CHƯƠN G3 LIÊN HỆ VIỆT NAM
3.2 Chínhsách vĩmô và kiểm soát dòngvốn vào.
Tóm lại, vấn đề dữ trữ ngoại hối ở Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên lại có một điểm khác biệt quan trọng, đó là quy mô. Trung Quốc đã dùng dự trữ ngoại hối để can thiệp thành công vào bộ ba bất khả thi, nhưng Việt Nam có vẻ chưa sẵn sàng cho điều này
Hình 3.3: Tăng trưởng dự trữ ngoại hối Việt Nam từ 2005-2012
Hình 3.4 :Dự trữ ngoại hối Việt Nam 2007-2012
Dễ nhìn thấy trên biểu đồ, đã có sự tăng vọt kể từ quý I/2010 đến thời điểm hiện tại và đây có thể coi là mức dự trữ ngoại hối cao nhất từ giữa năm 2009. Trước đó, ngoại hối Việt Nam từng đạt 23,9 tỷ USD vào năm 2008 và liên tục giảm cho đến
2011 trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn.
Hồi tháng 9, báo chí trong nước dẫn nguồn bản tin nghiên cứu thị trường của ngân hàng BIDV cho biết, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đã đạt mốc 22-23 tỷ USD, tương ứng khoảng 11,5 tuần nhập khẩu - cao hơn cả con số cập nhật của ADB công bố.
Dự trữ ngoại hối đóng vai trò quan trọng việc đánh giá tiềm lực tài chính của một quốc gia. Hầu hết các quốc gia duy trì và quản lý dự trữ ngoại hối nhằm phục vụ các mục tiêu cơ bản như thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá, duy trì tính thanh khoản của thị trường ngoại hối để hạn chế tác động tiêu cực trong trường hợp xảy ra khủng hoảng tài chính.
Dự trữ ngoại hối giúp duy trì lòng tin về khả năng đảm bảo thanh toán nghĩa vụ nợ nước ngoài của nền kinh tế, khả năng hỗ trợ giá trị của đồng nội tệ, thể hiện khả năng đảm bảo tài chính của quốc gia, góp phần thu hút đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài. Đây cũng là nguồn dự trữ cho các trường hợp khẩn cấp và thảm họa mang tính quốc gia.
Do vậy, trong Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hôm 27/7/2012, người đứng đầu Chính phủ đã yêu cầu chỉ tiêu tỉ lệ dự trữ ngoại hối nhà nước so với tổng dư nợ nước ngoài ngắn hạn hàng năm phải đảm bảo trên 200%.
Nếu so khuyến nghị của IMF, dự trữ ngoại hối của một quốc gia nên tương đương 12 đến 14 tuần nhập khẩu, thì mức đạt được hiện tại của Việt Nam còn thấp, song so dữ liệu quá khứ thì tình hình đã được cải thiện một cách nhanh chóng và đáng kể trong vòng hơn 1 năm trở lại đây.