C. THỐNG KÊ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
2. Nghiên cứu hiện trạng và hiệu quả sử dụng TSCĐ
2.1 Nghiên cứu hiện trạng TSCĐ
Hiện trạng của TSCĐ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện có hiệu quả quá trình sản xuất. Nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng của TSCĐ là sự hao mòn. TSCĐ của doanh nghiệp có hai hình thức hao mòn là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
* Hao mòn hữu hình
Hao mòn hữu hình còn gọi là hao mòn vật chất, do quá trình vận hành máy móc thiết bị hoặc do tác động của tự nhiên làm cho TSCĐ bị giảm sút công suất, năng lực làm việc hoặc bị hư hỏng. Để đánh giá được mức độ hao mòn hữu hình, người ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
Hệ số hao mòn hữu hình TSCĐ = Thời gian sử dụng thực tế Thời gian sử dụng định mức Hoặc: Hệ số hao mòn hữu hình TSCĐ =
Khối lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất Khối lượng định mức trong thời hạn
sử dụng định mức Nếu đánh giá bằng giá trị thì:
Hệ số hao mòn hữu hình TSCĐ =
Tổng khấu hao luỹ tiến
– Số tiền đã chi để sửa chữa lớn TSCĐ
Nguyên giá (hoặc giá đánh giá lại) của TSCĐ Cùng với hệ số hao mòn, người ta còn tính:
Hệ số còn dùng được
của TSCĐ =
Hệ số hao mòn hữu hình TSCĐ
Các hệ số hao mòn nói trên có ý nghĩa thiết thực trong việc phân tích năng lực sản xuất của TSCĐ. đặc biệt là của bộ phận thiết bị sản xuất trong phạm vi từng doanh nghiệp, TSCĐ càng hao mòn nhiều thì càng khó phát huy tính năng, tác dụng vốn cố định của chúng trong việc tăng cường khối lượng sản phẩm của doanh nghiệp cũng như tiết kiệm nguyên vật liệu. hạ giá thành.
* Hao mòn vô hình
Hao mòn vô hình là sự giảm thuần tuý về mặt giá trị của TSCĐ do có những sản phẩm cùng loại nhưng sản xuất ra với giá rẻ hơn hoặc hiện đại hơn.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hao mòn vô hình TSCĐ không phải là do chúng sử dụng nhiều hay ít mà do tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hao mòn vô hình còn xuất hiện cả khi chu kỳ sống của sản phẩm chấm dứt, tất yếu dẫn đến máy móc thiết bị để sản xuất ra chúng cũng bị lạc hậu và mất tác dụng.
2.2 Thống kê hiệu quả sử dụng TSCĐ
Hiệu quả sử dụng TSCĐ là mục đích của việc trang bị TSCĐ, nó được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:
* Chỉ tiêu 1: cho biết trong 1 năm, cứ 1 đồng TSCĐ tham gia sản xuất tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
= Tổng giá trị TSCĐ bình quân trong nămGiá trị sản xuất Trong đó:
Tổng giá trị TSCĐ bình quân năm =
Giá trị TSCĐ đầu năm + Giá trị TSCĐ cuối năm 2
* Chỉ tiêu 2: cho biết trong 1 năm, cứ 1 đồng TSCĐ tham gia sản xuất đã góp phần tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập trong 1 năm.
=
Tổng thu nhập
Tổng giá trị TSCĐ bình quân trong năm
* Chỉ tiêu 3: cho biết só TSCĐ đầu tư bình quân cần có bao nhiêu để lập nên một chỗ làm việc:
=
Tổng giá trị TSCĐ bình quân trong năm Số CNTT sản xuất (hay số NVL)
Nghiên cứu thống kê hiệu quả sử dụng và tình hình sử dụng các TSCĐ giúp cho việc đánh giá đúng mức khả năng hoạt động của TSCĐ và từ đó đưa ra các quyết định về: hiện đại hoá TSCĐ; tăng cường TSCĐ; bảo quản tốt và tận dụng TSCĐ tốt hơn nữa.