Một số vấn đề ở Côngty TNHH 1.Nguy cơ công ty ma và lừa đảo:

Một phần của tài liệu Tiểu luận Công ty TNHH và công ty Cổ phần (Trang 31 - 35)

Nhờ vào đặc tính công ty TNHH như tên gọi của nó, người kinh doanh có thể giới hạn được rủi ro của mình trong phạm vi góp vốn. Do đó nó có thể dồn một phần rủi ro cho khách hang, người làm công và các chủ nợ khác của công ty. Dẩn đến, làm ăn với công ty TNHH khách hàng có nhiều lý do để cẩn trọng.

Thứ nhât: thủ tục thành lập dễ dàng, cốn điều lệ về cơ bản do các thành biên tự khai, tự đánh giá, tự thỏa thuận phương thức và thời điểm góp vốn (điều 8, điều 21 – 30 Luật Doanh nghiệp), nên có thể xuất hiện nhiều công ty với năng lực tài chính hạn chế, vốn điều lệ đăng ký không có giá trị chứng minh khả năng tài chính.

Thứ hai: khi công ty vỡ nợ, khách hàng chỉ có thể trông chờ vào khối tài sản riêng còn lại của công ty mà không thể buộc các thành viên mang tài sản cá nhân ra trả nợ thay công ty

 Dựa vào những đặc trung ấy mà khách hàng có thể bị lợi dụng vì mục đích lừa đảo

4.2.Phá sản: chạy chốn chủ nợ.

Trong công ty TNHH, trước sức ép đòi nợ của chủ nợ, chủ kinh doanh có thể xem xét lợi hại để yêu cầu tòa án tuyên bố phá sản công ty. Đối với hộ kinh doanh

và doanh nghiệp tư nhân thường sẽ không được lợi ích đáng kể nào từ thủ tục phá sản, còn đối với công ty TNHH thì ngược lại, nếu được chấp nhận người kinh doanh sẽ có cơ hội né tránh sức ép của chủ nợ.

Sau khi được tuyên bố phá sản, công ty TNHH bị xóa tên khỏi sổ đăng ký kinh doanh, chấm dứt sự tồn tại độc lập của nó (điều 86,89 Luật Phá Sản)

4.3. Khó khăn trong du nhập TNHH

Bên cạnh xu hướng hình sự hóa các vụ án kinh tế (tìm mọi cách khởi tố bị can đối với thành viên công ty khi công ty vỡ nợ dưới các tội danh lừa đảo, lạm dụng tính nhiệm chiếm đoạt tài sản). Dẩn đến không hiếm khi các cơ quan tư pháp địa phương cho pphesp kê biên tài sản tư nhân của thành viên để thanh toán nợ cho công ty. Mặt khác các chủ nợ cũng tìm mọi cách để cá thể hóa các khoản nợ của công ty.

Ví dụ: các ngân hàng khi cho vay thường yêu cầu người quản lí và thành viên công ty dung tài sản cá nhân để thế chấp cho những khỏan vay của công ty. Và điều này diễn ra phổ biến ở khu vực tư nhân, song cũng bắt đầu lan qua các công ty quốc doanh. Khi có một công ty 100% vốn nước ngoài hay liên doanh vỡ nợ, không hiếm các trường hợp cơ quan quản lí Việt Nam cất công bay sang nước ngoài để tham kiến chủ đầu tư và thuyết phục họ trả nợ cho công ty con ở việt Nam.

Tất cả các hiện tượng trên tuy xa lạ với khái niệm TNHH nhưng gần như thân thuộc với cách nghĩ của người Việt Nam, Người nước ta chưa quen với quan niệm công tu là một pháp nhân độc lập, khi vỡ nợ chủ nợ chỉ có thể cầu may từ khối tài sản của công ty vỡ nợ, mà không dễ dàng buộc các thành viên trả nợ thay cho công ty.

4.4.Phá hạn: phá vỡ bước tường TNHH

Nhằm bảo vệ lợi ích của chủ nợ, nhà làm luật đã dự liệu nhiều tình huống phá vỡ tính chịu của hình thức TNHH, buộc các thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm thiệt hại đã xảy ra đối với các công ty và chủ nợ.

VD:

 khi các bên xúc tiến , song doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh, thành viên đã kia kết hợp đồng phải liên đới chịu trách nhiệm (điều 14, khoản 3 Luật Doanh Nghiệp)

 Khi các thành viên khai khống vốn (khoản 2,3 điều 30 Luật Doanh Nghiệp)

 Khi các thành viên không góp vốn đủ và đúng hạn theo nghĩa vụ gón vốn đã thỏa thuận (điều 30 khoản 2, điều 65 khoản 1 Luật Doanh Nghiệp)

 Khi các thành viên nhân danh công ty để thực hiện hành vi phi pháp, không đúng mục đích công ty, gây thiệt hại cho người khác (điều 11 khoản 5 LDN); hoặc thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn khi công ty có nguy cơ vỡ nợ (điều 42 khoản 5 LDN)

 khi các thành viên điều hành công ty quyết định hoàn trả phần vốn góp hoặc chia lợi nhuận trái quy định (điều 62, 60.2,60.3 LDN)

 Khi thành viên duy nhất của công ty TNHH một thành viên rút vốn khỏi công ty (điều 66.1 LDN)

 Khi danh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận ĐKKD mà các thành viên không tiến hành giải thể doanh nghiệp (điều 158.6)

4.5.Định giá vốn góp:

Việc định giá vốn góp dựa trên nguyên tắt thống nhất giữa các thành viên, không phân biệt góp ít hay góp nhiều. Bởi vậy, quy định chủ nợ có quyền yêu cầu thành viên liên đới trả nợ cho công ty nếu vốn góp được định giá cao hơn giá thị trường vào thời điểm góp vốn chỉ có giá trị thực tế nếu nghĩa vụ chứng minh được đảo ngược, tức là buộc công ty phải chứng minh khi có yêu cầu chính đáng của chủ nợ.

 chưa rõ ràng, chỉ có thể hợp lý về mặt lý thuyết, rất khó thực hiện lợi ích của chủ nợ trên thực tiễn.

4.6.Kiểm soát giao dịch tư lợi:

Những giao dịch giữa công ty và những người dưới đây được xem là giao dịch có dấu hiệu tư lợi:

-Hợp đồng giữa công ty và

 thành viên công ty hoặc người đại diện của thành viên công ty;

 giám đốc hoặc người đại diện theo pháp luật của công ty;

 những vợ, chồng, cha mẹ nuôi, con nuôi, anh chị em ruột của các thành viên, giám đốc hay người đại diện cho công ty; với công ty mẹ, công ty con của thành viên là tổ chức

Điều 59.1 LDN

Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật khi được giao kết không đúng quy định điều 89.1 LDN.

Nhận Xét:

Trong nền kinh tế ở nước ta hiện nay, công ty trách nhiệm hữu hạn là một loại hình doanh nghiệp khá phổ biến do có nhiều ưu điểm về cơ cấu tổ chức cũng như vốn. Có thể nói, đây là mô hình lý tưởng để lựa chọn khi kinh doanh ở qui mô vừa và nhỏ. Đặc điểm, địa vị pháp lý của loại hình doanh nghiệp này đã được Luật

Doanh Nghiệp 2005 và các văn bản dưới luật qui định rất rõ ràng. Công ty trách nhiệm hữu hạn có nhiều ưu điểm, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều nhược điểm hơn so với công ty cổ phần hay doanh nghiệp tư nhân. Hiểu rõ được những vấn đề này chắc chắn sẽ giúp ích và tạo thuận lợi cho chúng ta rất nhiều khi bắt đầu công việc kinh doanh.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Công ty TNHH và công ty Cổ phần (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w