Ban kiểm soát:

Một phần của tài liệu Tiểu luận Công ty TNHH và công ty Cổ phần (Trang 45 - 48)

3. Cơ cấu tổ chức:

3.4. Ban kiểm soát:

Công ty cổ phần có trên 11 cổ đông phải có Ban kiểm soát gồm từ 3 đến 5 thành viên. Các kiểm soát viên do đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có hơn một nửa số thành viên thường trú tại Việt Nam. Ban kiểm soát thay mặt các cổ đông kiểm soát các hoạt động của công ty, chủ yếu là các vấn đề tài chính. Vì vậy, thành viên Ban kiểm soát ít nhất phải có một người có trình độ chuyên môn về kế toán. Ban kiểm soát bầu một thành viên làm trưởng ban. Quyền và nhiệm vụ của trưởng ban kiểm soát do điều lệ công ty quyết định và điều lệ công ty Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông về thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

Pháp luật Trung Quốc cũng có những quy định về việc thành lập Ban kiếm soát của công ty cổ phần. Tuy nhiên, đặc điểm của công ty cổ phần bắt buộc phải thành lập Ban kiểm soát thì không có quy định của pháp luật. Theo quy định tại điều 118 “Công ty cổ phần sẽ thành lập một ban kiểm soát và ban kiểm soát có ít nhất 3 thành viên”.

Về chức năng và nhiệm vụ của Ban kiểm soát, pháp luật hai nước đều có những quy định tương đối giống nhau, trong đó Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên của Công ty không có Ban kiểm soát sẽ thực hiện các quyền sau đây:

• Kiểm tra các công việc tài chính của Công ty.

• Giám sát các hoạt động liên quan tới nghĩa vụ của giám đốc và người điều hành công ty, và đưa ra các đề xuất sa thải giám đốc hoặc người điều hành đã vi phạm các quy định của pháp luật, các quy định của nhà nước, điều lệ hoạt động của doanh nghiệp hoặc nghị quyết của cuộc họp của các thành viên. • Yêu cầu giám đốc hoặc người điều hành Công ty sửa chữa các hành động làm

tổn hại tới lợi ích của Công ty.

• Đề xuất triệu tập các cuộc họp bất thường của các thành viên Công ty, triệu tập và chủ trì cuộc họp này khi Ban giám đốc không thực hiện được chức năng triệu tập và chủ trì cuộc họp của các thành viên Công ty như quy định tại Luật này.

• Các nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ hoạt động Công ty.

Để đảm bảo tính độc lập, vô tư, khách quan trong hoạt động của Ban kiểm soát và kiểm soát viên, những người sau đây không được làm thành viên ban kiểm soát:

• Thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc (Tổng giám đốc), người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, của giám đốc (giám đốc), kế toán trưởng.

• Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị toà án tước quyền hành nghề vì phạm tội buôn lậu, làm hàng giả, buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lười dối khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật.

Tương tự như vậy, nhằm đảm bảo cho hoạt động của Ban kiểm soát được công minh và khách quan, pháp luật Trung Quốc cũng có những quy định về điều kiện trở thành thành viên Ban kiểm soát đó là thành viên Ban kiểm soát không được đồng thời là Giám đốc hoặc nguyên giám đốc (Điều 118).

Nhiệm kỳ của ban kiểm soát, chế độ làm việc và thù lao cho thành viên Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông quyết định hoặc được quy định trong điều lệ công ty.

Pháp luật Trung Quốc có những quy định về hoạt động của Ban kiểm soát thông qua cuộc họp. Theo quy định của Điều 120 Ban kiểm soát sẽ họp tối thiểu là sáu tháng một lần. Kiểm soát viên có thể đề xuất tiến hành các cuộc họp bất thường của Ban kiểm soát.

Phương thức thảo luận và thủ tục bỏ phiếu của Ban kiểm soát sẽ được quy định trong điều lệ hoạt động của Công ty trừ trường hợp khác theo quy định của Luật này.

Nghị quyết của Ban kiểm soát sẽ được thông qua bởi ít nhất một nửa thành viên của Ban kiểm soát. Ban kiểm soát sẽ lập biên bản các nghị quyết về các vấn đề thảo luận và các thành viên Ban kiểm soát tham dự ký tên.

Đây là quy định mang tính khác biệt khá lớn về tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát theo quy định của pháp luật hai nước.

Như vậy, Công ty cổ phần có cơ cấu tổ chức và quản lý phức tạp nhất so với các loại hình công ty khác, giữa các cơ quan có sự phân công các chức năng cụ thể và giám sát lẫn nhau trong mọi công việc.

Có một sự khác biệt giữa quy định của pháp luật hai nước về cơ cấu quản lý của các loại hình doanh nghiệp. Đó là trong cơ cấu tổ chức quản lý của công ty đều có đại diện của người lao động tham gia. Những đại diện này được người lao động trong công ty bầu cử một cách dân chủ thông qua hội nghị của người lao động. Điều này sẽ có tác dụng giúp cho các cơ quan này hoạt động một cách hiệu quả và phục vụ lợi ích của người lao động trong công ty.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Công ty TNHH và công ty Cổ phần (Trang 45 - 48)