• Vốn sản xuất kinh doanh vừa thiếu vừa không được sử dụng hiệu quả.
Đây là một vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu hàng của Việt Nam gặp phải không riêng gì công ty. Nó đã làm hạn chế việc thực hiện các đơn hàng có giá trị lớn. Đồng thời gây khó khăn cho việc đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại và ảnh hưởng đến các hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến quảng bá sản phẩm của công ty trên các thị trường xuất khẩu trong đó có EU.
• Chuyên môn hóa trong sản xuất nhiều mặt hàng chưa cao.
Hiện nay mặc dù công ty có những phân xưởng sản xuất khép kín nhưng trong mỗi phân xưởng vẫn còn một số khâu thực hiện còn yếu kém làm giảm năng suất lao động nói chung. Một trong những nguyên nhân đó là do các máy móc thiết bị của công ty tuy thuộc thế hệ khá hiện đại nhưng còn thiếu đồng bộ. Một số khâu còn mang tính chất lao động thủ công nên không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của khách hàng
• Giao dịch qua trung gian còn nhiều.
Công ty đã có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp nhưng xuất khẩu trực tiếp mới áp dụng được một số năm gần đây nên chưa có kinh nghiệm nhiều về phương thức xuất khẩu này. Vì vậy có nhiều đơn hàng công ty không ký trực tiếp với khách hàng mà vẫn phải nhờ qua các khâu trung gian. Vì vậy lợi nhuận và sự chủ động trong sản xuất kinh doanh giảm đi rất nhiều.
• Nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế.
Lực lượng lao động đông nhưng số lượng công nhân kỹ thuật trình độ bậc thợ cao, giỏi còn ít.
Đội ngũ cán bộ làm công tác marketing, xuất khẩu am hiểu thị trường còn thiếu. Trình độ về ngoại ngữ của nhiều cán bộ trực tiếp làm công tác xuất khẩu còn rất hạn chế, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công việc.
• Chưa chú trọng vào công tác thiết kế sản phẩm.
Công tác đầu tư, nghiên cứu thiết kế mẫu mốt thời trang quần áo chưa được quan tâm đúng mức để phát triển phục vụ cho ngành may chuyển từ gia công sang xuất khẩu sản phẩm trực tiếp.
Đội ngũ nhân viên thiết kế của công ty vừa thiếu lại vừa yếu.
• Sức ép cạnh tranh trên thị trường EU.
Đối với các sản phẩm của công ty xuất sang thị trườn EU phải chịu sức ép cạnh tranh khốc liệt của không chỉ các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu trong nước mà còn sức ép cạnh tranh của các công ty dệt may của nước ngoài như các doanh nghiệp dệt may của Trung quốc, Ấn Độ…
Nếu như cạnh tranh với các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu trong nước, công ty có lợi thế cạnh tranh hơn về quy mô hoạt động lớn, máy móc trang thiết được đầu tư hiện đại, công nhân có trình độ tay nghề khá cao, và các quan hệ bạn hàng lâu năm.
Nhưng nếu đem ra so sánh sức cạnh tranh của công ty với các công ty dệt may xuất khẩu của nước ngoài điển hình là Trung Quốc thì công ty có phần yếu thế hơn. Một vài năm trước đây công ty có lợi thế hơn các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu của Trung Quốc về mặt chất lượng sản phẩm, thì hiện nay điều này đã không còn tồn tại. Các doanh nghiêt dệt may xuất khẩu của Trung Quốc đã cơ bản giải quyết được vấn đề này. Hơn thế nữa, họ lại có lợi thế hơn công ty về mặt giá cả do họ
không phải nhập khẩu nguyên vật liệu và giá thuê nhân công lao động với một số mặt hàng của họ thấp hơn công ty đến gần 20%. Trong khi đó, phần lớn nguyên vật liệu của công ty đều phải nhập ngoại điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến chi phí nguyên vật liệu. Thêm vào đó, các chi phí cầu đường cảng, điện nước, bưu chính viễn thông liên tục tăng giá làm cho giá thành của các sản phẩm may của công ty không hạ mà ngày càng tăng gây bất lợi rất lớn cho công ty cạnh tranh về giá.
• Các ngành phụ trợ trong nước chưa phát triển,.
Một thực tế là ngành may mặc Việt Nam phi phụ thuộc khá nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Do công nghiệp phụ trợ trong nước chưa phát triển nên phần lớn các doanh nghiệp dệt may trong nước phải nhập khẩu 80% nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Mà rong ngành may mặc thì giá trị nguyên vật liệu thường chiếm từ 70%-80% giá trị sản phẩm.
Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu không những ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm xuất khẩu, mà nó còn gây bất lợi cho công ty trong việc chủ động nguồn vật liệu cho sản xuất và thực hiện tiến độ giao hàng cho đối tác. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức cạnh tranh của các công ty dệt may trong nước xuất khẩu sang nước ngoài.
Bảng 2.13: Tỷ trọng nhập NVL trong nước của công ty năm 2005-2009. Năm Tổng luợng nhập NVL
(Nghìn USD)
Lượng nhập NVL trong nước (Nghìn USD) Tỷ lệ (%) 2005 46.471 1.120 2,41% 2006 54.512 1.056 1,94% 2007 56.967 2.429 4,26% 2008 55.979 2.218 3,96% 2009 58.664 3.073 5,24% Nguồn: Phòng kế hoạch.
Hiện tại nguồn cung cấp nguyên vật liệu trong nước mới chỉ cung cấp được 5% nhu cầu sản xuất của công ty. Các nhà cung cấp trong nước hiện mới chỉ cung
cấp được các loại vải đơn giản, các loại nguyên vật liệu có tính chất phức tạp, trình độ công nghệ cao thì hoàn toàn phải nhập khẩu. Bên cạnh đó, còn chưa kể giá bán nguyên vật liệu trong nước thường cao hơn hàng nhập khẩu ít nhất 5%, kèm theo đó là nguồn cung cấp lẫn chất lượng không ổn định. Có những doanh nghiệp khi mua vải sản xuất trong nước để may hàng xuất khẩu, màu vải không đồng đều.
• Thiếu những chính sách hỗ trợ của nhà nước.
Nhà nước chưa chú trọng hỗ trợ công ty trong các hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến sản phẩm.
Cơ chế quản lý kinh doanh của Nhà nước còn cồng kềnh và không đồng bộ, điều đó thể hiện trong thủ tục xuất khẩu còn rườm rà. Hiện nay công tác kiểm hoá còn rất chậm chạp chi phí cao. Bên cạnh đó công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong thủ tục vay vốn để có thể đầu tư cho sản xuất kinh doanh kịp thời.
Mặc dù nghành dệt may Việt Nam phải nhâp khẩu đến 70% nguyên vật liệu đầu vào, nhưng mức thuế xuất nhập khẩu các mặt hàng này hiện vẫn đang là 5%. Điều này đã gây bất lợi cho các sản phẩm dệt may xuất khẩu trong việc cạnh tranh với các sản phẩm dệt may của các nước khác.
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP SẢN PHẨM MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10