Dự báo sự phát triển thị trường nệm và sopha

Một phần của tài liệu 327 quản trị nghiệp vụ kho và vận chuyển nệm, sofa trong kinh doanh tại chi nhánh miền bắc công ty TNHH TM & SX nệm mousse liên á trên thị trường miền bắc (Trang 39 - 60)

- Quá trình kiểm kê hàng hóa chưa đồng bộ, trong quá trình phân bố chất xếp hàng hóa chưa

4.2.1Dự báo sự phát triển thị trường nệm và sopha

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, việt nam gia nhập tổ chức thương mại WTO mở ra một thời kì phát triển mạnh mẽ cho nước ta.Với tốc độ tăng trưởng dự kiến của nước ta năm 2011 là 7,5%/năm, Việt Nam đang là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững trong khu vực. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế là việc đời sống của người dân được cải thiện và nâng cao, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm cao cấp và tốt cho sức khỏe là vấn đề cấp thiết và hết sức thực tế. Đây là cơ hội cho sự phát triển của thị trường các sản phẩm cao cấp nói chung và sản phẩm nệm và sopha nói riêng. Vì thế, thị trường hiện nay có rất nhiều loại nệm với nhiều chất liệu, mẫu mã khác nhau. Nhưng nếu xét về độ đàn hồi tốt thì đệm cao su luôn là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Do đặc điểm chống khuẩn, thân thiện với môi trường và không gây kich ứng. Thị trường kinh doanh nệm cao su nước ta phát triển với hàng loạt thuận lợi như:

- Nền kinh tế phát triển, đời sống người dân nâng cao có điều kiện chăm lo sức khỏe. Sự phát triển về nhận thức người dân đối với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe như chăn, ga, gối, nệm…mở ra thị trường phát triển tiềm năng.

- Khoa học kỹ thuật phát triển, cùng với việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và hệ thống máy móc nhập khẩu cho phép sản xuất ra các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, nâng cao về chất lượng…đáp ứng nhu cầu trong nước và đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

- Việt Nam là 1 trong 3 nước đứng đầu về xuất khẩu cao su trên trên thế giới, nên ngành công nghiệp sản xuất nệm và các sản phẩm từ cao su có nguồn nguyên liệu dồi dào, đủ tiêu chuẩn mà giá cả lại rất hợp lý, thuận tiện với nơi sản xuất. Tạo ra lợi thế cạnh tranh khá lớn với các doanh nghiệp nước ngoài.

- Là nước có dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào cùng với những đức tính chăm chỉ, sáng tạo vốn có của người lao động, them vào đó lại đang được đào tạo cao tạo nên thế mạnh về nhân lực cho các doanh nghiệp.

các thị trường nước ngoài trong những năm các doanh nghiệp nước ta đã xuất khẩu sản phẩm như: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Âu… dự định trong những năm tới các doanh nghiệp nước ta sẽ mở rộng thị trường sang các nước châu Mỹ và các nước phát triển khác trên thế giới.

Ra đời từ cách đây hơn 50 năm, đến nay thị trường này có tốc độ tăng trưởng bình quân 14,5% trong giai đoạn 2006-2009, giá trị thị trường tăng từ 40 triệu USD năm 2006 lên 60 triệu USD năm 2009. Từ những điều kiện thuận lợi đã nêu, các chuyên gia cho rằng mức tăng trưởng có thể đạt bình quân 20%/năm trong giai đoạn 2010-2015. Cụ thể tốc độ tăng trưởng của miền bắc 20- 25%/năm, khu vực miền nam là 30-40%/năm.

Trong đó thị trường này được chia làm 3 phân khúc: hàng cao cấp chiếm 5%, hàng trung cấp 60%, hàng cấp thấp khoảng 35%. Đối với phân khúc trung cấp quy mô thị trường khoảng 40 triệu USD ở phía bắc và 20 triệu USD ở phía nam. Ngoài việc tăng về số lượng phục vụ người dântrong phân cấp sản phẩm cấp trung và thấp cấp, các công ty trong ngành cũng nhận thấy một nhu cầu lớn trong phát triển các sản phẩm thuộc dòng cao cấp, dòng sản phẩm hiện chỉ chiếm khoảng 5% thị phần. Đây là những điều kiện thuận lợi từ thị trường cho sự phát triển lớn mạnh của công ty trong tương lai. Vì các sản phẩm của công ty chủ yếu phục vụ nhu cầu của dòng sản phẩm cấp cao và cấp trung.

4.2.2 Chiến lược sản xuất kinh doanh của Liên Á trên thị trường miền Bắc.

Là một doanh nghiệp tham gia khá sớm vào thị trường sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nệm, công ty Liên Á đã có những thành tựu đáng kể trên thị trường. Với việc đón nhận danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2010” một lần nữa nệm Liên Á đã được người tiêu dùng Việt Nam ghi nhận thêm những thành công mới của mình trên bước đường chinh phục khách hàng. Năm 2009- năm khủng hoảng kinh tế, một năm khó khăn với nền kinh tế toàn cầu- nhưng Liên Á luôn đạt tốc độ tăng trưởng trên 130% và năm 2010 là 140%, đây là bước đệm cho những bứt phá lớn trong tương lai.

Tham vọng không chỉ trở thành công ty hàng đầu trong ngành nệm Việt Nam mà còn là một trong những công ty hàng đầu ở châu Á. Giá trị hàng đầu không chỉ dừng ở việc kinh doanh sản phẩm nệm, gối, Liên Á còn là người mang đến

những giấc ngủ ngon cho mọi gia đình. Tiếp tục hành trình chinh phục khách hàng. Năm 2010, Liên Á khai trương thêm showroom mới tại Cần Thơ, tham gia Hội chợ Thương mại quốc tế xuất nhập khẩu tại Trung Quốc vào cuối tháng 3. Đây cũng là cơ hội để nệm Liên Á mở rộng thị trường quốc tế, ngoài thị trường truyền thống: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Úc..

Ông Lâm Ngọc Minh, Giám đốc Công ty Thương mại và Sản xuất Nệm mousse Liên Á đã nhận xét “Với hơn 85 triệu dân, cứ cho là 2 người nằm trên 1 tấm nệm, Việt Nam sẽ cần tới khoảng 48 triệu tấm nệm. Đó là một tiềm năng rất lớn cho các nhà kinh doanh. Song, vấn đề quan trọng là phải biết tập trung vào phân khúc nào để khai thác tối đa”

Vì thế, để khai thác tối đa tiềm năng thị trường công ty đang tìm ra những hướng đi mới để đẩy mạnh tăng trưởng như: cho ra nhiều dòng sản phẩm khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, đồng thời chú trọng chính sách hậu mãi để chăm sóc khách hàng tốt hơn, hoàn thiện bộ sản phẩm gồm giường, nệm, drap, gối, chăn, mang thương hiệu của công ty… đặc biệt công ty chú trọng đầu tư showroom lớn, trưng bày sản phẩm thiết kế trọn bộ bao gồm cả nội thất như bàn ghế, tủ trang điểm, giường, nệm …thay vì phải đi nhiều cửa hàng mới mua được trọn bộ sản phẩm nội thất, thì nay, khách hàng chỉ cần tới Liên Á.

Khu vực miền bắc là một trong những thị trường được chú trọng phát triển trong thời gian tới, do chưa khai thác hết tiềm năng( doanh thu chỉ chiếm 8-10% cả nước). Để thực hiện chiến lược phát triển này, thời gian qua công ty đã không ngừng mở rộng thị trường, khai thác các đại lý, mở rộng showroom…trong quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh, hoạt động quản trị kho và vận chuyển đã có những đóng góp quan trọng. Quá trình quản trị hiệu quả đã giúp công ty tiết kiệm tối đa chi phí vận chuyển, lưu kho và bảo quản hàng hóa, đảm bảo chất lượng hàng hóa và nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng. Góp phần tạo nên uy tín và hình ảnh cho công ty.

4.3 Đề xuất hoàn thiện quản trị kho và vận chuyển 4.3.1 Đề xuất quản trị nghiệp vụ kho:

thiện. Sau quá trình nghiên cứu thực trạng công ty, phân tích các nguyên nhân của hạn chế, tôi xin đưa ra một số đề xuất để hoàn thiện hơn nghiệp vụ kho tại công ty:

- Trong quá trình hoạt động, công ty cần đưa ra các mục tiêu cụ thể cho quá trình quản trị kho: tiết kiệm chi phí, đảm bảo chất lượng hàng hóa, đáp ứng nhanh quá trình mua…từ đó có kế hoạch và giải pháp dự trữ sao cho phù hợp. Quá trình dự trữ tốt, không những giúp cho cung cấp dịch vụ khách hàng đầy đủ, nhanh chóng. Đồng thời, dự trữ tốt còn giảm chi phí nhờ sự ổn định, tiết kiệm trong vận chuyển và bảo quản lưu kho, giảm chi phí do những biến động không lường trước được…trong công tác đánh giá cũng như nâng cấp bảo dưỡng trang thiết bị trong kho cũng cần có kế hoạch cụ thể phù hợp thực tế để có kế hoạch nâng cấp hợp lý để tạo sự đồng bộ cho trang thiết bị, nâng cao tốc độ vận chuyển trong kho.

- Khi công ty có kế hoạch mở rộng thị trường thì lượng hàng hóa cần dự trữ sẽ lớn hơn hiện tại. Vì vậy cần có kế hoạch mở rộng và nâng cấp diện tích kho bãi giúp cho quá trình dự trữ và bảo quản hàng hóa được tốt nhất. Đồng thời quy hoạch mặt bằng kho nhằm đảm bảo đáp ứng nhanh chóng quá trình bốc xếp hàng hóa trong kho, và bảo toàn chất lượng sản phẩm.

- Hàng được tiếp nhận về kho dưới hình thức nguyên đai, nguyên kiện tạo thuận lợi cho quá trình tiếp nhận. Vì thế, tiếp nhận hàng hóa ở kho chỉ tiếp nhận về số lượng và chất lượng dựa trên hóa đơn và bao bì mà chưa có quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa. Tuy vậy cần có biện pháp kiểm tra hàng hóa vào kho một cách khoa học và tiêu chuẩn. Thủ kho cần hiểu rõ về quy cách sản phẩm để so sánh hàng hóa trên hóa đơn và hàng hóa thực tế. Tránh tình trạng, hàng đã nhập kho hoặc đem giao cho khách hàng khi có vấn đề về chất lượng sẽ khó quy trách nhiệm cho các bên liên quan.

Trường hợp kiểm tra hàng hóa có vấn đề về chất lượng, số lượng cần lập ngay biên bản chi tiết về: số lượng hàng thừa thiếu, chi tiết hàng hỏng, nguyên nhân và quy trách nhiệm làm cơ sở pháp lý khi có tranh chấp, tránh gây thiệt hại và ảnh hưởng uy tín cho công ty.

- Công tác xếp hàng trong kho thường thực hiện xếp chồng, điều này chỉ nên áp dụng với các lô hàng nhỏ. Nhưng với lô hàng lớn việc xếp chồng quá cao có thể gây nguy hiểm khi lấy hàng và bảo quản, đồng thời ảnh hưởng chất

lượng sản phẩm. Vì thế thủ kho cần có biện pháp chất xếp phù hợp để thuận tiện cho việc xuất nhập và đảm bảo chất lượng hàng hóa. Để bố trí hàng hóa trong kho cần có sơ đồ phân bố, và thiết kế hệ thống kho hợp lý, tối ưu hóa diện tích trong kho và dễ dàng trong bảo quản. Để làm được điều này, thủ kho cần quan tâm tới một số yếu tố sau:

+ Số lượng, chủng loại hàng có sẵn trong kho và hàng nhập về. + Thể tích, khối lượng, mỗi loại sản phẩm.

+ Thời gian lưu kho, hay tốc độ lưu chuyển hàng hóa trong khoảng thời gian nhất định.

+ Kích thước và trọng lượng hàng hóa được cất giữ trong kho - Hoàn thiện công tác chăm sóc, bảo quản:

Đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm, vệ sinh sát trùng kho hàng thường xuyên: các hàng hóa trong kho đã được đóng gói trong bao bì nên không đòi hỏi quá khắt khe về nhiệt độ, độ ẩm. Nhưng để đảm bảo tốt nhất tình trạng chất lượng và các đặc tính của sản phẩm cần đảm bảo tốt các yếu tố về không khí, cần thường xuyên vệ sinh, xát trùng kho để đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất cho nhân viên

Thường xuyên kiểm tra hệ thống phòng cháy chữa cháy, kiểm tra hệ thống vòi bơm, trang thiết bị cứu hỏa đảm bảo các thiết bị luôn trong tình trạng sẵn sàng sử dụng…quan trọng là công ty cần thường xuyên giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức của nhân viên đề cao cảnh giác phòng cháy chữa cháy, nghiêm cấm hút thuốc trong quá trình làm việc, ngăn ngừa các sự cố cháy nổ do điện…

Hoàn thiện công tác phòng gian bảo mật tại kho: cần có quy định bảo mật rõ rang, chỉ những người có trách nhiệm mới được vào kho, những người ở bộ phận liên quan hay khách hàng nếu ra vào phải được sự đồng ý của thủ kho và có người đi kèm. Nâng cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung của nhân viên

- Hoàn thành ngiệp vụ phát hàng: khả năng đáp ứng hàng hóa các đơn hàng góp phần quan trọng đến uy tín doanh nghiệp. Khi nhận được đơn đặt hàng, thủ kho cần kiểm tra lượng hàng có trong kho, lượng hàng khách đã đặt trước, và hàng hóa đang nhập về…khi chuẩn bị giao hàng cần kiểm tra kỹ hàng hóa về số lượng, chất lượng, chủng loại hàng, thời gain và địa điểm hàng…đồng

thời thủ kho cần chuẩn bị hóa đơn chứng từ và các giấy tờ liên quan về hàng xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong quá trình giao hàng phải có nhân viên giám sát đi kèm, giao hàng đầy đủ cho khách theo quy định phải lấy ký nhận của khách hàng làm cơ sở trách nhiệm.

- Nhân lực: để hoàn thành tốt các công tác trong kho, đạt hiệu quả tốt mục tiêu đề ra đòi hỏi nhân viên trong kho cần được đào tạo tốt về chuyên ngành, hiểu rõ công việc mình làm, có ý thức trách nhiệm phát huy tính tự giác coi trọng công việc. Muốn vậy công ty phải cần có chính sách nhân sự tốt: thường xuyên cử nhân viên đi đào tạo chuyên môn, có chính sách khen thưởng hợp lý, tạo môi trường làm việc tốt nhất…

4.3.2 Đề xuất hoàn thiện quản trị vận chuyển.

- Để hoạt động vận chuyển đạt hiệu quả, công việc đầu tiên của nhà quản trị là xác định các mục tiêu cụ thể, hợp lý. Vì khách hàng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng dịch vụ cung ứng nên việc xác định các mục tiêu vận chuyển giúp công ty có những bước phát triển đúng đắn làm hài lòng khách hàng, nâng cao uy tín và thương hiệu của mình. Các mục tiêu cụ thể cần đạt được như:

+ Tốc độ vận chuyển: nhanh, kịp thời, đúng hẹn và đúng địa điểm. Đây là mục tiêu quan trọng, làm tốt mục tiêu này sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, giảm thời gian dự trữ trên đường đi, giảm thời gian bảo quản hàng trong kho từ đó tiết kiệm chi phí chung của hoạt động logistics

+ Đảm bảo chất lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển là đảm bảo lợi ích khách hàng, tiết kiệm chi phí do hàng hóa bị hỏng hay kém chất lượng gây ra đồng thời củng cố sự tin cậy và uy tín của công ty đối với khách hàng. Do đó khi vận chuyển hàng hóa từ công ty ra chi nhánh, hay khi thuê phương tiện để vận chuyển hàng tới các đại lý cần xác định rõ trách nhiệm vật chất giữa các bên liên quan: đơn vị vận chuyển, nhân viên vận chuyển, nhân viên giao hàng… trách nhiệm này cần được thể hiện cụ thể trong hợp đồng vận chuyển. Để có được điều này, trong quá trình kí kết hợp đồng, nhân viên ký kết cần hiểu luật, có khả năng thuyết phục đàm phán, linh động để có được hợp đồng đảm bảo chẩ lượng với giá cả hợp lý. Đồng thời cần xây dựng mối quan hệ hợp tác gắn bó lâu dài với các đối tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi và phát triển bền vững.

+ Hiện đại hóa, chuẩn hóa các nghiệp vụ quản trị vận chuyển. Mục tiêu này giúp các thủ tục, thao tác vận chuyển hàng hóa được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi không mất nhiều thời gian đợi xử lý, sắp xếp đơn hàng

+ Thực hiện vận chuyển với chi phí thấp nhất: tại chi nhánh vẫn phải thuê phương tiện vận tải bên ngoài nên việc lựa chọn, đàm phán để có giá cước hợp lý và đảm bảo chất lượng vận chuyển là rất quan trọng. Đồng thời nhân viên giao hàng cần cùng đơn vị vận tải tìm ra con đường vận chuyển hợp lý, đảm bảo thời gian vận chuyển và tiết kiệm chi phí. Phối hợp đơn hàng vận chuyển và tận dụng tối đa trọng tải, dung tích phương tiện vận chuyển.

- Lựa chọn tốt hơn các quyết định vận chuyển: Đối với các quyết định vận chuyển về tổ chức vận chuyển, phương thức vận chuyển, phương tiện

Một phần của tài liệu 327 quản trị nghiệp vụ kho và vận chuyển nệm, sofa trong kinh doanh tại chi nhánh miền bắc công ty TNHH TM & SX nệm mousse liên á trên thị trường miền bắc (Trang 39 - 60)