Địa điểm đặt dự án.
Địa điểm sản xuất và cơ sở hạ tầng được xây dựng trên xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
4.2. Phân tích về địa điểm Điều kiện tự nhiên.
Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, giới hạn trong khoảng từ 20o 53' đến 21o 23' vĩ độ Bắc, 105o 44' đến 106o 02' kinh độ đông, tiếp giáp với 5 tỉnh: phía bắc giáp Thái Nguyên,phía Đông giáp Bắc Ninh, Bắc Giang, phía Đông Nam giáp Hưng Yên ,phía Nam và Tây Nam giáp Hà Tây (cũ) và Vĩnh Phúc . Hà Nội có diện tích tự nhiên 918,1 km2, khoảng cách dài nhất từ phía bắc xuống phía nam là trên 50km và chỗ rộng nhất từ tây sang đông 30 km. Điểm cao nhất là núi Chân Chim: 462 m (huyện Sóc Sơn); nơi thấp nhất thuộc xã Gia Thụy (huyện Gia Lâm) 12 m so với mặt nước biển. Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú và nổi tiếng từ lâu đời, Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.
Địa hình
Đại bộ phận diện tích Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với độ cao trung bình từ 15m đến 20m so với mặt biển. Còn lại chỉ có khu vực đồi núi ở phía bắc và phía Tây Bắc của huyện Sóc Sơn thuộc rìa phía nam của dãy núi Tam Đảo có độ cao từ 20m đến trên 400m với đỉnh Chân Chim cao nhất là 462m. Địa hình của Hà Nội thấp dần từ bắc xuống nam và từ tây sang đông. Điều này được phản ánh rõ nét qua hướng dòng chảy tự nhiên của các dòng sông chính thuộc địa phận Hà Nội. Dạng địa hình chủ yếu của Hà Nội là đồng bằng được bồi đắp bởi các dòng sông với các bãi bồi hiện đại, bãi bồi cao và các bậc thềm. Xen giữa các bãi bồi hiện đại và các bãi bồi cao còn có các vùng trũng với các hồ, đầm (dấu vết của các lòng sông cổ). Riêng các
bậc thềm chỉ có ở phần lớn huyện Sóc Sơn và ở phía bắc huyện Đông Anh, nơi có địa thế cao trong địa hình của Hà Nội. Ngoài ra, Hà Nội còn có các dạng địa hình núi và đồi xâm thực tập trung ở khu vực đồi núi Sóc Sơn với diện tích không lớn lắm.
Khí hậu
Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa Hè nóng, mưa nhiều và mùa Đông lạnh, mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng năm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm2 và nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,6oC. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1245 mm và mỗi năm có khoảng 114 ngày mưa. Đặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa Đông thời tiết khô ráo. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên có thể nói rằng Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Bốn mùa thay đổi như vậy đã làm cho khí hậu Hà Nội thêm phong phú, đa dạng.
Thổ nhưỡng
Lớp phủ thổ nhưỡng vốn liên quan đến đặc tính phù sa, quá trình phong hoá, chế độ bồi tích và đến hoạt động nông nghiệp. Dưới tác động của các yếu tố trên, Hà Nội hiện nay có 4 loại đất chính, đó là đất phù sa trong đê, đất phù sa ngoài đê, đất bạc màu và đất đồi núi. Đất phù sa ngoài đê là đất hàng năm được tiếp tục bồi đắp thường xuyên trên các bãi bồi ven sông, hoặc các bãi giữa sông. Đất phù sa trong đê do có hệ thống đê nên không được các sông bồi đắp thường xuyên. Nhóm đất bạc màu phát triển chủ yếu trên đất phù sa cổ tập trung nhiều ở hai huyện Đông Anh và Sóc Sơn là loại đất chua, nghèo dinh dưỡng, không kết cấu, thành phần cơ giới nhẹ, rời rạc khi khô hạn, kết
dính khi ngập nước, cho năng suất cây trồng thấp. Nhóm đất đồi núi tập trung ở huyện Sóc Sơn, bị xói mòn nghiêm trọng do cây rừng bị chặt phá, tầng đất mỏng, nhiều nơi trơ sỏi sạn, tầng mùn dường như không còn, đất chua, độ pH thường dưới 4, nghèo chất dinh dưỡng.
Hà Nội vốn là vùng đất trù phú, có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu đời, đã cung cấp nhiều giống cây trồng, vật nuôi quí, có giá trị kinh tế và nổi tiếng trong cả nước. Đáng chú ý là các huyện ngoại thành đã hình thành các vành đai rau xanh, thực phẩm tươi sống (thịt, cá, sữa, trứng) phục vụ cho nhu cầu đô thị hoá ngày một cao của thủ đô Hà Nội và dành một phần để xuất khẩu.
Đất đai sông ngòi
Hà Nội là thành phố gắn liền với những dòng sông, trong đó sông Hồng là lớn nhất. Sông Hồng bắt đầu từ dãy Ngụy Sơn ở độ cao 1776m thuộc huyện Nhị Đô, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc - đông nam vào Việt Nam từ Hồ Khẩu (Lào Cai) và chảy
ra vịnh Bắc Bộ ở cửa Ba Lạt (Nam Định). Dòng chính của sông Hồng dài khoảng 1160 km, phần chảy qua Việt Nam khoảng 556 km. Sông Hồng chảy vào Hà Nội từ xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm đến xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, dài khoảng 30km, có lưu lượng nước bình quân hàng năm rất lớn, tới 2640 m3/s với tổng lượng nước chảy qua tới 83,5 triệu mét khối. Lượng phù sa của sông Hồng rất lớn, trung bình 100 triệu tấn/năm. Đê sông Hồng được đắp từ năm 1108, đoạn từ Nghi Tàm đến Thanh Trì, gọi là đê Cơ Xá. Ngày nay sông Hồng ở Việt Nam có 1267km đê ở cả hai bên tả, hữu ngạn. Độ cao mặt đê tại Hà Nội là 14m. Sông Hồng góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống cũng như trong sản xuất. Phù sa giúp cho đồng ruộng thêm màu mỡ, đồng thời bồi đắp và mở rộng vùng châu thổ. Ngoài sông Hồng, trong địa phận Hà Nội còn có sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Nhuệ và sông Cà Lồ.
Điều kiện kinh tế - xã hội
+Dân cư đông nên có lợi thế: Có nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động này có nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao. Tạo ra thị trường có sức mua lớn.
+Chính sách: có sự đầu tư nhiều của Nhà nước và nước ngoài.
+Kết cấu hạ tầng phát triển mạnh (giao thông, điện, nước…), đường bộ có quốc lộ 1A, quốc lộ 2, 3, 6, 32, 18…tuyến đường sắt Bắc – Nam và toả đi các thành phố khác, sân bay quốc tế Nội Bài,…
+Cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành ngày càng hoàn thiện: hệ thống thuỷ lợi, các trạm, trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi, nhà máy chế biến…
+Có lịch sử khai phá lâu đời, là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống…
-Khái quát về tình hình kinh tế _xã hội của huyện Gia Lâm
Gia Lâm là một huyện ngoại thành phía Đông của thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 20km. Phía Đông ,Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh; phía Nam, Đông Nam giáp Hưng Yên; phía Tây giáp các quận Long Biên, Hoàng Mai ; phía Bắc, tây Bắc giáp huyện Đông Anh.
Trước tháng 11/2003 khi quận Long Biên chưa được thành lập thì diện tích của huyện là 172,9km2 với dân số 340200 người,sau khi thành lập quận Long Biên thì diện tích chỉ còn 108,4466km2 với dân số 1901194 người.Với 2 thị trấn:Yên Viên và Trâu Quỳ và 20 xã gồm Lệ Chi, Kiêu Kỵ, Đình Xuyên, Dương Hà, Ninh Hiệp, Bát Tràng, Kim Sơn, Cổ Bi, Dương Xá, Dương Quang, Đa Tốn, Phú Thị ,Đặng Xá, Kim Lan, Văn Đức, Đông Dư, Yên Thường, Phù Đổng, Trung Màu, Yên Viên.
Theo quy hoạch của thành phố đến năm 2020 dân số của huyện sẽ là 323000 người trong đó: có 130000 người dân ở đô thị; 193000 ở ngoài đô thị (lao động nông nghiệp 16,2 nghìn người chiếm 10%, 145,4 nghìn người là lao
động phi nông nghiệp) được chia thành 2 khu vực Bắc Đuống và Nam Đuống. Tại khu vực Bắc Đuống trục không gian chính Cầu Đuống_Yên Viên_Đình Bảng là trục dọc quốc lộ 1 cũ nối Hà Nội với Bắc Ninh.Tại khu vực Nam Đuống,trục không gian Trâu Quỳ _Như Quỳnh là trục không gian dọc theo đường 5 và tuyến đường sắt Hà Nội_Hưng Yên mới,tuyến đường sắt Yên Viên-Ngọc Hồi,tuyến Hà Nội _Hà Đông và tuyến buýt nhanh BRT điều này giúp Hà Nội nói chung và Gia lâm nói riêng có cơ hội phát triển kinh tế _xã hội.Điện lưới quốc gia và viễn thông liên lạc đã được phủ sóng toàn huyện tạo điều kiện để nhân dân có thể giao lưu với các địa phương khác một cách thuận tiện nhất.
Huyện Gia Lâm là một huyện đồng bằng có sông Hồng ,sông Đuống và kênh Gia Thượng chảy qua thuận lợi cho :phát triển vận tải đường sông,làm nghề chài lưới;đồng thời đây cũng là yếu tố thuận lợi cho tưới tiêu trong trồng trọt ; có hai con sông lớn bồi đắp nên huyện có những bãi bồi khá rộng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.Gia lâm có trữ lượng đất nông nghiệp lớn, thổ nhưỡng phù hợp với trồng trọt: trồng rau , trồng cây ăn quả (như Văn Đức ,Đông Dư, Trâu Quỳ). Ngoài ra còn có một số làng nghề như: Bát Tràng (sản xuất gốm sứ), Kiêu Kỵ (dát bạc, sơn son thếp vàng, đồ gỗ), Ninh Hiệp (trồng và kinh doanh thuốc Bắc, buôn bán vải vóc). Hiện nay, thôn Đình Vỹ- xã Yên Thường đang nổi lên với một điểm đầu tư hấp dẫn của mọi doanh nhân.
Huyện Gia Lâm có những cơ chế,chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư,trong khuôn khổ pháp luật nhằm khai thác các tiềm năng thế mạnh riêng của huyện trên tinh thần 2 bên cùng có lợi cụ thể -giảm giá thuế tối đa tùy theo địa điểm và tính chất của dự án,hỗ trợ chủ đầu tư trong việc giải phóng mặt bằng,san lấp mặt bằng.
-Thực hiện nghiêm túc chính sách một cửa giải quyết thủ tục nhanh nhất cho các nhà đầu tư :thẩm định dự án, triển khai dự án, cấp đất cho thuê, cấp giấy phép, tuyển lao động…Đảm bảo an toàn tài sản và người cho các nhà đầu tư. Dự án sản xuất rau sạch được triển khai tại xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà
Nội bên cạnh những lợi thế về điều kiện tự nhiên ,chính trị và kinh tế xã hội đây là địa điểm hết sức thuận lợi về giao thông, nguồn nhân lực và đặc biệt Gia Lâm có trường Đại học Nông Nghiệp I là nơi mà dự án có thể tiếp nhận và học hỏi các tiến bộ khoa học kỹ thuật về sản xuất rau sạch cũng như cách chế biến, bảo quản rau tốt nhất .
Như vậy có thể nói việc triển khai thực hiện Dự án sản xuất rau sạch tai địa bàn xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội là một lựa chọn đúng đắn, những lợi thế của Hà Nội sẽ góp phần quan trọng cho sự thành công của dự án.
CHƯƠNG V: XÂY DỰNG KIẾN TRÚC