Chuyện đời thường và chuyện cổ tích

Một phần của tài liệu Ôn tập văn học lớp 9 (vip) (Trang 60 - 62)

II. Tìm hiểu văn bản.

3. Chuyện đời thường và chuyện cổ tích

- Chi tiết về mụ gì ghẻ: Khi nghe những đứa trẻ hàng xóm nhắc chuyện dì ghẻ, A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến nhân vật dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích.

-Chi tiết về người “mẹ thật”: A-li-ô-sa nói với lũ trẻ: “Mẹ thật của các cậu thế nào rồi cũng sẽ về, rồi các cậu xem”. Khi những đứa trẻ thắc mắc, cậu lại nói : “Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết, thậm chí đã bị xả ra từng mảng, mà chỉ cần vẩy cho ít nước phép là sống lại…”.

- Hình ảnh người đàn bà nhân hậu: Bà ngoại của A-li-ô-sa là người rất nhân hậu.Trong đoạn trích này, mỗi lần A-li-ô-sa nhắc đến bà ngoại là để nói bà thường kể chuyện cổ tích cho chú nghe. Chú lại đem những câu chuyện ấy kể lại cho các bạn, chỗ nào quên lại chạy về hỏi bà. Khi đứa con đại tá khái quát: “Có lẽ tất cả các bà đều tốt, bà mình trước cũng rất tốt…” thì trước mắt chúng ta như hiện lên hình ảnh các nhân vật bà nội, bà ngoại trong truyện cổ tích.

III. Tổng kết

Trong đoạn trích Những đứa trẻ, bằng tài kể chuyện giàu hình ảnh, đan xen chuyện đời thường với chuyện cổ tích, Mác - xim Go - rơ - ki đã thuật lại hết sức sinh động tình bạn thân thiết của ông hồi nhỏ với những đứa trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ.

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

Chu Quang Tiềm I. Đọc - tìm hiểu chung về văn bản

1.Tác giả - tác phẩm a) Tác giả

Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mĩ học, lí luận học nổi tiếng của Trung Quốc.

- Đây không phải là lần đầu ông bàn về đọc sách.

- Bài viết là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn tâm huyết, những kinh nghiệm quý báu của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau, được đúc kết bằng trải nghiệm của mấy mươi năm, bằng cả cuộc đời của một con người - cả một thế hệ, một lớp người đi trước.

b) Tác phẩm

Văn bản Bàn về đọc sách

- Xuất xứ: trích trong cuốn Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách - Bắc Kinh, 1995.

- Người dịch: Trần Đình Sử.

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận. - Vấn đề nghị luận: Bàn về đọc sách.

2. Đọc - chú thích 3. Bố cục

Văn bản có thể chia làm 3 phần:

- Phần 1 (từ đầu… đến “thế giới mới”): tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.

- Phần 2(Tiếp đến “tiêu hao năng lượng”): nêu các khó khăn, các thiên hướng sai lệch của việc đọc sách ngày nay.

- Phần 3 (còn lại): Bàn về các phương pháp đọc sách: + Cách lựa chọn sách cần đọc.

+ Cách đọc thế nào để có hiệu quả.

II. Đọc, tìm hiểu văn bản1. Đọc 1. Đọc

2. Tìm hiểu văn bản.

- Ý nghĩa, tầm quan trọng của sách:

+ Sách là kho tàng quý báu, cất giữ những di sản tinh thần của nhân loại đã thu lượm, nung nấu mấy ngàn năm qua.

+ Là cột mốc trên con đường tiến hoá của nhân loại.

+ Sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại.

- Ý nghĩa của việc đọc sách:

+ Là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.

+ Là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, phát hiện thế giới mới.

+ Không có sự kế thừa cái đã qua không thể tiếp thu cái mới.

- Lấy thành quả của nhân loại trong quá khứ làm xuất phát điểm để phát hiện cái mới của thời đại này: “Nếu xoá bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy ngàn năm trước…”.

Từ cách lập luận trên mà tác giả đã đưa ra ý nghĩa to lớn của việc đọc sách: Trả món nợ với thành quả nhân loại trong quá khư, ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích luỹ mấy nghìn năm…”

- Là sự hưởng thụ các kiến thức , thành quả của bao người đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được.

Một phần của tài liệu Ôn tập văn học lớp 9 (vip) (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w