KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Tiểu luận về Tài phán (Trang 63 - 67)

Từ những nội dung phân tích trên, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị nhằm có thể đưa phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đi vào thực tiễn tranh chấp của các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập hiện nay và để thực hiện tốt các cam kết khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Thứ nhất : Đối với các doanh nghiệp.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp nước ngoài đều sử dụng phương thức trọng tài cho nên doanh nghiệp Việt Nam không thể nằm ngoài quy luật chung đó. Khi hội nhập kinh tế quốc tế thì các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều và phức tạp, doanh nghiệp Việt Nam cần phải tiếp cận với phương thức trọng tài như là điều khoản cần có trong luật chơi trong nước và quốc tế.

Thiết nghĩ, việc các doanh nghiệp Việt Nam cần nhận thức lại về phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại bằng trọng tài và cần nhận thức một cách đầy đủ những ưu thế khi lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, thời gian giải quyết tranh chấp nhanh, ít tốn kém chi phí, hiệu lực quyết định trọng tài là chung thẩm rút ngắn được các trình tự giải quyết hai cấp, giữ được bí mật kinh doanh, được lựa chọn người có chuyên môn tương ứng với vụ tranh

chấp để giải quyết tranh chấp, các thủ tục lấy lời khai của các bên trong giải quyết tranh chấp trọng tài hết sức văn minh bằng văn bản, quyết định trọng tài được cơ quan thi hành án thi hành theo Luật thi hành án dân sự. . . . Song song đó trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nhiều vụ tranh chấp thương mại, đầu tư, nội dung tranh chấp ngày càng phức tạp mà các nước trên thế giới đều chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là hiệu quả và hợp lý nhất.

Thứ hai : Đối với các trung tâm trọng tài.

Các trung tâm trọng tài cần chủ động, tích cực hơn trong việc mở rộng danh sách trọng tài viên, đặc biệt chú trọng tới các chuyên gia có uy tín và trình độ chuyên môn cao; bồi dưỡng nâng cao trình độ của các trọng tài viên hiện có nhằm nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp của các trung tâm trọng tài.

Các trung tâm trọng tài cần tăng cường hợp tác với các tổ chức trọng tài trong và ngoài nước nhằm học hỏi kinh nghiệm cũng như nhận được những sự hỗ trợ cần thiết; thường xuyên tổ chức việc tuyên truyền, giới thiệu về tổ chức và hoạt động của mình cho các doanh nghiệp… Nếu làm được như vậy, chắc chắn hoạt động trọng tài trong thời gian tới sẽ có những chuyển biến tích cực, những kết quả đáng kể hơn trong thời gian tới.

Các trung tâm trọng tài nên có các chương trình xúc tiến, thậm chí tự tiếp thị, và chủ động học hỏi cách làm của trọng tài các nước, thay vì chờ đợi một cách thụ động.Chú trọng đến việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho đội ngũ trọng tài viên nhằm nâng cao chất lượng xét xử, đảm bảo phán quyết của mình đúng pháp luật.Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác như cơ quan Tòa án, cơ quan thi hành nhằm đảm bảo phán quyết của mình được thi hành đúng quy định của pháp luật.

Thứ ba : Đối với các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan thi hành án

Bên cạnh việc hoàn thiện một số quy định pháp luật về trọng tài như việc đã nâng Pháp lệnh trọng tài thành Luật Trọng tài thương mại thiết nghĩ cần có những quy định cụ thể về quá trình hỗ trợ của các cơ quan tư pháp đối với hoạt động của trọng tài hơn nữa.Để có thể làm được

quy định của pháp luật trọng tài và Bộ luật tố tụng dân sự (có thể là một thông tư liên tịch) trong đó cần quy định cụ thể việc hỗ trợ của cơ quan Tòa án và cơ quan thi hành án đối với hoạt động của trọng tài.Chỉ có thế, mới làm cho các cơ quan tiến hành tố tụng và thi hành án có cách hiểu đúng và toàn diện về các quy định của pháp luật trọng tài trong việc hỗ trợ hoạt động cho trọng tài.Từ đó, làm cho hoạt động hỗ trợ của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với quá trình tố tụng trọng tài mang tính tích cực và đạt hiệu quả cao hơn. Các doanh nghiệp sẽ nhận thức được hiệu quả của việc lựa chọn trọng tài nếu có sự thực thi phán quyết trọng tài một cách hiệu quả.

Việc nhà nước cho phép tổ chức thí điểm hoạt động “Thừa phát lại” tại Thành phố Hồ Chí Minh là tín hiệu tốt góp phần đẩy mạnh hoạt động thi hành án và tạo điều kiện cho các bên thực hiện công việc thu thập chứng cứ để tự bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm trước các cơ quan tài phán tranh chấp sẽ góp phần không nhỏ cho hoạt động trọng tài phát triển trong việc giải quyết tranh chấp và thi hành quyết định trọng tài.

Thứ tư : Cần học hỏi kinh nghiệm của một số nước quy định pháp luật về trọng tài

Về mặt pháp luật trọng tài: Hầu như pháp luật các nước đều quy định rất rộng thẩm

quyền của trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp; cho phép hội đồng trọng tài được quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời; quy định hợp lý, cụ thể địa điểm tiến hành giải quyết tranh chấp; thành lập hiệp hội trọng tài nhằm giám sát hoạt động của trọng tài…Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đang từng bước thử thách vào sân chơi quốc tế. Nên chăng, chúng ta cần tiếp thu và học kinh nghiệm về pháp luật trọng tài của các nước phát triển nhằm hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý của chúng ta và từ đó tạo hành lang pháp lý thật sự vững chắc cho hoạt động của trọng tài nói riêng và các lĩnh vực khác.

Về cơ chế hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động của trọng tài: trọng tài các nước trên thế

giới hoạt động rất hiệu quả chính là nhờ cơ chế hỗ trợ tích cực của tòa án trong quá trình tham gia tố tụng trọng tài.Ở Mỹ, tòa án hầu như tham gia toàn bộ vào quá trình tố tụng trọng tài từ việc xem xét thỏa thuận trọng tài cho đến lúc Hội đồng trọng tài ra phán quyết…hay ở Trung Quốc, tòa án cũng tham gia rất tích cực, có hiệu quả vào hoạt động của trọng tài…Chính vì thế, mà làm cho hoạt động của trọng tài ở các nước diễn ra nhanh chóng, tích cực, giải quyết nhanh gọn và đáp ứng quyền lợi của các bên.Từ thực tiễn của các nước, thiết nghĩ Việt Nam chúng ta cũng cần có các

quy định cụ thể về sự hỗ trợ của tòa án đối với hoạt động của trọng tài.Tòa án cần có sự hỗ trợ tích cực hơn nữa trong quá trình giải quyết tranh chấp của trọng tài, tránh tình trạng chồng chéo thẩm quyền giữa trọng tài và tòa án, tránh cho quá trình giải quyết tranh chấp bị gián đoạn, thiếu linh hoạt và không đạt hiệu quả.

Về sử dụng án lệ trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài : Việc áp dụng án lệ trong

giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại nói riêng và tranh chấp thương mại nói chung được sử dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia. Trong hoạt động xét xử của Tòa án Việt Nam, việc áp dụng án lệ đã được từng bước thực hiện một cách không chính thức trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân tối cao đối với Tòa án các cấp dưới hình thức báo cáo tổng kết hoạt động hàng năm; các công văn khoa học xét xử, việc ban hành rộng rãi các quyết định Giám đốc thẩm đối với các bản án hình sự, dân sự, thương mại,lao động và hành chính. Chúng tôi cho rằng đó là những tín hiệu tốt ban đầu để các nhà lập pháp Việt Nam có thể công nhận án lệ là một nguồn chính thức của hệ thống pháp luật Việt Nam được áp dụng trong hoạt động giải quyết tranh chấp.

Việc tìm hiểu, chọn lọc, tiếp thu kinh nghiệm của các nước bổ sung cho pháp luật trọng tài Việt Nam là hết sức cần thiết trong thời điểm hiện nay khi nước ta đang hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới.Một vấn đề được đặt ra là ta sẽ tiếp thu nội dung gì ? cái gì thuận lợi, phù hợp cho phát triển; không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước ta theo chúng tôi cần tiếp thu và tiếp thu một cách nhanh chóng để làm giảm bớt sự tụt hậu, sự chênh lệch về kỹ thuật giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại bằng trọng tài giữa trọng tài viên trong nước và nước ngoài, song song đó cũng sẽ góp phần ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật Việt Nam./.

Các hành động cụ thể cần làm trước hết đó là:

- Chính phủ cần phải ban hành những văn bản pháp luật quy định chi tiết và hướng dấn thi hành Luật trọng tài thương mại 2010 để các cá nhân, tổ chức kinh doanh và các trung tâm trọng tài dễ dàng thực hiện.

- Cùng với hoạt động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động tuyên truyền, giới thiệu một cách sâu rộng để xã hội đặc biệt là các doanh nghiệp biết đến cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.

- Các cơ quan nhà nước thực hiện quản lý nhà nước về trọng tài cần phải đẩy mạnh các hoạt động nhằm giúp hoạt động trọng tài thương mại đạt hiệu quả như phối hợp với các dự án nước ngoài để nâng cao năng lực trọng tài viên, thành lập một số trung tâm trọng tài điểm. Bên cạnh những biện pháp hỗ trợ của nhà nước nói trên, để khẳng định vị trí và tạo niềm tin thì các trung tâm trọng tài cũng cần chủ động, tích cực hơn trong việc mở rộng danh sách trọng tài viên, đặc biệt chú ý tới các chuyên gia có uy tín và trình độ chuyên môn cao, bồi dưỡng, nâng cao trình độ của các trọng tài viên hiện có. Mỗi trung tâm trọng tài cũng cần tăng cường hợp tác với các tổ chức trọng tài trong và ngoài nước để học hỏi kinh nghiệm và có thể nhận được sự hỗ trợ khi cần thiết.

Một phần của tài liệu Tiểu luận về Tài phán (Trang 63 - 67)