SANG THỊ TRƯỜNG EU ĐẾN NĂM 2015.
3.2.2. Nhóm giải pháp Marketting trên thị trường.
• Tăng cường công tác nghiên cứu mở rộng thị trường.
Hiện may công tác nghiên cứu thị trường của công ty do phòng Marketting chịu trách nhiêm. Tuy nhiên do đội ngũ nhân lực còn có hạn chế mà khối lượng công việc lại nhiều nên công tác này chưa được trú trọng đầu tư. Trong những năm tới đây công ty nên tập trung nhiều hơn nữa cho hoạt động này.
Tăng cường đội ngũ nhân lực cho công tác nghiên cứu thị trường. Có một bộ phận chuyên trách trong phòng ban chuyên thực hiện công tác này để tránh được tình trạng chồng chéo công việc như hiện nay.
Công ty phải có các chính sách đầu tư thoả đáng cho hoạt động này. Đồng thời tạo điều kiên cho nhân viên thị trường có điều kiện đi khảo sát thực tế thị trường để tìm hiểu phản ứng của khách hàng về sản phẩm của công ty.
Công ty cần kết hợp với các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia các hội trợ quốc tế vừa quảng bá sản phẩm vừa thu thập tìm kiếm thông tin về thị trường để giảm thiểu được các chi phí nghiên cứu thị trường.
Sử dụng hữu hiệu các công cụ thông tin hiện đại như Website để tìm nắm bắt được những thông tin thị trường một cách cập nhật.
Tận dụng các nguồn thông tin thứ cấp từ các tổ chức của chính phủ như: Hiệp hội dệt may, tham tán thương mại ở các nước, phục vụ cho công tác nghiên cứu thị trường của công ty.
• Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm.
Tích cực tham gia các hội trợ và triển lãm quốc tế để giới thiệu và quảng bá sản phẩm của công ty, đồng thời cũng tìm kiếm được các khách hàng tiềm năng mới.
Đặc biệt đối với các sản phẩm xuất khẩu, công ty cần có những chiến lược xây dựng và bảo vệ thương hiệu trên các thị trường xuất khẩu trong đó có EU.
Xúc tiến thành lập các văn phòng đại diện tại các nước trên thị trường EU…để tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại.
Tăng cường các hoạt động quảng cáo, quảng bá sản phẩm thông qua các kênh thông tin để tăng cường uy tín và hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.
Duy trì và cải tiến Website của doanh nghiệp cho tiện dụng hơn, dễ dàng cho người sử dụng. Website nên sử dụng nhiều thứ tiếng và thường xuyên cập nhật những thông tin về sản phẩm để dễ dàng cho người tiêu dùng đặc biệt là các khách hàng nước ngoài trong việc tìm kiếm các thông tin về sản phẩm. Điều này cũng tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp để tiến hành nghiên cứu các thông tin về thị hiếu và tiềm năng của thị trường nước ngoài.
• Xây dựng kênh phân phối trực tiếp trên thị trường EU.
Hiện tại hoạt động phân phối các sản phẩm xuất khẩu trực tiếp của công ty trên thị trường EU được thực hiện thông qua các nhà phân phối nước ngoài. Công ty chưa hình thành được một mạng lưới phân phối trực tiếp các sản phẩm của mình trên thị trường này. Điều này đã gây ra một số bất lợi cho công ty khi mà các sản phẩm không được phân phối bằng các nhãn hiệu của công ty mà là của nhà phân phối. Hơn thế nữa các nhà phân phối còn sử dụng lợi thế nắm giữ thị trường để ép
giá xuất khẩu sản phẩm của công ty xuống mức thấp. Vì thế nên việc xây dựng kênh phân phối trực tiếp trên thị trường là một việc hết sức cần thiết.
Trong thời gian tới, cùng với phân phối thông qua các nhà phân phối châu Âu,
công ty cũng cần lập kế hoạch đầu tư, thành lập một số cửa hàng bán sản phẩm
xuất khẩu trực tiếp trên của công ty trên thị trường EU. Đồng thời tích cực tìm kiếm mở rộng quan hệ bán hàng xuất khẩu với các nhà bán lẻ trên thị trường EU là các cửa hàng tạp hoá để hình thành một hệ thống vệ tinh các nhà phân phối bán lẻ.
Công ty cũng nên thành lập hệ thống các đại lý bán hàng xuất khẩu của công ty trên thị trường EU. Việc này không những giúp cho công ty đẩy mạnh lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty mà còn giúp công ty thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trên thị trường và tìm kiếm thông tin về thị trường phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.