Khái niệm, cấu thành tổng mức tiền lương trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Tài liệu BÀI GIẢNG: THỐNG KÊ KINH DOANH doc (Trang 37 - 38)

C. THỐNG KÊ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP

2.Khái niệm, cấu thành tổng mức tiền lương trong doanh nghiệp.

với kỳ gốc tăng 2,98% tương ứng mức tăng 2,1 triệu đồng/người do ảnh hưởng của hai nhân tố:

- Do bản thân năng suất lao động của từng phân xưởng biến động làm cho năng suất lao động bình quân chung tăng 1,39% tương ứng với mức tăng 1 triệu đồng/người.

- Do kết cấu công nhân của doanh nghiệp thay đổi làm cho năng suất lao động bình quân chung tăng 1,56% tương ứng mức tăng 11, triệu đồng/người.

C. THỐNG KÊ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP

1. Ý nghĩa, nhiệm vụ thống kê tiền lương trong doanh nghiệp

1.1 Ý nghĩa

Thống kê tiền lương trong doanh nghiệp nhằm phân phối và sắp xếp lao động có kế hoạch và khoa học.

1.2 Nhiệm vụ

- Xác định tổng mức tiền lương, nghiên cứu cấu thành tổng mức tiền lương và sự biến động tổng mức tiền lương.

- Nghiên cứu tiền lương bình quân, ý nghĩa và sự biến động tiền lương bình quân qua các thời kỳ khác nhau.

- Nghiên cứu mối quan hệ giữa tốc độ tăng tiền lương với tốc độ tăng NSLĐ.

2. Khái niệm, cấu thành tổng mức tiền lương trong doanh nghiệp. nghiệp.

Tiền lương là một hình thức thù lao lao động, đó là số tiền mà doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh trả cho công nhân viên chức theo số lượng, chất lượng lao động của họ đã đóng góp. Thông qua tình hình tiền lương có thể đánh giá được quy mô lao động, chất lượng lao động và phần nào cũng phản ánh được đời sống của công nhân viên chức.

2.2. Cấu thành tổng mức tiền lương (quỹ lương)

Qũy lương (còn gọi là tổng mức tiền lương) là tổng số tiền doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức dùng để trả lương và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương cho toàn bộ công nhân viên chức (thường xuyên và tạm thời) trong một thời kỳ nhất định. Theo quy định tạm thời của Nhà nước, tổng quỹ lương của doanh nghiệp bao gồm những khoản sau đây:

- Tiền lương tháng, lương ngày theo hệ thống thang bảng lương đã ban hành;

- Lương trả theo sản phẩm;

- Tiền lương trả cho người lao động khi họ làm ra phế phẩm nhưng trong phạm vi chế độ quy định;

- Tiền lương ngừng việc do các nguyên nhân không phải công nhân viên gây ra;

- Lương trả cho công nhân viên được huy động đi làm các công việc theo chế độ quy định;

- Lương trả cho thời gian đi học, nghỉ phép; - Các loại phụ cấp;

- Các khoản tiền thưởng thường xuyên;

Chú ý: không tính vào quỹ lương các khoản không thường xuyên như thưởng phát minh sáng kiến,...; các khoản trợ cấp đột xuất, công tác phí, bảo hộ lao động và bảo hiểm xã hội.

Một phần của tài liệu Tài liệu BÀI GIẢNG: THỐNG KÊ KINH DOANH doc (Trang 37 - 38)