Hiện trạng côngty cổ phần ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Tiểu luận Công ty TNHH và công ty Cổ phần (Trang 50 - 56)

Thời gian qua việc xuất hiện của hình thái công ty cổ phần đã tạo ra sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong từng DN cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hơn thế nữa mô hình này còn thu hút được nguồn vốn kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ và phát triển DN. Tạo điều kiện nâng cao vai trò làm chủ thực sự của người có cổ phần, thúc đẩy sự phát triển của công ty.

Các công ty cổ phần niêm yết trên sàn (HOSE và HNX): Số công ty niêm yết thua lỗ tăng mạnh.

Theo thống kê trên sàn chứng khoán, trước những khó khăn chung của nền kinh tế, chỉ trong 9 tháng đầu năm nay, toàn thị trường có tới 143 doanh nghiệp bị lỗ, tăng 1,7 lần so với cùng kỳ năm 2011. Đáng chú ý, có tới 438 doanh nghiệp có lợi nhuận sụt giảm so với năm trước. Riêng khối các công ty chứng khoán, trong số 105 công ty chứng khoán đang hoạt động cũng có trên 50% công ty bị lỗ năm 2012 và trên 70% công ty chứng khoán có lỗ lũy kế.

Xuất hiện vô số cổ phiếu giá “bèo”: Cùng với sự lao dốc mạnh mẽ của các chỉ số chứng khoán, thị trường năm nay đã chứng kiến khá nhiều cổ phiếu giá siêu rẻ, chỉ chưa đến 1.000 đồng. Đây được xem là một mức giá khá “bèo”.

Các cổ phiếu đua nhau rời sàn: Trước những vô vàn khó khăn mà các doanh nghiệp đang nếm trải như lãi suất cao, nguồn vốn hạn hẹp, thị trường giảm sút do người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu… đã khiến nhiều doanh nghiệp trong nước rơi vào khủng hoảng. Hậu quả là tình trạng thua lỗ kéo dài ồ ạt diễn ra ở những công ty niêm yết. Với kết quả này, việc doanh nghiệp niêm yết phải rời sàn dường như là điều bắt buộc.

Các công ty chứng khoán rơi vào "vòng xoáy" bị kiểm soát đặc biệt: Năm 2012 được ghi thêm dấu ấn bởi những doanh nghiệp liên tục rơi vào cảnh bi đát và nằm trong tình trạng kiểm soát đặc biệt.

Các công ty cổ phần chưa niêm yết trên sàn (UPCOM): Sắp đối mặt với “án” hủy niêm yết bắt buộc, không ít DN tự tạo cho mình lối thoát bằng việc tuyên bố sẽ hủy niêm yết tự nguyện và chuyển qua đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM.

Nhằm thu hút nhiều hơn nữa các DN niêm yết trên sàn UPCoM thì phải : nghiên cứu trình các cơ quan có thẩm quyền cho phép áp dụng phương pháp đấu giá trực tiếp trong ngày giao dịch đầu tiên trên thị trường UPCoM để tạo động lực mới và tính thanh khoản cho thị trường UPCoM; kiến nghị hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý nhằm thực thi quy định của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung Luật chứng khoán về việc đưa công ty đại chúng chưa niêm yết lên quản lý trên thị trường UPCoM, cho phép các Sở Giao dịch Chứng khoán nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật để gắn công tác đấu giá doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa với đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM nhằm góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và thực hiện được mục tiêu tăng cường quản lý nhà nước; tăng cường thực thi Luật Chứng khoán về việc đưa công ty đại chúng chưa niêm yết lên quản lý trên thị trường UPCoM trong vòng 1 năm kể từ khi hoàn tất việc phát hành ra công chúng; bước đầu triển khai áp dụng công bố thông tin tự động qua CIMS cho các công ty đại chúng quy mô lớn trên thị trường UPCoM

Ngoài ra, thì còn tình hình cổ phần hóa các DNNN thông qua các báo cáo : • Tại Hội nghị của Chính phủ với các tập đoàn, tổng công ty, Phó Thủ tướng Vũ

Văn Ninh cho biết, tới đây, việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tiếp tục được triển khai mạnh.

• Ngay trong quý 1/2013, sẽ có Nghị định sửa đổi các quy định về cổ phần hóa. Nghị định mới sẽ tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến đất đai, lựa chọn nhà đầu tư chiến lược…

• Lãnh đạo UBND TP. HCM cho biết, năm 2013, địa phương này sẽ triển khai cổ phần hóa 9 doanh nghiệp, kế hoạch từ nay đến 2015 sẽ cổ phần hóa được 29 doanh nghiệp.

• Theo báo cáo của Ban Đổi mới doanh nghiệp nhà nước, năm 2012, cả nước chỉ cổ phần hóa được 12 doanh nghiệp nhà nước. Nhiều tổng công ty chậm thực hiện cổ phần hóa công ty mẹ theo lộ trình đã được phê duyệt.

• Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015". Nội dung đáng chú ý gồm có: (1) Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước, trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. (2) Sau khi áp dụng các biện pháp bảo đảm khả năng chi trả, TCTD yếu kém được sáp nhập, hợp nhất, mua lại trên cơ sở tự nguyện. Nếu không thể thực hiện một cách tự nguyện, NHNN sẽ áp dụng các biện pháp sáp nhập, hợp nhất, mua lại trên cơ sở bắt buộc đối với TCTD yếu kém.

Chuyển động của chính sách nhằm thúc đầy quá trình cổ phần hóa của các DNNN:

• Nghị định mới về cổ phần hóa DNNN dự kiến được ban hành trong năm 2013 sẽ có nhiều quy định mới, tạo điều kiện cho quá trình chuyển DNNN thành công ty cổ phần, trong đó có việc lựa chọn NĐT chiến lược. Theo dự thảo Nghị định, doanh nghiệp có thể đàm phán với NĐT chiến lược, bán một phần vốn cho họ theo giá thỏa thuận, sau đó nếu cần mới tiến hành bán cổ phần ra công chúng. Điều này làm giảm bớt thủ tục, thời gian cũng như tăng tính chủ động cho DN. Tuy nhiên, đối với những DN thực hiện IPO trước thời điểm nghị định mới có hiệu lực, việc lựa chọn đối tác chiến lược vẫn theo quy định cũ. Nghĩa là thỏa thuận trực tiếp hoặc đấu giá giữa các NĐT chiến lược có đủ tiêu chuẩn và đã thực hiện đăng ký mua trước khi thực hiện đấu giá công khai là giá thỏa thuận giữa các bên hoặc là giá đấu thành công nhưng không thấp hơn giá khởi điểm.

• Ngoài ra, dự thảo Nghị định đưa ra các quy định trong việc xác định lợi thế vị trí đất trong giá trị doanh nghiệp; quy định Nhà nước sẽ nắm từ 75% đến dưới 100%, từ 65% đến dưới 75% và trên 50% cổ phần tại các DN, tùy theo quy mô, ngành nghề; chuyển một số doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm trên 50%

cổ phần thành loại nắm trên 25% hoặc trên 35% cổ phần nhằm đảm bảo phải có sự biểu quyết tán thành của Nhà nước mới thông qua được một số hoặc tất cả các quyết định quan trọng thuộc thẩm quyền của ĐHCĐ, HĐTV...

So sánh hệ thống pháp luật về công ty cổ phần của Nhật Bản và Việt Nam:

• Luật công ty (LCT) Nhật Bản và Luật doanh nghiệp (LDN) Việt Nam đều có những qui định tương đồng về quyền của cổ đông như quyền hưởng lợi tức cổ phần, quyền biểu quyết, quyền tự do chuyển nhượng cổ phần, quyền xem xét trích lục các thông tin, v.v… và qui định về tổ chức nội bộ công ty cổ phần (CTCP) bao gồm Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát (BKS). Bảo vệ cổ đông của CTCP và xây dựng mô hình tổ chức nội bộ phù hợp là những vấn đề trung tâm trong LCT Nhật Bản và LDN Việt Nam.

• Cả Việt Nam và Nhật Bản qui định cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi. Cổ đông phổ thông là người sở hữu cổ phần phổ thông trong CTCP, và chiếm đa số trong CTCP.

• Cổ đông ưu đãi là người sở hữu cổ phần ưu đãi trong CTCP. Cổ đông ưu đãi có quyền và lợi ích đặc biệt mà cổ đông phổ thông không có như quyền ưu đãi biểu quyết, quyền ưu đãi cổ tức, quyền ưu đãi hoàn lại.

CTCP được coi là trụ cột của nền kinh tế. Luật thương mại (LTM) Nhật với bề dày lịch sử hàng trăm năm đã công nhận sự tồn tại của loại hình công ty này. Qua nhiều lần sửa đổi, LTM đã hoàn thiện để điều chỉnh phù hợp với thực tế phát sinh. Năm 2005, LCT đã được hiện đại hóa về ngôn ngữ, được tách ra khỏi LTM trở thành một đạo luật độc lập LDN năm 1990 công nhận hình thức CTCP, từ năm 1995, loại hình công ty này đã trở thành phổ biến cùng với tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Hiện nay, CTCP là loại hình doanh nghiệp có khả năng mở rộng qui mô vốn thông qua thị trường chứng khoán.

Ở Việt Nam, cơ cấu cổ đông của CTCP khác với Nhật Bản ở chỗ có sự tham gia của cổ đông nhà nước trong các CTCP. Nhiều CTCP cho người lao động nắm

cổ phần nhằm tạo ra cơ cấu cổ đông ổn định. Hội nắm cổ phần của người lao động mua cổ phần và phân phối cho người lao động, cổ phần này không được phân phối cho người bên ngoài, và khi người lao động thôi việc thì bán lại cho Hội nắm cổ phần. Ở Việt Nam, sự bất cập trong thực hiện quyền của cổ đông ở chỗ: phiên họp ĐHĐCĐ của CTCP thường bị chi phối bởi nhóm cổ đông chi phối, cổ đông thiểu số thường không có tiếng nói trong ĐHĐCĐ.

Về nguyên tắc trong CTCP không cần thiết lập HĐQT. Tuy nhiên, LCT qui định có 3 loại CTCP phải thiết lập HĐQT đó là công ty đại chúng, công ty có thiết lập BKS và công ty có thiết lập các ủy ban (Điều 327 Khoản 1). Còn công ty có thiết lập BKS là CTCP buộc phải thiết lập BKS là công ty đại chúng trừ công ty có thiết lập các ủy ban (Điều 328 Khoản 1). Còn đối với những CTCP không cần thiết phải thiết lập BKS thì cũng có thể thỏa thuận thành lập BKS (Điều 326 Khoản 2). Trong CTCP có thiết lập HĐQT thì phải bầu một thành viên làm đại diện HĐQT (Điều 362 Khoản 3) Theo Pháp luật Việt Nam, HĐQT là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ như quyết định chiến lược, kế hoạch hàng năm của công ty…

Đại diện HĐQT là đại diện công ty, điều hành hoạt động trong công ty, tiến hành giao dịch và ký kết hợp đồng với bên ngoài Chủ tịch HĐQT do ĐHĐCĐ hoặc HĐQT bầu ra. Trong trường hợp HĐQT bầu ra chủ tịch HĐQT thì Chủ tịch được bầu trong số đó có thể kiêm nhiệm giám đốc hoặc tổng giám đốc (LDN Điều 111), giám đốc hoặc tổng giám đốc có thể là đại diện theo pháp luật trong trường hợp điều lệ công ty không qui định chủ tịch HĐQT là đại diện theo pháp luật (Điều 116, Khoản 1).

Hoạt động giám sát của HĐQT tồn tại bất cập. HĐQT có nghĩa vụ giám sát đại diện HĐQT điều hành hoạt động kinh doanh nhưng không phát huy tác dụng, bởi vì quá nửa các thành viên HĐQT là cấp dưới của đại diện HĐQT. Cho nên HĐQT khó có thể giám sát có hiệu quả hoạt động của đại diện HĐQT. Đối với công ty lớn, có qui mô lớn, số thành viên HĐQT có khi lên tới 30, 40 người, việc quyết

định các vấn đề rất khó khăn. Bởi vậy, các thành viên HĐQT thường nhóm họp bàn bạc trước, sau đó triệu tập phiên họp HĐQT để quyết định chính thức. Do vậy, sự tồn tại của HĐQT trở nên hình thức. Trong một số CTCP, có tình trạng thành viên HĐQT đại diện quản lý phần vốn của nhà nước quyết định các vấn đề đi ngược lại lợi ích của cổ đông.

Có những hạn chế nhất định trong thực hiện quyền giám sát của BKS. Trong nhiều CTCP, BKS không kiểm tra giám sát đúng đắn hoạt động quản lý điều hành thành viên HĐQT. Luật cấm thành viên HĐQT và người lao động kiêm KSV, trên thực tế, KSV là cấp dưới của người quản lý công ty, KSV thường là người chủ sử dụng lao động cũ nên việc giám sát khách quan rất khó được thực hiện. Theo LDN Việt Nam, BKS có từ 3 đến 5 thành viên, nếu Điều lệ công ty không có qui định khác, nhiệm kỳ của BKS không quá 5 năm (Điều 121). Trong BKS, nửa số thành viên phải cư trú tại Việt Nam và phải có ít nhất một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên. Còn ở Nhật Bản, trong các CTCP buộc phải thiết lập BKS thì BKS cần thiết có từ 3 thành viên trở lên, trong đó một nửa phải là kiểm soát viên (KSV) bên ngoài (Điều 335 Khoản 3) và phải có KSV thường trực.

Trong một thời gian dài áp dụng mô hình truyền thống, bên cạnh duy trì chế độ giám sát của HĐQT và BKS đối với hoạt động quản lý điều hành, trên thực tế, người lao động và ngân hàng chủ đạo là chủ thể giám sát trong CTCP. Trên thực tế, BKS trong nhiều CTCP cũng bị hình thức hóa, chưa thực hiện đầy đủ quyền hạn và nhiệm vụ được giao như giám sát HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý điều hành công ty.

Để giải quyết những bất cập phát sinh đảm bảo hoạt động giám sát nội bộ có hiệu quả, Nhật Bản đã du nhập mô hình CTCP có thiết lập các ủy ban. Các cơ quan ban ngành hữu quan cần đánh giá một cách toàn diện mô hình tổ chức nội bộ theo LDN hiện hành và sửa đổi phù hợp với điều kiện của Việt Nam và đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Công ty TNHH và công ty Cổ phần (Trang 50 - 56)