính dài hạn.Hoặc như việc yêu cầu các định chế tài chính muốn đi vay hoặc phát hành cổ phiếu thì cần phải được xếp hạng tín nhiệm.Đây chính là những phương thức mà chúng ta cần phải thực hiện trong thời gian tới.

Một là, thể hiện rõ quan điểm, Việt Nam đang kiểm soát vốn có chọn lọc.

Như đã trình bày, IMF đang thay đổi quan điểm của mình về kiểm soát vốn đối với các quốc gia mới nổi khi dòng vốn đang ào ạt chạy vào quốc gia đang phát triển do chênh lệch lãi suất. Do đó, Việt Nam không phải quá lo ngại về những khó khăn phải đối diện khi làm trái các hướng dẫn về hội nhập tài

chính của IMF.

Như vậy, trước mắt Việt Nam cần quy định rõ đối tượng, quy mô, chính sách ưu tiên cho từng dòng vốn. Phân loại và hướng dẫn rõ ràng, phân nhiệm cho các cơ quan chuyên môn. Và hơn hết là thể hiện quan điểm khuyến khích dòng vốn đầu tư lâu dài, hướng sản xuất, các ngành mũi nhọn mà chúng ta đang tập trung quy hoạch phát triển.

Hai là, kiểm soát nhưng không bóp nghẹt dòng vốn

Học theo kinh nghiệm Trung quốc, phân khúc thị trường theo đối tượng nhà đầu tư. Khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn và làm ăn lâu dài ở Việt Nam.

Ba là, ưu tiên kiểm soát dòng vốn ra (outflow) đối với cả FDI và FII.

Bên cạnh yếu tố hấp thụ vốn mà tác giả sẽ trình bày ở phần sau, chính phủ cần phân định rõ mức thắt chặt kiểm soát cần áp dụng.Tạm thời, dòng vốn ra nên được kiểm soát chặt để tránh dòng vốn rút ra ồ ạt khi có bất ổn.

Bốn là, xây dựng lộ trình mở cửa tài khoản vốn. Tuy nhiên, đích đến không phải là tự do hóa tài chính hoàn toàn

Hình dưới đây mô tả các mức độ mở cửa tài khoản vốn, từ mức E thắt chặt hoàn toàn, đến mức D, C, B, A theo chiều hội nhập tài chính tăng dần. Với lập luận hệ thống tài chính chúng ta còn yếu kém so với khu vực và các quốc gia phát triển, chúng ta không nên đưa ra lộ trình tự do hóa tài chính hoàn toàn, vì hướng đi đó sẽ đẩy Việt Nam vào khủng hoảng trầm trọng. Để làm rõ luận điểm này, chúng ta sẽ phân tích về khả năng cạnh tranh và cơ sở hạ tầng của Việt Nam với các quốc gia khác trong khu vực:

Theo như phụ lục: Các chỉ số cấu thành chỉ số năng lực cạnh tranh của các nước ASEAN

Nguồn: Báo cáo cạnh tranh toàn cầu, 2011, WEF

Việt Nam và các quốc gia ASEAN nói riêng, và giữa các quốc gia đang phát triển với các quốc gia phát triên nói chung. Hiện nay hệ thống tài chính nước ta đang thiếu tính đa dạng, thiếu các công cụ hạn chế rủi ro, tiềm lực tài chính và năng lực quản trị ngân hàng còn yếu, hệ thống giám sát thận trọng, hiệu quả chưa được thiết lập... Những hạn chế này là rào cản đối với việc hội nhập và phát triển bền vững của nước ta với khu vực. Do vậy, đẩy mạnh hợp tác, mở cửa cho phép các hoạt động tài chính - ngân hàng diễn ra ở tầm khu vực trong điều kiện trên đây sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro bất ổn cho Việt Nam. Cho nên, tác giả khuyến nghị, Việt Nam chỉ nên mở cửa tài khoản vốn đến mức C (xem hình) là vừa.

Năm là, định hướng dòng vốn và kiểm soát hiệu quả đầu tư

Theo đó, chỉ số KAOPEN hiện tại của Việt Nam là 0.156049 (Nguồn: Excel database của Chinn-Ito). Tác giả đề nghị trong vòng 6-12 tháng tới giữ nguyên mức này, sau đó tăng lên trong khoảng 0.2-0.3 cho đến 2020.

4.1.1.2Giải pháp cho chính sách tỷ giá

Hiện nay trên thế giới tồn tại 3 chế độ tỷ giá chính: chế độ tỷ giá cố định, chế độ tỷ giá thả nổi và chế độ trung gian. Hình sau là phân loại của IMF về các loại tỷ giá hối đoái đang tồn tại ở hơn 180 quốc gia trên thế giới.

Bảng 4.2 Thống kê những ưu và nhược điểm của từng cơ chế tỷ giá: Chế độ tỷ

giá

Ưu điểm Nhược điểm

1. Chế độ tỷ giá cố định

- Thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế vì nó mang lại một môi trường ổn định, thuận lợi, ít rủi ro cho các hoạt động kinh doanh. Buộc các chính phủ phải hoạch định và thực thi các chính sách vĩ mô. - Thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm tránh những xung đột về mục tiêu chính sách và những biến động về tỷ giá.

- Thường chịu sức ép lớn mỗi khi xảy ra các cơn sốc từ bên ngoài hoặc từ thi trường hàng hoá trong nước, bởi khi đó mức chênh lệch thực tế quá lớn về giá trị giữa nội tệ và ngoại tệ sẽ dẫn đến phá vỡ mức cân bằng tỷ giá.

- Chế độ tỷ giá cố định làm mất tính chủ động của chính sách tiền tệ, khiến cho NHNN gặp khó khăn trong việc thay đổi lượng tiền cung ứng. Đặc biệt, nó làm cho các quốc gia dễ rơi vào tình trạng "nhập khẩu lạm phát" không mong muốn.

2. Chế độ tỷ giá thả nổi

- Giúp cán cân thanh toán cân bằng: Giả sử một nước nào đó có cán cân vãng lai thâm hụt khiến nội tệ giảm giá. Điều đó thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu cho đến khi cán cân thanh toán trở nên cân bằng.

- Đảm bảo tính độc lập của chính sách tiền tệ. Góp phần ổn định kinh tế, tránh được những cú sốc bất lợi từ bên ngoài, vì khi giá cả nước ngoài tăng sẽ làm cho tỷ giá tự điều chỉnh theo cơ chế PPP để ngăn ngừa các tác động ngoại lai.

- Là nguyên nhân gây nên sự bất ổn do các hoạt động đầu cơ làm méo mó, sai lệch thị trường, có khả năng gây nên lạm phát cao và tăng nợ nước ngoài.

- Hạn chế các hoạt động đầu tư và tín dụng do tâm lý lo sợ sự biến động theo hướng bất lợi của tỷ giá. Khi mới ra đời, chế độ tỷ giá thả nổi tự do được cho là phương thức hữu hiệu vạn năng cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, thực tế chứng minh rằng, càng thả nổi tỷ giá thì sự phát triển kinh tế càng kém ổn định. Bởi lẽ, biến động của tỷ giá rất phức tạp, chịu tác động của nhiều nhân tố kinh tế, chính trị, tâm lý, xã hội... đặc biệt là nạn đầu cơ. Trên thực tế thì lại không có thị trường thuần tuý nên không thể có một chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn. Sự can thiệp của chính phủ vào thị trường

ngoại hối làm cho tỷ giá hối đoái có những diễn biến thuận lợi hơn nên chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý ngày càng được nhiều quốc gia lựa chọn đặc biệt là các nước đang phát triển.

3. Chế độ tỷ giá trung gian

Có 3 kiểu can thiệp của chính phủ:

Kiểu can thiệp vùng mục tiêu: chính phủ quy định tỷ giá tối đa, tối thiểu và sẽ can thiệp nếu tỷ giá vượt quá các giới hạn đó.

Kiểu can thiệp tỷ giá chính thức kết hợp với biên độ dao động: Tỷ giá chính thức có vai trò dẫn đường, chính phủ sẽ thay đổi biên độ dao động cho phù hợp với từng thời kỳ.

Kiểu tỷ giá đeo bám: chính phủ lấy tỷ giá đóng cửa ngày hôm trước làm tỷ giá mở cửa ngày hôm sau và cho phép tỷ giá dao động với biên độ hẹp.

Hiện nay, chế độ tỷ giá "bán thả nổi" hay con rắn tiền tệ có nhiều tính ưu việt hơn và được nhiều nước sử dụng, đặc biệt là các nước đang phát triển. Gần với thả nổi hơn hay gần với cố định hơn, biên độ giao động là bao nhiêu chính là sự linh hoạt chủ động mà chính sách này mang lại cho chính phủ các quốc gia.

Việc lựa chọn chế độ tỷ giá xoay quanh 2 vấn đề chính : Mối quan hệ giữa các nền kinh tế quốc gia với cả hệ thống toàn cầu và mức độ linh hoạt của các chính sách kinh tế trong nước.

Thứ nhất, lựa chọn chế độ tỷ giá là lựa chọn hệ thống mở cửa hay đóng cửa. Các phương án lựa chọn hệ thống tỷ giá thiên về hoặc tỷ giá cố định hoặc tỷ giá linh hoạt. Một quốc gia lựa chọn tỷ giá cố định tức là chấp nhận sự ràng buộc đối với các chính sách kinh tế quốc gia. Các chính sách kinh tế của quốc gia bị lệ thuộc vào tỷ giá hối đoái cố định,vì vậy việc hoạch định chính sách đối nội rất bị động. Từ đó có thể thấy rằng sự lựa chọn này ngang với việc áp đặt các ràng buộc quốc tế vào các chính sách kinh tế quốc gia. Nói rộng hơn, lựa chọn cơ chế hối đoái là một chính sách quan trọng, tác động trực tiếp đến mức độ mở cửa thương mại, và quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối.

Thứ hai, chúng ta cần quan tâm đến mức độ linh hoạt của các chính sách kinh tế đối nội.Nhiều nghiên cứu cho rằng tỷ giá hối đoái cố định quá cứng nhắc nên che mất những thông tin cần thiết cho thị trường hoạt động đúng hướng.Đó

là vì đồng tiền không còn thể hiện giá trị thị trường thực của chúng.Sự che đậy thông tin nào tạo ra tính không chắc chắn, kích thích các kẻ đầu cơ tấn công các đồng tiền cố định và nhiều nước sẽ mất sạch cả dự trữ ngoại hối khi cố gắng bảo vệ đồng tiền của mình chứ không chịu để nó mất giá.Cuộc khủng hoảng tiền tệ 1997 là một minh chứng cho điều này. Lựa chọn có thay đổi chế độ tỷ giá hay không còn chịu ảnh hưởng bởi mức dự trữ ngoại hối mà quốc gia đó có.

Theo phân tích trên, chế độ tỷ giá phù hợp cho Việt nam chính là chế độ mà Việt Nam đang áp dụng.Bằng cách đối chiếu với định nghĩa của IMF, tác giả khẳng định rằng chính sách tỷ giá của Việt Nam là tỷ giá cố định có điều chỉnh

chứ không phải thả nổi có quản lý như công bố.Sau khi điều chỉnh tỷ giá cho phù hợp với cung cầu thị trường, áp lực phá giá đồng nội tệ đã giảm đi.Tuy nhiên, trong giai đoạn tới, Việt Nam có thể phải tiếp tục phá giá ở một mức vừa phải để cân bằng lại dự trữ ngoại hối sau đà sụt giảm nghiêm trọng năm 2010.Nhâp siêu vẫn là vấn đề nền kinh tế cần giải quyết trong khi xuất khẩu Việt Nam chưa tìm lại được vị thế sau cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008. Tác giả khuyến nghị:

Một là, tiếp tục giữ ổn định tỷ giá trong ngắn hạn

Hai là, chuẩn bị cho đợt điều chỉnh phá giá nhẹ đồng tiền trong giai đoạn từ 6-12 tháng tới.

Ba là, cân đối và đề ra mức dự trữ ngoại hối mục tiêu.

Theo tính toán của tác giả, dựa trên công thức và biến số từ Chinn-Ito, chỉ số ổn định tỷ giá Việt Nam giai đoạn hiện nay là 0,522328. Tác giả khuyến nghị trong vòng 1 năm tới sẽ giữ chỉ số ERS(Exchange Rate Stability) dao động quanh khoảng 0,5 và tiến tới mức 0,65 cho đến 2020 khi mà dự trữ ngoại hối Việt Nam đủ lớn cho an ninh tài chính quốc gia.

4.1.1.3Giải pháp cho chính sách tiền tệ:

Với chính sách tỷ giá và chính sách kiểm soát vốn như trên, chính sách tiền tệ được định hướng là tương đối độc lập.Chính sách lãi suất là một công cụ chủ lực của chính sách tiền tệ, vì vậy, mục tiêu theo đuổi của chính sách lãi

suất phải nằm trong mục tiêu của chính sách tiền tệ, quá trình hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất trong từng thời kỳ luôn phải đảm bảo mục tiêu bao trùm của chính sách tiền tệ là ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Điều đó có nghĩa, sự thay đổi cơ chế điều hành lãi suất không được gây ra những cú sốc thị trường, đảm bảo tính ổn định và thực hiện các mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế. Đây là nguyên tắc cơ bản trong hoạch định chính sách lãi suất từng thời kỳ, và cũng là định hướng mà chính sách tiền tệ cần lưu ý.

Điều hành chống lạm phát

Điều hành chính sách tiền tệ phải từng bước, nhưng cần nhất quán và phù hợp với tốc độ điều chỉnh của thị trường tài chính, vì vậy tác giả tin tưởng rằng mức độ thắt chặt bằng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng dưới 20% trong năm 2012 và có thể duy trì trong một số năm tiếp theo là hợp lý để tạo lập kỳ vọng ổn định về lạm phát của thị trường.

Để Việt Nam thành công với chính sách tiền tệ kiềm chế lạm phát, cần phải:

Một là, chính sách tiền tệ phải nhất quán. Hiệu quả của chính sách tiền tệ phụ thuộc rất lớn vào niềm tin của thị trường, thể hiện ngay từ lúc tạo lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cho một kỳ kinh doanh phía trước, bao gồm cả kế hoạch về giá. Nếu thị trường tin tưởng vào khả năng kiểm soát lạm phát của cơ quan chính sách, các kỳ vọng lạm phát đã được hình thành ngay từ giai đoạn đầu của một kỳ kinh tế.

Tuy nhiên, để có được sự tin tưởng của thị trường, cơ quan chính sách phải tạo lập được niềm tin thông qua tính nhất quán, cương quyết của chính sách tiền tệ. Việt Nam đã có những bài học rất rõ ràng về vấn đề này trong kiểm soát lạm phát thời gian qua dẫn tới việc thị trường không tin rằng chính sách tiền tệ có thể làm giảm lạm phát được. Khôi phục lại niềm tin này cần thời gian và vì vậy NHNN cần kiên định mục tiêu giảm dự nợ tín dụng trong thời gian đủ dài.

nay làm nảy sinh tình trạng cạnh tranh lãi suất thiếu lành mạnh, cũng như là diễn biến của lãi suất thực huy động có thể làm kỳ vọng lạm phát gia tăng nên việc thực hiện duy trì mức lãi suất trần trong giai đoạn này là cần thiết để bình ổn mặt bằng lãi suất. Tình trạng đua nhau tăng lãi suất cho vay và lãi suất huy động trong năm 2010 là sự biểu hiện rõ nét của tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh.

Hai là, chính sách tiền tệ cần sự hỗ trợ từ chính sách tài khóa. Do cấu trúc thể chế trong thực thi chính sách tài chính và tiền tệ, việc thực hiện chính sách kiểm soát lạm phát ở Việt Nam không thể thành công nếu không có sự cam kết chi tiêu từ chính sách tài khóa. Việc này cho thấy tăng trưởng mức cầu từ chi tiêu của chính phủ phải hợp lý và rõ ràng.

Một thực trạng cần nhắc đến là, có một kênh gián tiếp xảy ra: khi chi tiêu chính phủ tăng thì nguồn tài trợ sẽ gián tiếp chảy từ NHNN thông qua vòng chu chuyển của trái phiếu chính phủ qua các ngân hàng thương mại. Điều này cho thấy chính sách tiền tệ có thể sẽ bị động do chính sách tài khóa mở rộng và việc này làm giảm hiệu quả của chính sách tiền tệ.

Do vậy, cắt giảm chi tiêu công và tập trung chi tiêu vào các hạng mục đầu tư có hiệu quả và các hạng mục mang lại lợi ích xã hội cao hơn là cố gắng chi tiêu để tăng trưởng kinh tế nhờ vào sức cầu của chi tiêu chính phủ. Đây chính là điều mà các chính sách thắt chặt đầu tư công đang thể hiện hiện nay

Ba là, điều hành chính sách tiền tệ phải phối hợp nhịp nhàng với tính kiên định trong chính sách tỷ giá.NHNN phải thực hiện kiểm soát ngoại hối chặt chẽ.Việc này là quan trọng giúp cho quá trình điều hành chính sách tỷ giá được chủ động, minh bạch và có cơ sở để điều hành chính sách tỷ giá nhịp nhàng.

Bốn là, phải chú ý đến mặt trái của chính sách tiền tệ thông qua công cụ lãi suất. Nếu nâng lãi suất lên quá cao chẳng những không ổn định được tình hình vĩ mô, năm 2010, chính sách điều hành của chính phủ vẫn tập trung vào việc kiểm soát lạm phát, mục tiêu duy trì chỉ số CPI cả năm 2010 ở mức dưới 8%. Đây là chính sách đúng và hợp lý trong giai đoạn hiện nay.Tuy nhiên việc đẩy lãi suất lên quá cao để thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt không những

không giúp thị trường ổn định mà còn khiến kinh tế gặp khó khăn thực sự. Thay vì chỉ cần áp mức lãi suất huy động và cho vay tương ứng là 10% và 13% thì lãi suất trên thị trường đã cao hơn lãi suất mục tiêu tới 4 – 5%. Lãi suất tiền đồng lên cao khiến doanh nghiệp phải đi “đường vòng” bằng cách vay ngoại tệ với lãi

Một phần của tài liệu Bộ ba bất khả thi (Trang 57 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w