NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU CỦA THỰC TRẠNG TRÊN

Một phần của tài liệu Tiểu luận về Tài phán (Trang 57 - 63)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRỌNG TÀI VÀ TÒA ÁN TRONG VIỆC GIẢ

2.4.NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU CỦA THỰC TRẠNG TRÊN

Do pháp luật trọng tài còn bất cập ? hay các tổ chức trọng tài thương mại hoạt động chưa hiệu quả ? hoặc hợp đồng thương mại và tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại có nhiều đặc điểm khó đến mức không thể giải quyết tại trọng tài thương mại ? Để trả

lời vấn đề trên, theo chúng tôi cần phải có sự nghiên cứu, phân tích một cách toàn diện, cụ thể những nguyên nhân nêu trên và việc tìm hiểu kinh nghiệm từ các nước khác là rất quan trọng làm cơ sở so sánh với luật pháp trong nước để hoàn chỉnh phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại bằng trọng tài.

Sở dĩ có tình trạng nêu trên là do nhiều nguyên nhân khác nhau, có nhiều nguyên nhân,

một trong những nguyên nhân là xuất phát từ pháp luật Trọng tài còn bất cập đối, thực trạng trên một phần do Pháp lệnh Trọng tài Thương mại (xem xét Pháp lệnh 2003 vì luật Trọng tài Thương mại chỉ mới ban hành trong thời gian mới đây, chưa thể hiện rõ các tác dụng của nó) và thực tiễn áp dụng các quy định của Pháp lệnh vào quá trình tố tụng trọng tài có nhiều quy định chưa phù hợp, một số quy định còn chồng chéo, thiếu rõ ràng gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Trọng tài như quy định về phạm vi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài còn nhiều bất cập; quy định về thỏa thuận trọng tài chưa chặt chẽ, rõ ràng;chưa có sự quy định về vấn đề triệu tập nhân chứng; quy định về thời hiệu và địa điểm xét xử còn chưa hợp lý; … Tuy nhiên, cũng có thể nhìn nhận rằng Pháp lệnh Trọng tài thương mại đã đủ mạnh, đủ khắc phục được những điểm bất cập của các văn bản pháp luật trọng tài trước đây, đồng thời đưa ra nhiều chế định mới phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật trọng tài quốc tế. Sở dĩ không phát huy được sức mạnh của pháp lệnh Trọng tài còn do sự nhận thức hiểu biết áp dụng pháp luật trọng tài còn khác nhau

của các cơ quan tiến hành tố tụng và các Trọng tài viên chưa thể hiện được mình trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

Những nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp còn xa lạ, chưa mặn mà với phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại bằng trọng tài, theo chúng tôi cần tiếp cận phân tích đó là những nguyên nhân phát sinh từ phía các doanh nghiệp, từ phía các Trung tâm Trọng tài và cả

từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án trong quá trình nhận thức,áp dụng pháp luật trọng tài.

2.4.1.Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp :

- Doanh nghiệp trong nước và nước ngoài có sự nhận thức khác nhau khi lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.

Trong hợp đồng thương mại hiện nay về điều khoản giải quyết tranh chấp, các doanh nghiệp trong nước thì thường hay chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là cơ quan Tòa án nhân dân có thẩm quyền vì các doanh nghiệp chưa có thói quen sử dụng trọng tài khi giải quyết tranh chấp hợp đồng, họ cho rằng quyết định của Tòa án có giá trị pháp lý cao hơn quyết định của trọng tài; họ chưa tin lắm về hiệu lực thi hành các quyết định trọng tài và do họ chưa nhận biết được tính ưu việt hơn của phương thức giải quyết tranh chấp trọng tài so với phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án. Họ cho rằng Quyết định của Trọng Tài không được kháng cáo, kháng nghị về nội dung và có hiệu lực ngay trong khi thông thường một vụ án luôn có 1 bên thắng, bên thua. Bên thua luôn tìm cách thắng lại vì vậy từ trong tiềm thức phán quyết của Trọng tài mang tính hiệu lực ngay (chung thẩm) nên cơ hội phản ứng “xoay xở lại” là không có vì vậy mà các bên ngại ngần. Thêm nữa, chọn Trọng tài dựa trên nguyên tắc tin tưởng lẫn nhau, tin tưởng cơ quan tài phán này- nhưng quả thật niềm tin ấy không phải lúc nào cũng được đầy đủ bởi sự ảnh hưởng và tiềm thức về sự không công bằng luôn hằn lên tâm trí của chúng ta.

Ngược lại các doanh nghiệp nước ngoài khi ký kết hợp đồng mua bán hay cung cấp dịch vụ với các doanh nghiệp trong nước thì thường lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nhiều hơn hình thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án vì họ đã nhận thức đầy đủ các ưu thế của Trọng tài : giải quyết tranh chấp nhanh về hiệu lực chung thẩm của quyết định trọng tài; được quyền lựa chọn trọng tài viên có chuyên môn giải quyết vụ tranh chấp; phương thức giải quyết tranh chấp không công khai nên bí mật tranh chấp được giữ kín thông tin tranh chấp rất hạn chế bị đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng. . . nhưng họ lại lựa chọn trọng tài nước ngoài nhiều hơn là trọng tài Việt Nam, chỉ một số ít mới lựa chọn sử dụng Tòa án khi giải quyết tranh chấp.

- Sự tác động khách quan khác làm mất đi cơ hội giải quyết tranh chấp các hợp đồng thương mại bằng trọng tài.

a-Không có sự bình đẳng khi các doanh nghiệp đàm phán ký kết hợp đồng thương mại

Sự lợi thế của một bên trong hợp đồng là điều kiện để bên lợi thế lấn lướt bên kia khi buộc đối tác ký kết các hợp đồng thương mại theo mẫu hợp đồng của mình soạn thảo sẳn và điều khoản giải quyết tranh chấp thì tùy theo hai bên của hợp đồng sẽ có sự lựa chọn khác nhau : Nếu hai bên đều là doanh nghiệp Việt Nam thì bên lợi thế chọn Tòa án trên địa bàn mình đóng trụ sở làm cơ quan giải quyết tranh chấp hoặc khi một bên là nước ngoài một bên là Việt Nam thì bên Việt Nam luôn bị bên nước ngoài ép giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại bằng một tổ chức trọng tài nước ngoài, luật áp dụng giải quyết tranh chấp là luật nước ngoài bởi lẻ nếu không theo sự sắp đặt ý chí của bên lợi thế trong hợp đồng thì bên yếu thế trong hợp đồng sẽ không bán được hàng hóa cần bán hoặc mua được hàng hóa cần mua với giá rẻ.Từ sự không bình đẳng trong đàm phán ký kết hợp đồng nêu trên đã làm cho trọng tài Việt Nam mất đi cơ hội được lựa chọn để giải quyết tranh chấp.

b-Sự nhận thức không đầy đủ về cách thức giao kết điều khoản trọng tài dẫn đến điều khoản trọng tài bị vô hiệu

Do không nắm được quy định của pháp luật, điều khoản giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là thẩm quyền lựa chọn có điều kiện là phải lựa chọn đúng tên tổ chức trọng tài giải quyết tranh chấp còn thẩm quyền của Tòa án là thẩm quyền đương nhiên và doanh nghiệp cũng không biết rằng kết quả giải quyết của trọng tài là chung thẩm, không thể yêu cầu Tòa án giải quyết tiếp tục khi trọng tài đã giải quyết xong nên khi các doanh nghiệp giao kết điều khoản trọng tài như sau :

(*)Khi có tranh chấp hợp đồng xảy ra hai bên thống nhất chuyển vụ việc cho Trọng tài Việt Nam giải quyết hay

(**) nếu không đồng ý với phán quyết của trọng tài thì bên thua có thể nhờ Tòa án giải quyế tiếp tục ”hoặc

(***)Khi có tranh chấp hai bên thống nhất lựa chọn trọng tài Việt Nam giải quyết lần đầu và trọng tài Singapore giải quyết cuối cùng”

Ba điều khoản trên đều là những điều khoản trọng tài vô hiệu làm mất thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại bằng trọng tài.

2.4.2. Nguyên nhân từ phía các tổ chức trọng tài thương mại .

Song song với nguyên nhân hạn chế từ phía các doanh nghiệp nguyên nhân hạn chế từ phía các tổ chức trọng tài thương mại cũng rất quan trọng làm cho các doanh nghiệp ngày càng nhạt nhẻo hơn với phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, nó được thể hiện khá rõ nét về sự yếu kém của các tổ chức trọng tài trong điều hành hoạt động giải quyết tranh chấp và sự chênh lệch về kiến thức chuyên môn và kỷ năng tố tụng trọng tài của một số trọng tài viên.

-Cơ cấu tổ chức và hoạt động của các trung tâm trọng tài.

So sánh với nhiều nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Trung Quốc, … hệ thống tổ chức các cơ quan trọng tài trên toàn quốc của nước ta còn quá thưa thớt, cho đến thời điểm hiện nay trên cả nước chỉ mới tổ chức được 8 trung tâm trọng tài với tổng số trọng tài viên chưa đến 200 trọng tài viên. Đây là một hạn chế rất lớn làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của phương thức trọng tài. Với xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay, các tranh chấp thương mại được dự đoán sẽ gia tăng về số lượng, phức tạp về mức độ, nội dung tranh chấp và phạm vi tranh chấp không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà còn mở rộng trên phạm vi quốc tế. Chính những nhược điểm này làm cho các doanh nghiệp còn e dè và chưa mạnh dạn lựa chọn trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp cho mình.

Hoạt động của các trung tâm trọng tài tự chủ về tài chính, lấy thu bù chi, nguồn thu của các trung tâm trọng tài chủ yếu thu từ phí trọng tài. Trong khi đó, các trung tâm trọng tài không thụ lý được nhiều vụ tranh chấp cho nên nguồn thu không nhiều hoặc không có làm hạn chế khả năng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, công tác tuyên truyền của các trung tâm trọng tài. Bên cạnh đó, một số trung tâm trọng tài không có trụ sở ổn định, các trọng tài viên không được tập huấn, đào tạo thêm kỹ năng nghiệp vụ tố tụng trọng tài, …

Kết quả nghiên cứu và khảo sát về sự cần thiết của việc sử dụng phương thức trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại ở Việt Nam do Bộ Tư pháp tiến hành gần đây cho thấy, có đến 75% ý kiến cho rằng cần thiết phải thành lập các trung tâm trọng tài. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy có 21% trung tâm trọng tài chưa có trụ sở, 56% đã có trụ sở nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, chỉ có 23% đã có và đáp ứng yêu cầu.Về hệ thống lưu trữ hồ sơ vụ tranh chấp theo thống kê chỉ có 8% trung tâm trọng tài có tổ chức hệ thống lưu trữ và đáp ứng được yêu cầu, 69% trung tâm đã có hệ thống lưu trữ nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu và 23% hoàn toàn chưa có hệ thống lưu trữ hồ sơ vụ án.

-Cách giải quyết bất cập của một số Trung tâm Trọng tài.

Kỷ năng tiếp nhận hồ sơ vụ kiện trọng tài của Ban Thư ký của các Trung tâm Trọng tài cũng có vấn đề khi tiếp nhận hồ sơ : cách xác định thẩm quyền của người ký đơn khởi kiện trọng tài; nội dung giấy ủy quyền của người có thẩm quyền cho người tham gia tố tụng trọng tài; tính hợp lệ các chứng thư liên quan đến vụ kiện khi các bên cung cấp trong hồ sơ vụ kiện trọng tài chưa hợp lệ theo quy định của Pháp lệnh Trọng tài và quy tắc tố tụng trọng tài còn khá nhiều bất cập gây lúng túng cho các Hội đồng Trọng tài khi nhận hồ sơ của Ban Thư ký Trung tâm Trọng tài chuyển giao.

Sự bất cập còn thể hiện ở việc tiếp nhận vụ kiện xử lý một thời gian sau đó làm văn bản chuyển sang cho Tòa giải quyết vì không có thẩm quyền, việc đã xảy ra tại một Trung tâm Trọng tài khi thụ lý một vụ kiện Trọng tài một bên là một doanh nghiệp xây dựng, một bên là chủ nhà thuê doanh nghiệp đó xây dựng công trình nhà ở, ngay từ đầu Trung tâm Trọng tài đó đã biết chủ thể hai bên không thỏa mãn thẩm quyền trọng tài nhưng Trung tâm Trọng tài đó vẫn nhận để thu phí trọng tài và hòa giải, nhiều lần mời qua lại sau đó làm văn bản chuyển vụ kiện đó cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết, sau đó vụ kiện được chuyển sang Tòa án giải quyết tiếp tục, cách tiếp nhận giải quyết như thế của Trung tâm Trọng tài đã làm cho các doanh nghiệp ngày càng thờ ơ đối với phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng trọng tài.

-Sự chênh lệch về kiến thức chuyên môn và kỷ năng tố tụng trọng tài của một số trọng tài viên.

Sự chênh lệch này làm bộc lộ tính không chuyên nghiệp của các trọng tài viên. Bên cạnh những trọng tài viên có chuyên môn nghiệp vụ pháp lý thì còn có những trọng tài viên chỉ giỏi về chuyên môn nhưng thiếu kiến thức pháp luật về trọng tài và kỹ năng thao tác trong tố tụng trọng tài.Theo khảo sát mới đây cho thấy có đến 72,6% ý kiến cho rằng các trọng tài viên hiện nay thiếu kỹ năng giải quyết tranh chấp, 65% cho rằng thiếu số lượng trọng tài viên, 51,1% cho rằng trọng tài viên thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp, 44,7% cho rằng thiếu trình độ chuyên môn và đặc biệt có đến 44,3% cho rằng các trọng tài viên hiện nay thiếu kiến thức pháp luật.Chúng ta đều biết, giải quyết tranh chấp là một hoạt động trí tuệ tương đối phức tạp.Do vậy, sự chênh lệch về khả năng giải quyết tranh chấp và cách giải quyết bất cập của một số trọng tài viên dễ dẫn đến tình trạng các trọng tài viên ra những phán quyết không đảm bảo những yêu cầu pháp lý, không chính xác hoặc không thể thực hiện được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Khả năng viết phán quyết của các trọng tài viên còn yếu và thiếu chặt chẽ

Khi khảo sát một số quyết định trọng tài cho thấy một số trọng tài viên viết quyết định trọng tài còn thiếu chặt chẽ; từ lập luận nhận định về thẩm quyền, về thỏa thuận trọng tài, về hành vi vi phạm của các bên,lý luận chấp nhận hoặc bác các yêu cầu của các bên chưa đảm bảo tính lý luận và pháp lý, dẫn đến ra các phán quyết tuyên xử không chính xác; không rỏ ràng, không chặt chẻ, không chuyên nghiệp và không đủ sức thuyết phục các bên.Cho đến khi quyết định trọng tài có hiệu lực thi hành thì cơ quan thi hành án cũng không thể thi hành được trong thực tế.

2.4.3. Nguyên nhân từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan nhà nước khác

-Cơ quan Tòa án nhân dân :

Đây là nguyên nhân làm cản trở phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài phát triển, thay vì một số Tòa án nhận thức trọng tài là một phương thức hỗ trợ đắc lực cho Tòa án giảm tải giải quyết các tranh chấp bằng thương mại, ngược lại có Tòa án lại giành cả việc xét xử của trọng tài mà vụ tranh chấp giữa công ty Trường Sanh với Công ty Nhã Quán là một điễn hình gần đây nhất của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương thụ lý xét xử xét xử tranh chấp khi hợp đồng tranh chấp đó thuộc thẩm quyền của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).

Pháp lệnh trọng tài thương mại và pháp lệnh thi hành án dân sự đã quy định rõ quyết định trọng tài sẽ do cơ quan thi hành án thi hành nếu bên bị thi hành không tự nguyện thực hiện nhưng trên thực tế do bản án phải thi hành của Tòa án quá nhiều và quy định cơ quan thi hành án phải thi hành các quyết định trọng tài chưa thẩm thấu vào cơ quan thi hành án nên khi bên được thi hành làm đơn yêu cầu thi hành quyết định trọng tài thì cơ quan thi hành án còn lúng túng và còn so đo phải thi hành án các bản án của Tòa án trước các quyết định của trọng tài.

Như vậy, cách hiểu và nhìn nhận các quy định pháp luật của các cơ quan tư pháp trong hoạt động trọng tài cũng là một khía cạnh quan trọng làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của phương thức trọng tài. Giá như, các cơ quan tiến hành tố tụng có cách hiểu đúng đắn các quy định

Một phần của tài liệu Tiểu luận về Tài phán (Trang 57 - 63)