Dựtrữngoạihối và mẫu hình trung gian của bộbabấtkhảthi ở Việt Nam so với các nước khác

Một phần của tài liệu Bộ ba bất khả thi (Trang 51 - 52)

CHƯƠN G3 LIÊN HỆ VIỆT NAM

3.1 Dựtrữngoạihối và mẫu hình trung gian của bộbabấtkhảthi ở Việt Nam so với các nước khác

so với các nước khác

Sau các cuộc khủng hoảng này thì các quốc gia thị trường mới nổi mới bắt đầu theo đuổi mẫu hình bộ ba bất khả thi với tỷ giá linh hoạt có quản lý, duy trì độc lập tiền tệ và tăng cường hội nhập về tài chính. Do đó, họ phải đối mặt với áp lực của việc nâng giá đồng tiền, và biện pháp giải quyết chính là gia tăng nắm giữ dự trữ ngoại hối và kèm theo đó là chính sách can thiệp vô hiệu hóa – điển hình là Trung Quốc, từ 2005 đã đẩy mạnh thực hiện chính sách trên.

Hình 3.1 Tỷ lệ dự trữ ngoại hối trên GDP.

Dựa vào kết quả đo lường chỉ số hội nhập tài chính KAOPEN của Aizenman, Chinn, Ito (2008) cho thấy mở cửa và hội nhập tài chính là một xu hướng không thể tránh khỏi đối với các quốc gia đang phát triển.

Một trong những lợi ích mang lại cho các quốc gia đang phát triển là dòng vốn vào. Dòng vốn này đã góp phần làm thỏa mãn cơn khát vốn cho các dự án đầu tư, hỗ trợ thương mại dài hạn và kích thích thị trường tài chính phát triển mạnh mẽ…từ đó kích thích tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia này. Tuy nhiên, hội nhập tài chính là con dao hai lưỡi (double – edged sword), nó cũng mang lại không ít vấn đề cho các quốc gia đang phát triển. Dòng vốn vào, một mặt gây áp lực nâng giá trị đồng tiền làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu từ đó tác động xấu đến cán

cân vãng lai, mặt khác thành phần chiếm tỷ trọng lớn của dòng vốn này là ngắn hạn với mục đích đầu cơ gây ra tình trạng lạm phát và bong bóng tài sản và đẩy nền kinh tế vào chu kì hưng thịnh – suy thoái (boom – bust). Và cuối cùng nền kinh tế bị đẩy vào con đường khủng hoảng khi

dòng vốn đột ngột đảo chiều (sudden stop) trong tình trạng cán cân vãng lai thâm hụt Dựa vào những lợi ích và hạn chế từ hội nhập tài chính có thể thấy việc hội nhập là cần thiết nhưng cũng cần thực hiện các biện pháp kiểm soát dòng vốn ở một mức độ nhất định nhằm hạn chế “tác dụng phụ” của nó. Và cũng dễ dàng nhận thấy rằng để gia tăng hội nhập tài chính thì quốc gia phải thực hiện đánh đổi giữa ổn định tỷ giá và độc lập về tiền tệ

Với những tác động không tốt của dòng vốn vào đối với nền kinh tế thì việc kiểm soát vốn ở một mức độ nào đó là cần thiết.

Một phần của tài liệu Bộ ba bất khả thi (Trang 51 - 52)