Quan điểm của Đảng và Nhà Nước về mục tiêu chiến lược phát triển lâu dài đối với ngành ngân hàng.

Một phần của tài liệu 330 hiệu quả kinh doanh của ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh tây hà nội (Trang 41 - 42)

CHƯƠNG 4 CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTMCP VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY

4.2.1.Quan điểm của Đảng và Nhà Nước về mục tiêu chiến lược phát triển lâu dài đối với ngành ngân hàng.

đối với ngành ngân hàng.

Việc cải cách hệ thống NHTM Nhà nước đã và đang được Chính phủ, NHNN và các cơ quan quản lý hết sức quan tâm, tạo điều kiện để các ngân hàng cải cách với tốc độ nhanh, từng bước hội nhập quốc tế. Chương trình cơ cấu lại nợ, giải quyết nợ tồn đọng được khẩn trương phân loại và đánh giá chính xác khối lượng nợ tồn đọng để có biện pháp xử lý từng loại, mục tiêu chiến lược trung và dài hạn đối với ngành Ngân hàng là:

Thực thi chính sách tiền tệ, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng, kích thích đầu tư phát triển. Sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các chính sách tiền tệ như: Tỷ giá, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở theo các nguyên tắc của thị trường. Hình thành môi trường minh bạch, lành mạnh và bình đẳng trong hoạt động tiền tệ ngân hàng, ứng dụng công nghệ thông tin, mở rộng nhanh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, cho vay, cung ứng các dịch vụ và tiện ích ngân hàng thuận lợi và thông thoáng đến mọi doanh nghiệp và dân cư, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng cho sản xuất, kinh doanh và đời sống. Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các tiết chế và chuẩn mực quốc tế trong hoạt động tiền tệ ngân hàng. Giải quyết nợ tồn đọng đi đôi với tăng cường các định chế pháp lý, kinh tế và hành chính về nghĩa vụ trả nợ của người đi vay và bảo vệ quyền thu nợ hợp pháp của người cho vay. Bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của NHTM trong kinh doanh.

Xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sản xuất tiêu dùng, kích thích đầu tư phát triển, đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững. Phát triển thị trường vốn và tiền tệ với các hình thức đa dạng thích hợp, bao gồm hệ thống ngân hàng, thể chế tài chính phi ngân hàng, công ty bảo

hiểm, các quỹ đầu tư và bảo lãnh đầu tư nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư trong xã hội, mở rộng nguồn vốn dài hạn và trung hạn. Triển khai an toàn và từng bước mở rộng phạm vi hoạt động của thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu 330 hiệu quả kinh doanh của ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh tây hà nội (Trang 41 - 42)