Tìm hiểu bài thơ 1 Hai khổ thơ đầu.

Một phần của tài liệu Ôn tập văn học lớp 9 (vip) (Trang 44 - 47)

1. Hai khổ thơ đầu.

Sống: Với đồng Với sông Với biển

Tuổi thơ gắn bó gần gũi với thiên nhiên Gắn bó với đồng, với sông, với bể.

Gắn bó với vầng trăng (tri kỉ, tình nghĩa).

Nghệ thuật nhân hoá, khắc hoạ vẻ đẹp tình nghĩa thuỷ chung của trăng đối với người lính trong những năm kháng chiến. Khó khăn gian khổ của cuộc sống nơi núi rừng cùng chiến tranh. Trăng đã đến với tình cảm chân thành. Tình bạn giữa trăng và người lính gắn bó sâu nặng đằm thắm như những người bạ tri kỷ. Trăng như hiểu được tình cảm của con người.

-Trần trụi với thiên nhiên - Hồn nhiên như cây cỏ.

Thể hiện vẻ đẹp mộc mạc, hoang sơ.

- Trăng và người lính như có sự đồng cảm, sẻ chia: tình nghĩa bền vững mãi mãi.

2. Ba khổ thơ tiếp theo

Tác giả khắc hoạ vầng trăng ở những thời điểm: - Từ hồi về thành phố

- Thình lình đèn điện tắt

Vì cuộc sống nơi thành phố đầy đủ tiện nghi, người lính đã quen với vật chất cao sang “ánh điện, cửa gương”, lãng quên trăng, quên đi những ngày tháng gian khổ, những năm tháng chiến tranh ác liệt, quên đi tình cảm chân thành

cao đẹp. Chính sự lãng quên ấy đã phá vỡ tình bạn (hàm chứa tình cảm chua xót, bất ngờ).

- Hoàn cảnh đối lập : hình ảnh vầng trăng luôn thuỷ chung, ân nghĩa, thể hiện giá trị thức tỉnh tình người cao đẹp.

Sự xuất hiện đột ngột của trăng trong bối cảnh đèn điện tắt. Vầng trăng bất ngờ mà tự nhiên gợi lại bao kỷ niệm nghĩa tình.

Điều đáng nói ở đây là chỉ có con người thay đổi, còn vầng trăng thì ra sao? “Đột ngột vầng trăng tròn”: trăng vẫn đến với bạn bằng tình cảm tràn đầy nguyên vẹn, vẫn chung thuỷ với người bạn năm xưa. Con người có thể quay lưng lại với quá khứ còn trăng vẫn vậy, vẫn đánh thức tâm hồn họ.

“Ngửa mặt lên nhìn mặt Có cái gì rưng rưng Như là đồng là bể Như là sông, là rừng”

“Mặt” nhìn “mặt” con người đối diện với vầng trăng

Ánh trăng đánh thức những kỷ niệm quá khứ - đánh thức lại tình bạn năm xưa, đánh thức những gì con người lãng quên. Những hình ảnh “đồng - bể - sông - rừng” lặp lại gợi tả điều gì? Tả những kỷ niệm quá khứ gần gũi thân quen gắn bó sâu sắc.

Cảm xúc của tác giả trong bài thơ này là nỗi niềm “rưng rưng”, trào dâng xúc động với những kỷ niệm về những năm tháng gian lao của người lính đã từng gắn bó với thiên nhiên, đất nước.

3. Khổ thơ cuối.

Trăng:

- Tròn vành vạnh - Kể chi người vô tình - Im phăng phắc

Trăng cứ tròn vành vạnh, tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ vẹ nguyên chẳng thể phai mớ. Trăng không thay đổi, vẫn tràn đầy vẹn nguyên, thế mà lại bị con người lãng quên.

Hình ảnh vầng trăng thể hiện trong chiều sâu suy tưởng mang tính triết lý sâu sắc: Nhắ nhở người đọc thái độ sống ân nghĩa thuỷ chung.

- Từ sự im lặng ấy, trăng như một nhân chứng nghĩa tình nghiêm khắc nhắc nhở con người phải day dứt, trăn trở để nhìn lại chính mình, tìm lại mình, tìm lại những điều lãng quên trong quá khứ, một quá khứ đẹp và bất diệt - Điều làm xúc động lòng người là trăng không chỉ thuỷ chung mà còn rất cao thượng vị tha, lặng lẽ khoan dung.

III. Tổng kết

- Cảm xúc của tác giả trong bài thơ được thể hiện qua một câu chuyện riêng, bằng sự kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình.

- Giọng điệu tâm tình, nhịp thơ khi thì trôi chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể, khi thì ngâm Kiều Nguyệt Nga tha thiết, khi thì thầm lặng suy tư. - Hình ảnh vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc: biểu tượng cho quá khứ tình nghĩa, là vẻ đẹp bình dị vĩnh hằng của cuộc sống mang chiều sâu tư tưởng triết lý; tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ vẹn nguyên tràn đầy bất diệt. - Ngôn ngữ thơ giàu sức gợi cảm.

LÀNG

Kim Lân

I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản 1. Tác giả, tác phẩm

Nhà văn Kim Lân có tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920. - Quê Từ Sơn - Bắc Ninh.

- Sở trường viết truyện ngắn.

- Am hiểu và gắn bó với đời sống của nông dân.

Tác phẩm Làng được sáng tác trong thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Tóm tắt tác phẩm:

Ông Hai Thu định ở lại làng cùng du kích và đám thanh niên trẻ tuổi chiến đấu giữ làng. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình, ông phải cùng vợ con rồi bỏ làng Dầu đi tản cư kháng chiến. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, kể chuyện khoe làng của mình với bà con trên đó.

Bỗng một hôm ông nghe tin cả làng chợ Dầu của ông theo giặc Pháp làm Việt gian, ông đau khổ, cả gia đình ông buồn. Ông chủ tịch tìm đến và cải chính làng ông là làng kháng chiến. Ông vô cùng sung sướng khoe nhà ông bị đốt cháy nhẵn, cháy rụi.

2. Đọc 3. Đại ý

Truyện đã diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng quê của ông Hai - một người dân rời làng đi tản cư trong thời kỳ kháng chiến.

4. Bố cục:

Phàn đầu (từ đầu đến “đôi lời”): diễn biến tâm trạng ông Hai Thu khi nghe tin làng theo giặc.

Phần còn lại: diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính.

Một phần của tài liệu Ôn tập văn học lớp 9 (vip) (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w