Mẫu nuôi cấy là đỉnh sinh trưởng của cây cà chua mú

Một phần của tài liệu Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật vào nhân giống cà chua múi (lycopersicon esculentum) (Trang 49 - 52)

- Đối với mẫu nuôi cấy là đỉnh sinh trưởng

3.1.2. Mẫu nuôi cấy là đỉnh sinh trưởng của cây cà chua mú

- Xác định ảnh hưởng của phương thức và thời gian khử trùng đến khả năng sống của mẫu cấy.

Trong thí nghiệm này chúng tôi tiến hành nghiên cứu, so sánh được 2 phương thức khử trùng (đơn và kép) với thời gian khử trùng khác nhau trên mẫu nuôi cấy là đỉnh sinh trưởng cây cà chua. Kết quả thu được sau 12 ngày nuôi cấy thể hiện ở bảng 3.4 và hình 3.4 .

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của phương thức và thời gian khử trùng đến tỷ lệ sống của mẫu cấy.

Công thức

Thời gian khử trùng (phút)

Chỉ tiêu theo dõi

Lần 1 Lần 2 4.1 3 0 88,3 4,2 7,5 4.2 5 0 27,5 8,3 64,1 4.3 7 0 19,2 26,7 54,1 4.4 2 1 90,8 2,5 6,6 4.5 3 2 31,7 9,2 61,6 4.6 4 3 21,2 33,3 37,5

(Ghi chú: Kết quả trên là số liệu trung bình của 40 mẫu cấy vào )

Thời gian khử trùng và phương thức khử trùng (đơn, kép) cho kết quả khử trùng khác nhau đến tỷ lệ mẫu sống và bật chồi.

- Đối với phương thức khử trùng đơn, chúng tôi tiến hành các mẫu ở các khoảng thời gian khác nhau: 3 phút, 5 phút, 7 phút. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ mẫu nhiễm VSV giảm dần khi tăng thời gian khử trùng, tỷ lệ mẫu chết tăng lên. Cụ thể: Tỷ lệ mẫu nhiễm VSV giảm từ 88,3% ở công thức 4.1 xuống còn 19,2% ở công thức 4.3 khi tăng thời gian khử trùng từ 3 phút lên 7 phút. Tỷ lệ mẫu chết tăng từ 4,2% ở công thức 4.1 lên 26,7% ở công thức 4.3.

Trong các công thức khử trùng với thời gian 3 phút lên 5 phút cho thấy tỷ lệ mẫu sống và bật chồi tăng từ 7,5% 1ên 64,1% và giảm xuống còn 54,1% khi tăng thời gian khử trùng lên 7 phút ở công thức 4.3.

chồi của mẫu cấy

- Đối với phương thức khử trùng kép, chúng tôi cũng tiến hành các công thức thí nghiệm với tổng thời gian khử trùng là 3 phút, 5 phút, 7 phút nhưng tiến hành khử trùng làm 2 lần. Lần thứ nhất khử trùng trong 2 phút, 3 phút, 4 phút rồi rửa lại bằng nước cất vô trùng và tiến hành khử trùng lần 2 với các khoảng thời gian 1 phút, 2 phút, 3 phút. Qua thí nghiệm chúng tôi nhận thấy rằng hiệu quả khử trùng vẫn theo như quy luật của phương thức khử trùng đơn. Tỷ lệ mẫu nhiễm VSV giảm dần theo chiều tăng của tổng thời gian từ 90,8% ở công thức 4.4 xuống còn 21,2% ở công thức 4.6. Tỷ lệ mẫu chết tăng lên theo chiều tăng của tổng lượng thời gian khử trùng từ 2,5% ở công thức 4.4 lên 33,3% ở công thức 4.6.

Tỷ lệ mẫu sống và bật chồi tăng từ 6,6% ở công thức 4.4 lên 61,6% ở công thức 4.5 và giảm xuống còn 37,5% ở công thức 4.6.

- So sánh 2 phương thức khử trùng đơn và kép ở thí nghiệm trên cho thấy tỷ lệ mẫu sống và bật chồi ở phương thức khử trùng đơn cao hơn ở phương thức khử trùng kép. Tỷ lệ mẫu sống và bật chồi cao nhất ở cả 2 phương thức khử trùng đều là 5 phút (Đối với khử trùng đơn tỷ lệ mẫu sống và bật chồi là 64,1%, khử trùng kép là 61,6%).

Như vậy, từ kết quả trên chúng tôi lựa chọn chế độ khử trùng mẫu cấy thích hợp nhất là khử trùng đơn bằng HgCl2 0,1% trong thời gian 5 phút kết quả khử trùng cho tỷ lệ mẫu sống và bật chồi cao nhất 64,1%.

Một phần của tài liệu Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật vào nhân giống cà chua múi (lycopersicon esculentum) (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w