1. Chức năng, trách nhiệm của trưởng trạm:
Điều 17: Trưởng trạm có chức năng là thay mặt trưởng đơn vị quản lý tổ chức quản lý và chỉ đạo thực hiện toàn diện các mặt công tác của trạm theo nhiệm vụ được giao.
Điều 18: Trực tiếp tổ chức cho công nhân trạm hoàn thành nhiệm vụ quản lý vận hành, quản lý thiết bị, tài sản và thao tác thiết bị như đã ghi ở điều 4 đến điều 16 của qui định này.
Điều 19: Chịu trách nhiệm trước trưởng đơn vị quản lý về mọi vấn đề liên quan đến trạm như: Kế họach sản xuất được giao; không thực hiện đúng các chỉ thị, mệnh lệnh sản xuất; không có biện pháp ngăn chặn kịp thời khi nân viên vi phạm quy trình, quy phạm; Để mất đoàn kết nội bộ gây trì trệ sản xuất; Việc khai báo sự cố, tai nạn không trung thực, gây khó khăn cho công tác điều tra; Để xảy ra tai nạn lao động do không thực hiện các biện pháp an toàn theo qui định; Để mất mát tài sản, thiết bị của trạm.
2. Nhiệm vụ của trưởng trạm:
Điều 20: Nhiệm vụ chính của Trưởng trạm là tổ chức thực hiện công tác quản lý vận hành, một số công việc bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ, đơn giản theo phân cấp hoặc chỉ đạo của đơn vị quản lý, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị trong trạm.
Điều 21: Trưởng trạm phải định ra được phuơng hướng hoạt động chung cho toàn trạm, sắp xếp lực lượng ca, kíp thích hợp với khả năng, trình độ của từng cá nhân, đảm bảo mỗi ca có thể hoàn thành nhiệm vụ và phân bố đồng đều giữa các ca về chuyên môn kỹ thuật vận hành. Lập lịch đi ca theo đúng tinh thần Luật lao động, nội qui lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ban hành, giám sát việc thực hiện.
Điều 22: Thực hiện chấm công và họp xét mức hoàn thành nhiệm vụ của từng nhân viên trong trạm vào đúng ngày qui định hàng tháng.
Điều 23: Để ngăn ngừa các sự cố và tai nạn có thể xảy ra do chủ quan, Trưởng trạm phải tăng cường giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm , kỷ luật lao động cho điều hành viên trạm, có hình thức kỉ luật và báo cáo cấp trên đối với các trường hợp sai phạm.
Điều 24: Tổ chức bồi huấn, ôn tập kỹ thuật, kỹ thuật an toàn tại chỗ cho điều hành viên trạm nhằm nâng cao tay nghề, phát huy sáng kiến, bản thân cũng tự trao dồi học tập để nâng cao trình độ. Trực tiếp tổ chức bồi huấn cho công nhân, nhân viên đến thực tập tại trạm theo yêu cầu của trưởng đơn vị quản lý.
Điều 25: Lập báo cáo và đề xuất biện pháp hỗ trợ cho công tác kiểm tra định kỳ các thiết bị thuộc trạm và gửi về đơn vị quản lý hàng tháng theo qui định.
Điều 26: Lập kế hoạch để thực hiện bảo trì, sửa chữa nhỏ, đơn giản các thiết bị điện thuộc trạm mình quản lý, lập kế hoạch kiểm tra định kỳ các thiết bị an toàn, PCCC và tổ chức diễn tập cứu người bị nạn về điện, diễn tập PCCC, diễn tập xử lý sự cố, phòng chống bão lụt.
Điều 27: Tổ chức việc quản lý thiết bị, tài sản, sắp xếp dụng cụ, vật tư gọn gàng ngăn nắp, quản lý hồ sơ tài liệu theo đúng qui định.
Điều 28: Tổ chức công tác vận hành an toàn của trạm, tổ chức xử lý sự cố và trở ngại trong khả năng, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện thao tác của ĐHV theo lệnh của điều độ để có thể chấn chỉnh kịp thời khi có sai sót.
Điều 28: Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chế độ phiếu công tác, phiếu thao tác, biện pháp an toàn, trang bị bảo hộ lao động cá nhâ và chế độ giám sát trong khi làm việc để có thể chấn chỉnh kịp thời các sai sót.
Điều 30: Trưởng trạm phải có mặt tại trạm trong những trường hợp sau:
- Đưa thiết bị chính tại trạm ra đại tu, sửa chữa, thí nghiệm định kỳ và nghiệm thu đưa vào vận hành.
- Khi nghiệm thu bàn giao thiết bị mới vào vận hành.
Trưởng trạm nên có mặt tại trạm mình quản lý trong các trường hợp sau: - Khi đang có sự cố hệ thống có liên quan đến sự cố thiết bị trạm, hoặc đang có sự cố trên thiết bị chính của trạm.
- Khi có tai nạn lao động tại trạm.
Ghi chú: Từ “nên” được hiểu như sau: Các tình huống ngẫu nhiên không thể biết trước xảy ra vào thời điểm ngoài giờ hành chánh hoặc Trưởng trạm bận công tác ngoài. Trong trường hợp này, sau khi xảy ra các tình huống trên Trực chính sau khi xử lý xong, báo cáo ngay cho trực ban đơn vị và trưởng trạm. Sau khi nhận thông tin từ Trực chính, trưởng trạm có trách nhiệm có mặt tại vị trí công tác.
Điều 31: Trưởng trạm phải tổ chức họp rút kinh nghiệm sau các lần sự cố, sửa chữa bảo dưỡng thiết bị theo phân công và hàng tháng gửi báo cáo các mặt công tác về đơn vị quản lý trong tuần đầu tiên của tháng.
Điều 32: Trưởng trạm tổ chức bố trí việc khám sức khẻo định kỳ hàng năm, việc học tập, tham quan nghỉ mát và nghỉ phép, nghỉ bù theo kế hoạch chung của đơn vị nhưng không ảnh hưởng đến công việc sản xuất của trạm.
Điều 33: Phối hợp với các đoàn thể tổ chức thực hiện các phong trào thi đua an toàn- bảo hộ lao động, trạm xanh – sạch- đẹp, các phong trào văn thể nhằm tăng cường sức khỏe và tinh thần để phục vụ công tác tốt, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Điều 34: Trưởng trạm có quyền đề nghị đơn vị quản lý về việc bố trí từng cá nhân vào các kíp trực cho thích hợp với khả năng, trình độ của mỗi người để tạo điều kiện hỗ trợ cho nhau trong mỗi ca vận hành.
Điều 35: Trưởng trạm có quyền từ chối đưa thiết bị vào vận hành nếu thiết bị đó không đảm bảo vận hành an toàn, có khả năng gây ra sự cố và nguy hiểm cho người và thiết bị.
Điều 36: Khi thấy mệnh lệnh của cấp trên có nguy cơ gây mất an toàn cho người và thiết bị thì có quyền kháng nghị cấp trên của ngươpì ra lệnh giải quyết. Riêng đối với lệnh thao tác của Điều độ lưới điện, phải tuân thủ đúng theo Điều 17-chương 3 và Điều 139- chương X trong QTĐĐ HTĐQG.
Điều 37: Trưởng trạm có quyền đình chỉ công tác của nhân viên khi họ vi phạm kỹ lựat lao động, vi phạm qui định vận hành trạm biến áp, quy trình thao tác và xử lý sự cố trạm, các quy định hiện áp dụng cho công tác vận hành trạm. Trong trường hợp này, Trưởng trạm chỉ định nhân viên khác hoặc tự mình thay thế đồng thời phải báo cáo đơn vị quản lý.
Điều 38: TRưởng trạm có quyền đỉnh chỉ công việc của nhóm, cá nhân đến trạm công tác khi họ không thực iện đúng các biện pháp an toàn theo đúng QTKTATĐ, đồng thời phải báo cáo với đơn vị quản lý.
Điều 39: Trưởng trạm có quyền điều động sắp xếp lại nhân sự trong các kíp vận hành nhưng phải có báo cáo cho đơn vị quản lý.
Điều 40: Trưởng trạm có quyền điều động đột xuất các ĐHV xuống ca để tăng cường xử lý sự cố lớn, vào trực ca thay thế và các yêu cầu sản xuất nhưng không trái với Luật lao động, nội quy lao động và tỏa ước lao động tập thể đã ban hành.
Điều 41: Trưởng trạm có quyền điều động số công dư thừa của của ĐHV làm ca hành chánh để thực hiện các công việc như: sửa chữa nhỏ, đơn giản, làm vệ sinh công nghiệp, vệ sinh khuôn viên trạm.
Điều 42: Trưởng trạm có quyền liên hệ trực tiếp với địa phương về các vấn đề liên quan đến quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự khu vưc, tệ nạn xã hội,bảo vệ thiết bị và tài sản của trạm.
Điều 43: Trưởng trạm có quyền đề nghị với trưởng đơn vị quản lý tạo điều kiện môi trường làm việc, được học tập để nâng cao kiến thức, đựoc nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe theo đúng chế độ của nhân viên vận hành.
Điều 44: Trong chỉ đạo sản xuất tại trạm, Trưởng trạm co quyền ra những mệnh lệnh cần thiết cho các nhân viên, đó là mệnh lệnh coa nhất trong trạm (Trừ lệnh thao tác) và có quyền ký các văn bản, thông báo nội bộ trạm và các văn bản biểu mẫu báo cáo đơn vị quản lý.