Thực trạng giải quyết tranh chấp qua tòa án kinh tế và trọng tại thương mại thời gian qua

Một phần của tài liệu Tiểu luận về Tài phán (Trang 50 - 53)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRỌNG TÀI VÀ TÒA ÁN TRONG VIỆC GIẢ

2.3.1.Thực trạng giải quyết tranh chấp qua tòa án kinh tế và trọng tại thương mại thời gian qua

thời gian qua

Hiện nay tại nước ta có 2 hệ thống cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, dịch vụ là Toà án kinh tế trong hệ thống Toà án Nhân dân và 7 Trung tâm trọng tài thương mại ( như Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC thuộc Phòng Thương mại và công nghiệp VN, Trung tâm trọng tài Thương mại Hà Nội, Trung tâm trọng tài thương mại Á châu, Trung tâm trọng tài thương mại TPHCM…). Trong nền kinh tế thị trường, thì tranh chấp kinh tế là một hiện tượng mang tính phổ biến. Chính vì vậy đòi hỏi phải có các cơ quan tài phán đầy đủ năng lực để giải quyết những tranh chấp về kinh doanh, dịch vụ ngày càng gia tăng và phức tạp.

Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam ( VIAC ), trong năm 2006 đã giải quyết thành công 36 vụ tranh chấp quốc tế liên quan đến các quốc gia như Trung Quốc 4 vụ, Hàn Quốc 2 vụ, Anh 2 vụ, Đức 2 vụ, Malaysia 2 vụ…; năm 2007 đã giải quyết 30 vụ, trong đó Mỹ 5 vụ, Anh 2 vụ, Trung Quốc 2 vụ, Hàn Quốc 2 vụ

Tuy nhiên, số vụ tranh chấp thương mại được đưa ra giải quyết tại các trung tâm trọng tài của Việt Nam đến nay còn quá khiêm tốn, thậm chí có trung tâm trọng tài từ khi thành lập đến nay vẫn chưa giải quyết bất kỳ một vụ tranh chấp nào. Số liệu do Bộ Tư pháp đưa ra tại Hội thảo công bố Luật Trọng tài thương mại 2010 (sáng 20/7) đã phần nào phản ánh được thực trạng này. Theo đó, chỉ có Trung tâm Trọng tài Quốc tế VN là tổ chức có số vụ tranh chấp thụ lý cao nhất (khoảng 20 vụ/năm).

Kết quả khảo sát của Bộ Tư pháp cho thấy: 30% số trọng tài viên được hỏi nói rằng mình chưa từng tham gia giải quyết một vụ tranh chấp thương mại nào; 11,4% ý kiến trả lời đã từng tham gia giải quyết một vụ tranh chấp; số trọng tài giải quyết từ 2 vụ đến 5 vụ chiếm 37,1%; số

trọng tài đã giải quyết từ 6 đến 10 vụ chiếm 18,6% và số trọng tài giải quyết trên 10 vụ tranh chấp chỉ chiếm 2,9%.

Trong khi đó, số vụ tranh chấp tại tòa án ngày càng quá tải, năm sau luôn tăng gấp đôi năm trước. Theo thống kê, năm 2007, Tòa án Nhân dân Tp Hà Nội thụ lý gần 9.000 vụ án, trong đó có khoảng 300 vụ án kinh tế, Tòa án kinh tế Tp.HCM phải xử gần 42.000 vụ án các loại trong đó có 1.000 vụ án kinh tế. Như vậy, tính trung bình mỗi thẩm phán ở Tòa án kinh tế Hà Nội phải xử 30 vụ/năm và mỗi thẩm phán ở Tòa án kinh tế TP.HCM xét xử 50 vụ/năm, trong khi đó mỗi trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam chỉ xử 0,25 vụ/năm.

Điều này ngược với các nước có nền kinh tế phát triển như: Anh, Australia, Mỹ… Các tranh chấp TM, tranh chấp giữa các DN chủ yếu được giải quyết thông qua các biện pháp giải quyết tranh chấp thay thế ngoài tòa án. Ở Australia và Anh, các tranh chấp TM được giải quyết bằng con đường ngoài tòa án chiếm khoảng 95% các vụ tranh chấp. Ngay trong khu vực ASEAN, các chuyên gia nhận định, xu hướng giải quyết các tranh chấp TM trong thời gian tới chủ yếu cũng sẽ thông qua hình thức TTTM.

Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, trọng tài thương mại chưa nhận được sự đánh giá cao từ giới doanh nhân Việt Nam. Theo khảo sát của Bộ Tư pháp, phương thức giải quyết tranh chấp mà họ ưu tiên là thương lượng (57,8%), Toà án (46,8%), hoà giải (22,8%) và cuối cùng là trọng tài (16,9%). Thậm chí, 84% số doanh nghiệp được hỏi chưa bao giờ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Điều này trái ngược với tỷ lệ 68% doanh nghiệp có chính sách giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, theo khảo sát toàn cầu của trường Đại học Luân Đôn kết hợp với công ty luật White & Case. Đặc biệt, trong hợp đồng thương mại nội địa, Toà án thường là cơ quan giải quyết tranh chấp. Điều này được giải thích là do hiệu lực thi hành phán quyết trọng tài thấp (61,4%), doanh nghiệp chưa tin tưởng trọng tài (68,6%), thậm chí chưa biết đến phương thức này (74,3%).

Bên cạnh những hạn chế trong tâm lý và nhận thức của doanh nghiệp, hệ thống tổ chức

trọng tài thương mại hiện nay còn khá thưa thớt với chưa đến mười trung tâm trọng tài và không phải trung tâm nào cũng hoạt động hiệu quả. Đội ngũ trọng tài viên nước ta với hơn 200 người cũng chưa thực sự phát triển, đáng nói là có đến 30% trọng tài viên chưa từng tham gia giải quyết

một vụ tranh chấp thương mại nào. Thêm vào đó, sự hỗ trợ của toà án và cơ quan thi hành án trên thực tế còn khá khiêm tốn do hoạt động trọng tài quá ít (84,3%), toà án không có thời gian cho hoạt động liên quan đến trọng tài (43,1%), trọng tài viên chưa yêu cầu toà án hỗ trợ (43,1%) và quy định của pháp luật chưa phù hợp (35,3%), … Cuối cùng, mặc dù giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền khoa học pháp lý nhưng dường như cộng đồng học thuật, đặc biệt là giới sinh viên, chưa thực sự đồng hành cùng trọng tài thương mại.

Trong cuộc khảo sát 300 sinh viên luật đang học tập tại trường Đại học Kinh tế – Luật và trường Đại học Luật TP.HCM được nhóm tác giả thực hiện vào tháng 07 và 08 năm 2012, có đến 22,7% sinh viên không hề biết đến mô hình này. Với nhóm còn lại, hiểu biết về trọng tài thương mại cũng chưa thật sâu sắc khi trung bình mỗi sinh viên chỉ trả lời đúng 2,24 trong tổng số 4 câu hỏi đặt ra. Chất lượng giảng dạy pháp luật trọng tài thương mại, theo đánh giá của chính sinh viên, cũng còn khá hạn chế khi chỉ đạt 2,63 điểm trên 5. Đây sẽ là khó khăn cần khắc phục trên chặng đường hướng đến một nền trọng tài Việt Nam tiên tiến và bền vững.

Như vậy, mặc dù Việt Nam đã xây dựng thành công đạo luật riêng về trọng tài thương mại, đây chỉ là bước khởi đầu. Chuyển tải thành công pháp luật trọng tài vào cuộc sống, đặc biệt là ở những nước có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, là nhiệm vụ không hề dễ dàng. Điều đó phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực và quyết tâm của toàn xã hội.

Chọn trọng tài hay tòa án?

Vậy nên chọn trọng tài hay tòa án để giải quyết các tranh chấp? Tại sao doanh nghiệp nước ngoài thường chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, thay vì tòa án? Thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam thường lựa chọn tòa án để giải quyết các vụ tranh chấp. Điều này khiến các tòa án kinh tế rơi vào tình trạng quá tải, thời gian giải quyết vụ án kéo dài, gây tốn kém cho doanh nghiệp. Chúng ta sẽ cùng xét đến nguyên nhân của việc lựa chọn trên của các doanh nghiệp.

Tuy vậy, không thể không thừa nhận vai trò của tòa án trong các phán quyết liên quan đến các tranh chấp thương mại và đầu tư của doanh nghiệp. Có những vụ việc, chỉ có thể xử lý bằng tòa án, chẳng hạn các tranh chấp ngoài hợp đồng và những trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp

luật. Bên cạnh đó, tòa án cũng có vai trò hỗ trợ và giám sát rất lớn đối với việc thực thi các phán quyết của trọng tài. Chẳng hạn, tòa án có thể chỉ định trọng tài viên, thay thế trọng tài viên, giải quyết yêu cầu hủy quyết định trọng tài và đặc biệt, có quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời…

Một phần của tài liệu Tiểu luận về Tài phán (Trang 50 - 53)