CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH:

Một phần của tài liệu Tài liệu TÀI LIỆU BỒI HUẤN CÔNG TÁC VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN pptx (Trang 60 - 62)

Điều 70: Tùy theo đặc điểm tình hình của từng trạm mà người phụ trách trạm đề ra các kế hoạch cụ thể về ghi nhận về thông số và kiểm tra thiết bị cho phù hợp, tuy nhiên vẫn phải chấp hành một số những qui định chung như sau:

1. Chế độ vận hành hàng giờ:

- Kiểm tra sơ bộ tình trạng vận của thiết bị chính như: Tình trạng làm việc của MBA bao gồm dòng phụ tải, nhiệt độ dầu, cuộn dây, hệ thống làm mát MBA.

- Thường xuyên theo dõi thông số vận hành trạm, điều chỉnh điện thế theo qui định .

- Kết hợp việc ghi thông số vận hành kiểm tra tình trạng làm việc của các công tơ ranh giới tại trạm để kịp thời xử lý khi có trở ngại.

- Thường xuyên sắp xếp ngăn lắp hồ sơ, sổ sách tại nơi làm việc.

- Kiểm tra, giữ gìn hệ thống thông tin để liên lạc thông suốt với các đơn vị điều độ, trực ban và các đơn vị liên quan .

2. Chế độ vận hành hàng ngày:

- Kiểm tra sân ngắt, ghi nhận tình trạng vận hành của tất cả các thiết bị như MBA, DCL, MC, TC, MBD, MBĐA, LA, chỉ số bộ đếm LA, dòng dò qua LA, Tụ bù thanh cái, .. bao gồm kiểm tra bằng cách quan sát bên ngoài, tình trạng làm việc của các thiết bị phụ trợ như quạt làm mát , mức dầu thùng dầu phụ, bơm dầu, mức dầu chân sứ MBA, áp lực khí SF6, tình trạng thanh cái, nhiệt độ mối nối… định kỳ 03 lần/ ca trực.

+ Lần 1: trước ckhi nhận ca, kiểm tra sân ngắt cùng điều hành viên ca trước. + Lần 2: giữa ca.

+ Lần 3: Trước khi giao ca, kiểm tra sân ngắt cùng điều hành viên nhận ca mới.

- Giữ gìn vệ sinh phòng điều hành, tủ bảng điện, gian phòng phân phối, các phòng phụ trợ luôn sạch sẽ, gòn gàng.

- Nếu có toán công tác đến trạm làm việc tại trạm thì yêu cầu ĐHV trạm làm các thủ tục cho phép công tác, thao tác thiết bị, thực hiện các biện pháp an toàn theo phiếu công tác, theo đúng qui trình KTATĐ, và theo dõi giám sát trong suốt quá trình làm việc của toán công tác. Khi kết thúc công tác tiến hành làm thủ tục trao trả thiết bị và tái lập lại vận hành thiết bị theo lệnh của điều độ.

- Thực hiện đầy đủ, chính xác các báo cáo định kỳ theo qui định ngoài ra còn phải thực hiện báo cáo đầy đủ chính xác về tình hình hoạt động, các thông số vận hành của thiết bị các thông số liên quan đến vận hành khi có yêu cầu của điều độ hệ thống điện, hoặc yêu cầu của cấp trên.

3. Chế độ vận hành hàng tuần:

- Báo cáo tuần.

- Kiểm tra các dụng cụ PCCC, vận hành thử hệ thống chiếu sáng sự cố, xác định tình trạng sẵn sàng làm việc.

- Kiểm tra ban ngày, đêm vào các thời điểm cao điểm thường xuyên có phụ tải cao để phát hiện kịp thời các trường hợp bất thường có thể xảy ra, như nhiệt độ tăng cao, nóng đỏ các mối nối …

- Trưởng trạm trực tiếp kiểm tra các thiết bị nhất thứ, nhị thứ, các vật liệu che chắn ngăn ngừa côn trùng, chuột,… trong trạm ít nhất 1 lần/tuần.

- Vệ sinh phòng Accu, đo điện áp, kiểm tra nồng độ dung dịch, châm nước cất.

4. Chế độ vận hành trong tháng:

- Báo cáo tháng.

- Đo nhiệt độ tất cả các mối nối dây dẫn, đầu cosse thiết bị trong trạm, ghi nhận và báo cáo cấp trên những điểm có nhiệt độ đến 500C.

- Làm vệ sinh công nghiệp (các vị trí không cần cắt điện nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn cho người và thiết bị) theo lịch của trưởng trạm đã qui định cụ thể như: vệ sinh trong tủ bảng điện, tủ đấu nối ngoài trời, tủ điều khiển MC , DCL, OLTC … tránh tình trạng để màng nhện, bụi bẩn lâu ngày bám vào thiết bị.

- Vệ sinh máy lạnh .

5. Chế độ vận hành hàng quí:

- Diễn tập cứu người bị tai nạn về điện. - Diễn tập xử lý sự cố.

- Bồi huấn về kỹ thuật chuyên môn và kỹ thuật an toàn điện.

- Đặc biệt trước mùa mưa bão cần phải kiểm tra khai thông hệ thống thoát nước, kiểm tra tình trạng mái nhà điều hành, nhà phân phối,.. đề phòng trường hợp tróc mái, thấm nước gây ra sự cố.

Một phần của tài liệu Tài liệu TÀI LIỆU BỒI HUẤN CÔNG TÁC VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN pptx (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w