SANG THỊ TRƯỜNG EU ĐẾN NĂM 2015.
3.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất.
• Đầu tư phát triển công nghệ.
Đầu tư chiều sâu bao gồm cả đầu tư mở rộng là một yêu cầu cấp thiết. Công ty cần tăng vốn cho các hoạt động mua sắm trang thiết bị hiện đại, đặc biệt ưu tiên các công nghệ tiên tiến tự động cho chất lượng sản phẩm đầu ra cao.
Đầu tư có chiều sâu nhằm khắc phục các mất cân đối, đồng bộ hoá các dây chuyền thiết bị, bổ sung mới, cải tạo nâng cấp thiết bị cũ, đầu tư công nghệ mới, đào tạo nâng cao kỹ thuật quản lý tiếp thị, tổ chức lại sản xuất... để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm sản xuất ra.
Các dự án đầu tư chiều sâu phải có bước đi phù hợp với tình hình kinh tế, kỹ thuật, với chiến lược phát triển của công ty. Dù là bổ sung một máy, một dây chuyền công nghệ... đều phải đảm bảo đồng bộ với công nghệ phụ trợ, đào tạo, quản lý ... nhằm phát huy hiệu quả kinh tế sớm nhất.
• Huy động và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
Trước hết công ty phải xây dựng đuợc kế hoạch sử dụng vốn trong ngắn hạn và dài hạn một cách hợp lý.
Sau khi đã có kế hoạch sử dụng vốn, doanh nghiệp phải lên kế hoạch tổ chức huy động vốn. Doanh nghiệp có thể huy động vốn từ rất nhiều nguồn vốn chủ sở hữu, vốn vay từ các ngân hàng, vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn do liên doanh liên kết, vốn đầu tư từ hoạt động chứng khoán...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không chỉ giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mà còn giúp cho doanh nghiệp có đủ nguồn vốn đầu tư vào các khâu quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để nâng cao hiệu quả vốn doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp sau:
Tăng nhanh tốc độ quay vòng vốn thông qua việc xác định mức hàng dự trữ thích hợp sao cho đủ hàng kinh doanh với mức chi phí phù hợp. Tích cực tìm kiếm khách hàng tiêu thụ các sản phẩm đã sản xuất. Ban lãnh đạo công ty phải cũng cần chỉ đạo tốt hoạt động nghiên cứu thị trường, dự báo nhu cầu thị trường cũng như các biến động của thị trường để lên kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho kì sản xuất tới.
Tiến hành kiểm tra kiểm soát tài chính một cách chặt chẽ, nhất là hoạt động kiểm thu chi tài chính, thực hiện thu chi tít kiệm. Tít kiệm chi phí sản xuất bằng cách nâng cao năng xuất lao động, tít kiệm chi phí kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản thông qua việc tít kiệm chi phí giao dịch cũng như chi phí nghiên cứu tìm kiếm thị trường, chi phí tìm kiếm bạn hàng.
• Phát triển nguồn nhân lực.
Đối với đội ngũ cán bộ quản lý cần năng cao trình độ quản lý bằng cách tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng quản lý hoặc cử cán bộ đi học tập ngắn hạn tại các trường đại học trong nước về quản lý, thường xuyên mời những cán bộ quản lý giỏi về truyền đạt kinh nghiệm quản lý.
Đối với cán bộ chuyên môn nghiệp vụ cần thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bằng việc liên kết với các trường đào tạo mở các lớp ngắn hạn bồi duỡng về chuyên môn nghiệp vụ, khả năng ngoại ngữ, tin học…
Đối với công nhân sản xuất trực tiếp cần tổ chức các lớp học nâng cao tay nghề chuyên môn. Tổ chức các cuộc thi tay nghề để tạo động lực cũng như khuyến khích công nhân sản xuất nâng cao tay nghề trình độ.
• Tăng cường hoạt động quản lý chất lượng.
Trong sản xuất, công ty cần quản lý chặt chẽ hơn về chất lượng sản phẩm trong các khâu sản xuất.
Thực hiện nghiêm túc hoạt đông quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn ISO9001- 2000, ISO 14000, SA 8000. Phấn đấu đạt được tiêu chuẩn ISO 9002- 2000 về quản lý chất lượng.
Thực hiện các biện pháp thưởng phạt nghiêm minh hơn sẽ khích giảm tỷ lệ sai hỏng và tăng trách nhiệm của công nhân với các sản phẩm mình làm ra.