- Đối với mẫu nuôi cấy là đỉnh sinh trưởng
3.2. Kỹ thuật nhân nhanh chồi cà chua mú
Trong quy trình nhân giống invitro, giai đoạn nhân nhanh quyết định hiệu quả của quá trình nhân giống vô tính. Để có được hệ số nhân giống cao, đồng nhất, cây có trạng thái sinh trưởng tốt thì việc xác định môi trường nhân nhanh là quan trọng nhất.
Chất điều tiết sinh trưởng Xytokinin đóng vai trò điều khiển sự tái sinh mẫu cấy theo hướng tạo chồi làm tăng hệ số nhân. Tuy nhiên, tùy thuộc vào
loại chất kích thích sinh trưởng khác nhau sẽ cho hiệu quả tác động khác nhau ở mỗi loài cây và giai đoạn nuôi cấy. Theo một số nghiên cứu trong nước và trên thế giới cho thấy sự tác động phối hợp của các chất này tỏ ra hiệu quả hơn so với khi sử dụng riêng rẽ.
Chính vì thế, ở giai đoạn nhân nhanh chồi cà chua múi chúng tôi tiến hành các thí nghiệm để nghiên cứu ảnh hưởng của BAP và Kinetin là 2 chất điều tiết sinh trưởng thuộc nhóm Xytokynin đến khả năng nhân nhanh.
3.2.1. Xác định ảnh hưởng của hàm lượng BAP đến khả năng nhân nhanh chồi Cà chua múi.
BAP là chất điều tiết sinh trưởng quan trọng trong việc kích thích phân chia tế bào, kéo dài thời gian sinh trưởng của mô phân sinh tế bào và hạn chế sự già hóa của tế bào. Trong nhân giống invitro BAP có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kích thích mạnh mẽ sự hình thành chồi non, quyết định hệ số nhân và chất lượng chồi hình thành [17].
Để tìm hiểu ảnh hưởng của BAP đến khả năng nhân nhanh của chồi cà chua múi invitro chúng tôi bố trí tiến hành thí nghiệm sử dụng BAP với các hàm lượng khác nhau giao động từ 0,5mg/l đến 2,5 mg/l. Kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng 3.5 và hình 3.5.
Kết quả cho thấy:
Ở công thức đối chứng không bổ sung BAP thì tỷ lệ mẫu phát sinh chồi chỉ đạt 25,6%. Bổ sung BAP vào môi trường nuôi cấy với các hàm lượng tăng từ 0,5 mg/l lên 2,5 mg/l đều cho tỷ lệ mẫu phát sinh chồi 100%. Bên cạnh đó cũng làm tăng hệ số nhân chồi từ 2,1 lần khi bổ sung 0.5 mg/l BAP lên 3,6 lần ở công thức bổ sung 1,5 mg/l BAP (công thức 5.4).
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của BAP lên khả năng nhân nhanh chồi cà chua múi
(Sau 3 tuần nuôi cấy)
Công thức BAP (mg/l)
Chỉ tiêu theo dõi Mẫu phát
sinh chồi (%)
Hệ số nhân
chồi (lần) Chiều cao chồi (cm) Số lá/chồi (lá)
Trạng thái chồi 5.1 0 25,6 1,1a 2,73 a 4,3 A+ 5.2 0.5 100 2,1b 3,66 b 5,2 A++ 5.3 1,0 100 3,1c 4,19 c 5,3 A++ 5.4 1,5 100 3,6d 6,26 d 5,8 A+++ 5.5 2 100 3,5dc 5,75 dc 5,5 A+++ 5.6 2,5 100 3,2dc 4,72 dc 5,0 A++ CV (%) 10,7 5,5 LSD (%) 0,54 0,45
(Trong cùng một cột các chữ cái khác nhau thì có sự sai khác về mặt thống kê ở mức có ý nghĩa α=0,05, ngược lại giống nhau là sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê).
Ghi chú: A+++: Chồi mập, lá xanh A ++: Chồi trung bình, lá xanh A+: Chồi mảnh, lá xanh nhạt
Hình 3.5. Ảnh hưởng của hàm lượng BAP đến khả năng nhân nhanh chồi cà chua múi
Ở công thức đối chứng 5.1 không bổ sung BAP vào môi trường nuôi cấy thì hệ số nhân chồi chỉ đạt 1,1 lần, khi bổ sung 0,5mg/l BAP vào môi trường ở công thức 5.2 hệ số nhân chồi đạt 2,1 lần và tăng dần khi tăng hàm lượng BAP từ 1mg/l đến 2,5mg/l. Hệ số nhân chồi đạt cao nhất ở 2 công thức 5.4 và 5.5 khi bổ sung hàm lượng BAP 1,5mg/l và 2mg/l (đạt 3,6 lần và 3,5 lần). Hệ số nhân chồi giảm xuống còn 3,2 lần khi tiếp tục bổ sung BAP lên 2,5 mg/l ở công thức 5.6.
Xét đến chỉ tiêu chiều cao chồi ở công thức đối xứng chỉ đạt 2,73 cm với số lá 4,3 lá, hình thái chồi xấu (chồi nhỏ, màu xanh nhạt ). Trong khi các công thức có bổ sung BAP từ 0,5mg/l đến 2,5mg/l thì chiều cao chồi tăng từ 3,66 cm lên 6,26 cm với số là tăng dần từ 5,2 lá lên 5,8 lá và cho chất lượng chồi trung bình và tốt.
Như vậy, ở công thức có bổ sung BAP 1,5mg/l vào môi trường nuôi cấy cho hệ số nhân chồi đạt cao nhất (3,6 lần) và giảm xuống ở (công thức 5.6) khi bổ sung BAP 2,5mg/l chỉ đạt 3,2 lần.
Nếu xét đến các chỉ tiêu chất lượng của chồi tái sinh như: Số lá, chiều cao chồi, thì ở công thức 5.4 và công thức 5.5 cho trạng thái chồi tốt nhất,
(chồi mập, lá xanh) thích hợp cho việc tạo cây giống invitro hoàn chỉnh ở giai đoạn sau. Do đó, để nhân nhanh chồi cà chua múi chúng tôi lựa chọn công thức bổ sung 1,5 mg/l BAP vào môi trường nuôi cấy cho hiệu quả nhân nhanh tốt nhất, hệ số nhân chồi đạt 3,6 lần, chất lượng chồi tốt.
Hình 3.6. Giai đoạn nhân nhanh chồi cà chua múi
3.2.2. Xác định ảnh hưởng của Kinetin đến khả năng nhân nhanh chồi cà chua múi
Kinetin là một chất dẫn xuất của Bazơ nitơ adenin có tác dụng làm tăng sự phân chia tế bào, duy trì sự sống của mô, định hướng tế bào trong con đường phân hóa và tăng cường tổng hợp chất diệp lục ở lá cây [17]. Để tìm hiểu vai trò cũng như ảnh hưởng của Kinetin đến khả năng nhân nhanh và phát triển chồi cà chua múi sau 3 tuần nuôi cấy, chúng tôi thí nghiệm và kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.6 và hình 3.7.
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của hàm lượng Kinetin đến khả năng nhân nhanh chồi cà chua múi
(Trong cùng một cột các chữ cái khác nhau thì có sự sai khác về mặt thống kê ở mức có ý nghĩa α=0,05, ngược lại giống nhau là sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê).
Ghi chú:
A+++: Chồi mập, lá xanh A++: Chồi trung bình, lá xanh A+: Chồi gầy, xanh nhạt
Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy ở các công thức thí nghiệm khi bổ sung Kinetin vào môi trường nuôi cấy thì hệ số nhân chồi và chất lượng chồi thấp hơn so với khi bổ sung BAP. Với các hàm lượng giao động từ 0,5 mg/l đến 2,5 mg/l, tỷ lệ mẫu phát sinh chồi 100% trong khi ở công thức đối chứng không bổ sung Kinetin thì chỉ đạt 25%.
Công thức Kinetin (mg/l)
Chỉ tiêu theo dõi Mẫu phát sinh chồi (%) Hệ số nhân chồi (lần) Chiều cao chồi (cm) Số lá/chồi Trạng thái chồi 6.1 0 25 1,2 a 2,73 a 4,3 A+ 6.2 0,5 100 2,4 b 3,78 b 3,6 A+++ 6.3 1 100 3,4 c 4,22 c 4,3 A++ 6.4 1,5 100 2,8 cb 5,15 d 4,9 A++ 6.5 2 100 2,7 d 4,94 dc 4,7 A+++ 6.6 2,5 100 2,2 d 4,62dc 4,1 A++ CV (%) 10,4 1,6 LSD (5%) 0,46 0,12
Hình 3.7. Ảnh hưởng của hàm lượng Kinetin đến khả năng nhân chồi cà chua múi
Xét về hệ số nhân chồi cho thấy: Công thức đối chứng không bổ sung Kinetin cho hệ số nhân chồi thấp đạt 1,2 lần nhưng khi bổ sung vào môi trường nuôi cấy nồng độ giao động từ 0,5 mg/l lên 2,5mg/l thì hệ số nhân chồi tăng từ 2,4 lần lên 3,4 lần, các chỉ tiêu chiều cao tăng từ 3,78cm lên 5,15cm, số lá/chồi tăng từ 3,6 lá lên 4,9 lá.
Cụ thể như sau: khi bổ sung Kinetin 0,5 mg/l thì chiều cao chồi đạt 3,78cm, tăng hàm lượng lên 1,0 mg/l thì chiều cao chồi đạt 4,22cm, tăng hàm lượng lên 1,5 mg/l thì chiều cao chồi đạt 5,15 cm và đến khi tăng lên 2,0 mg/l thì chiều cao chồi giảm còn 4,94cm. Và chiều cao chồi giảm còn 4,62 cm khi bổ sung Kinetin 2,5 mg/l vào môi trường nuôi cấy.
Hệ số nhân chồi cao nhất ở công thức 6.3 với hàm lượng Kinetin bổ sung vào môi trường là 1,0 mg/l, đạt 3,4 lần rồi đến công thức 6.4, đạt 2,8 lần, công thức 6.5 đạt 2,7 lần. Tuy nhiên, ở công thức bổ sung 1,0 mg/l Kinetin thì hệ số nhân chồi cao nhất song chất lượng chồi trung bình, công thức bổ sung 2,0 mg/l Kinetin thì chất lượng chồi tốt nhưng hệ số nhân chồi không cao chỉ đạt 2,7 lần.
Như vậy, bổ sung Kinetin vào môi trường nuôi cây cà chua cho hệ số nhân chồi không cao, chất lượng chồi không tốt bằng khi ta bổ sung BAP. 3.2.3. Xác định ảnh hưởng tổ hợp BAP và α- NAA đến khả năng nhân nhanh chồi cà chua múi invitro.
α- NAA thuộc nhóm Auxin có tác dụng thúc đẩy sự ra rễ bất định. Còn BAP thuộc nhóm Xytokinin thúc đẩy sự phân chia tế bào và sự phát sinh chồi. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học trong lĩnh vực nuôi cấy mô tế bào cho thấy sự kết hợp 2 nhóm chất này với hàm lượng và tỷ lệ thích hợp lại cho có tác dụng kích thích tốt cho sự phát sinh chồi trong giai đoạn nhân nhanh. Trong nội dung này chúng tôi tiến hành thí nghiệm về tổ hợp giữa 1,5 mg/l BAP (công thức tốt nhất của công thức thí nghiệm 5.4) với
α- NAA có nồng độ giao động từ 0,2 đến 1,0 mg/l:
Sau 3 tuần nuôi cấy theo dõi hệ số nhân chồi, chiều cao chồi, số lá và trạng thái chồi thể hiện ở bảng 3.7 và hình 3.8.
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của tổ hợp BAP và α- NAA đến khả năng nhân nhanh của chồi cà chua múi (sau 3 tuần nuôi cấy)
Công thức α(mg/l)- NAA (mg/l)BAP Chỉ tiêu theo dõi Mẫu phát
sinh chồi (%)
Hệ số
nhân chồi Chiều cao Chồi lá/chồi Số
Trạng thái chồi 7.1 0 1,5 100 3,6 a 6,26 a 5,8 A+++ 7.2 0.2 1,5 100 3,7 b 6,65 b 6,7 A++ 7.3 0.4 1,5 100 4,0 c 6,19 ba 6,2 A+++ 7.4 0.6 1,5 100 4,2 d 6,75 d 6,9 A+++ 7.5 0.8 1,5 100 3,8 dc 5,26 e 6,2 A++ 7.6 1 1,5 100 3,4 dc 4,74 e 5,4 A++ CV (%) 4,7 5,0 LSD (5%) 0,32 0,54
(Trong cùng một cột các chữ cái khác nhau thì có sự sai khác về mặt thống kê ở mức có ý nghĩa α=0,05, ngược lại giống nhau là sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê).
Ghi chú:
A+++: Chồi mập, lá xanh A++: Chồi trung bình, lá xanh A+: Chồi gầy, yếu, xanh nhạt
Hình 3.8. Ảnh hưởng tổ hợp của BAP và α- NAA lên khả năng nhân nhanh chồi cà chua múi
Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy: Ở tất cả các công thức thí nghiệm đều cho tỷ lệ mẫu phát sinh chồi 100%.
Khi kết hợp giữa 1,5 mg/l BAP và α- NAA giao động thừ 0,2-0,6 mg/l có tác dụng làm tăng hệ số nhân chồi so với đối chứng không bổ sung α- NAA (công thức 7.1).
Cụ thể: Hệ số nhân chồi ở công thức đối chứng (7.1) chỉ đạt 3,6 lần. Hệ số nhân chồi đạt 3,7 lần khi bổ sung 0,2 mg/l α- NAA (công thức 7.2); đạt 4,0 lần (công thức 7.3) khi bổ sung 0,4 mg/l α- NAA và hệ số nhân chồi đạt cao nhất ở (công thức 7.4), đạt 4,2 lần khi bổ sung 0,6mg/l α- NAA. Và giảm dần khi ta tăng nồng độ α- NAA lên 0,8 mg/l; 1mg/l ở (công thức 7.5 và 7.6) hệ số nhân chồi chỉ đạt 3,8 lần và 3,4 lần.
Nếu xét về các chỉ tiêu: Chiều cao của chồi ta thấy khi kết hợp giữa BAP và α- NAA thì ở tất các các công thức đều cho chỉ số chiều cao hơn hẳn so với không bổ sung α- NAA. Tuy nhiên, sự chênh lệch về chiều cao giữa các công thức thí nghiệm không nhiều. Ở công thức đối chứng không bổ sung
α- NAA chồi có chiều cao trung bình 6,26 cm, công thức bổ sung 0,2mg/l α-
α- NAA chồi có chiều cao tăng lên, đạt 6,65 cm, cao nhất ở công thức 7.4 khi bổ sung 0,6mg/l α- NAA cho chỉ số chiều cao chồi đạt 6,75cm và giảm còn 4,74 cm khi tăng nồng độ α- NAA lên 1mg/l ở công thức 7.6.
Xét về chỉ tiêu số lá/chồi cũng có khác biệt nhiều so với thí nghiệm chỉ bổ sung BAP. Cụ thể như sau:
Ở tất cả các công thức thí nghiệm có bổ sung α- NAA thì chỉ số lá/chồi nhiều hơn so với không bổ sung α- NAA. Chất lượng chồi đạt tốt và trung bình. Số lá tăng từ 6,7 lá/chồi đến 6,9 lá/chồi khi tăng hàm lượng α- NAA. Tuy nhiên, nếu xét về tất cả các chỉ tiêu theo dõi thì ở (công thức 7.3) bổ sung 0,4mg/l α- NAA và (công thức 7.4) bổ sung 0,6mg/l α- NAA cho chồi có chất lượng tốt nhất (Chồi mập, lá xanh). Ở (Công thức 7.3) có hệ số nhân chồi đạt 4,0 lần, chiều cao chồi đạt 6,19 cm, số lá TB/chồi 6,2 lá, chất lượng chồi tốt. Ở (công thức 7.4) hệ số nhân chồi đạt 4,2 lần, chiều cao chồi là 6,75cm; số lá TB/chồi là 6,9 lá, chất lượng chồi tốt.
Như vậy, khi tiến hành nhân nhanh chồi cà chua múi, chúng ta nên bổ sung phối hợp 1,5 mg/l BAP và 0,6 mg/l α- NAA vào môi trường nuôi cấy sẽ đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng chồi tái sinh.