QUẢN LÝ VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG MC

Một phần của tài liệu Tài liệu TÀI LIỆU BỒI HUẤN CÔNG TÁC VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN pptx (Trang 47 - 52)

(Số 2311/ĐVN/KTNĐ ngày 10/5/2001)

A. Đối với MC SF6:

1. Đặt chế độ cộng dòng cắt cho tất cả các MC nhà chế tạo quy định chế độ đại tu theo tổng dòng cắt sự cố và có tải tại các relay số. Nếu trước đây chưa đại tu theo tổng dòng cắt sự cố và có tải tại các relay số. Nếu trước đây chưa đặt chế độ này tính gần đúng ∑Ii đã cắt trước đây để đặt ∑Ii ban đầu đến thời điểm cài đặt.

2. Lập sổ theo dõi số lần cắt sự cố và dòng cắt sự cố để tính thời hạn đại tu. 3. Lập sổ theo dõi áp lực khhí SF6, nếu giữ 2 lần kiểm tra có chênh lệch áp lực thì phải kiểm tra liên tục hàng ngày tại cùng nhiệt độ và do một người kiểm tra. Nếu giữa 2 lần kiểm tra có phát hiện sự thay đổi áp lực bằng mắt thì tách MC ra khỏi vận hành để kiểm tra và xử lý rò rỉ.

4. Kiểm tra bằng mắt, tiểu tu, thhí nghiệmđịnh kỳ (không tháo buồng dập hồ quang) theo qui định của nhà chế tạo.

5. Đại tu (có mở buồng dập hồ quang) khi:

- Hết tuổi thọ tiếp điểm. Tùy từng nhà chế tạo tuỏi thọ tiếp điểm được tính như sau:

+ Với các MC nhà chế tạo cho tổng dòng cắt sự cố và có tải cho phép: Lấy tổng dòng này tại Relay bảo vệ số của MC nếu có hoặc cộng theo giá trị ghi ở sổ theo dõi MC.

+ Với các MC nhà chế tạo cho số lần cắt cho phép ( nđm ) ứng với dòng cắt ngắn mạch định mức ( Icđm ), tính số lần theo công thức:

∑niI2i = nđm I2 cđm

+ Độ mòn tiếp điểm cho phép đã hết (đối vớ những MC nhà chế tạo cho thông số độ mòn tiếp điểm và hướng dẫn cách đo và dụng cụ đo).

+ Tính theo số lần cắt ngắn mạch cho phép ứng với dòng cắt ngắn mạch tính toán tại noi đạt MC ( Do trung tâm Điều độ cấp) nếu MC không có bảo vệ relay số không biết được chính xác dòng cắt sự cố:

nI2maxtt = nđm I2 cđm

hoặc tra theo đồ thị phụ tải ứng với Imaxtt để xác định n Hoặc kiểm tra theo công thức : n1I21 + n2I22= nđm I2

cđm Trong đó: n1 là số lần MC cắt bằng các bảo vệ cắt 0s.

I1 là dòng cắt max tính toán cho các bảo vệ 0S, ở đây: I1 = Imaxtt n2 là số lần cắt bằng các bảo vệ còn lại

I2 là dòng cắt lớn nhất của các bảo vệ có thời gian lấy theo trị số chỉnh định.

 Đến thời hạn đại tu định kỳ nhà chế tạo qui định kèm theo một trong các điều kiện sau vi phạm:

- Điện trở tiếp xúc lớn hơn 25% so với qui định của nhà chế tạo. - Độ ẩm khí SF6 lớn hơn 5% so với qui định của nhà chế tạo.

- Độ rò rỉ khí SF6 lớn hơn 5%/năm.

- Độ đồng thời giữa 3 pha lệch nhau quá 10% so với lần đo trước ( Đối với các MC 3 pha chung 1 bộ truyền động) sau khi đã kiểm tra xử lý các hư hỏng các chi tiết truyền động bên ngoài.

6. Nếu đến thời hạn đại tu định kỳ mà tất cả các điều kiện trên chưa bị vi phạm thì vẫn vận hành tiếp nhưng giảm thời hạn thí nghiệm định kỳ kiểm tra MC đi ½ lần.

7. Xử lý khuyết tật: Nếu chưa đến thời hạn đại tu định kỳ mà một trong các thông số kỹ thuật vi phạm điều kiện trên thì xử lý phần khuyết tất như sau: - Điện trở tiếp xúc tốt hơn 25%: Tháo buồng dập hồ quang, xử lý tiếp điểm hoặc thay tiếp điểm mới.

- Độ ẩm khí SF6 lớn hơn 5%: Tháo buồng dập hồ quang, thay bộ lọc khí, xử lý khí SF6cũ hoặc thay khí SF6 mới.

- Độ đồng thời giữa 3 pha lệch nhau quá 10% so với lần đo trước ( Đối với các MC 3 pha chung 1 bộ truyền động) sau khi đã kiểm tra xử lý các hư hỏng các chi tiết truyền động bên ngoài: Tháo buồng dập hồ quang pha có thời gian đóng/cắt thay đổi, kiểm tra hệ cơ khí và tiếp điểm bên trong, xử lý hoặc thay thế chi tiết hư hỏng.

8. Đại tu bộ truyền động khi:

- Thời gian đóng/cắt riêng của MC tăng 5% so với lần thí nghiệm định kỳ trước.

- Hết số lần thao tác cơ khí của nhà chế tạo.

- Hết số giờ chạy của máy nén đối với bộ truyền động khí nén hoặc thủy lực.

B. Đối với MC chân không:

- Lưu ý về an toàn: Trước khi kéo MC ra khỏi tủ hoặc thao tác DCL 2 phía MC cần kiểm tra chắc chắn I=0A ở cả 3 pha của MC. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lưu ý trong vận hành: Kiểm tra phóng điện trong tủ khi thời tiết có độ ẩm cao hoặc có thay đổi nhiệt độ đột ngột đối với những tủ MC không đặt trong phòng có điều hòa hoặc có máy hút ẩm.

- Kiểm tra thí nghiệm định kỳ: Theo qui định của nhà chế tạo, chú ý vệ sinh các chi tiết cách điện trong tủ máy.

- Kiểm tra bất thường khi hết số lần cắt cho phép ( có thể tính như đối với MC SF6) của nhà chế tạo. Các hạng mục cần kiểm tra gồm:

1. Kiểm tra độ mòn cho phép của tiếp điểm 2. Đo điện trở cách điện.

3. Đo dòng rò của buồng cắt.

4. thử điện áp tăng cáo tần số công nghiệp. 5. Đo điện trở tiếp xúc.

- Đại tu bộ tiếp điểm: khi hết số lần thao tác cơ khí cho phép của nhà chế tạo. - Thay buồng cắt chân không khi một trong các điều kiện dưới đây vi phạm: 1. Hết độ mòn cho phép của tiếp điểm: Kiểm tra chỉ thị độ mòn vượt ra khỏi vùng giới hạn . đối với những MC nhà chế tạo không có chỉ thị độ mòn và giới hạn độ mòn cho phép cần lưu ý đánh dấu trên thanh dẫn ra của buồng cắt tại điểm dễ dàng đo hoặc quan sát được giới hạn độ mòn cho phép của tiếp điểm.

2. Buồng cắt không chịu được điện áp tăng cao qui định khi thử nghiệm. 3. Điện trở cách điện thấp và dòng rò cao hơn 50% so với lần đo trước qui đổi về cùng điều kiện đo và sau khi đã làm mọi biệp pháp xử lý phần cách điện bên ngoài.

4. Điện trở tiếp xúc ứng với dòng tải của MC vượt quá độ phát nóng cho phép.

Các đơn vị căn cứ theo số liệu của nhà chế tạo, số liệu tính toán ngắn mạch của Trung tâm Điều độ tính toán cụ thể cho các MC ở từng trạm bổ sung vào qui trình MC các điều trên nếu trước đây còn thiếu.

PHẦN 2: QUI ĐỊNH

CHƯƠNG 1: QUI ĐỊNH VẬN HÀNH

TRẠM BIẾN ÁP TRUYỀN TẢI

(Ban hành kèm theo quyết định số: 1435/QĐ-EVN-ĐLĐN6 ngày 14 tháng 9 năm 2004).

Một phần của tài liệu Tài liệu TÀI LIỆU BỒI HUẤN CÔNG TÁC VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN pptx (Trang 47 - 52)