CHƯƠNG 4 CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTMCP VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY
4.3.2. Một số kiến nghị.
4.3.2.1 Đối với NHNN.
Đối với NHNN nên công bố lộ trình áp dụng và các giải pháp quản lý vĩ mô liên quan đến hoạt động của các NHTM để NHTM có thể lượng hóa được các nhu cầu về huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả.
Xây dựng và hoàn thiện các văn bản, nghị định, quy định mà thủ tướng chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra trên cơ sở thuận lợi và thông thoáng để các ngân hàng có thể vừa thực hiện tốt các yêu cầu vừa phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
Đổi mới cơ chế điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá phù hợp hơn với các nguyên tắc của kinh tế thị trường và yêu cầu hội nhập, đảm bảo ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát. Đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý cho công tác thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng đảm bảo tổ chức và hoạt động theo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
4.3.2.2. Đối với NHCT Việt Nam Đối với NHCT Việt Nam.
- Đổi mới quy chế tiền lương kinh doanh của NHCT Việt Nam.
+ Việc phân phối tiền lương kinh doanh cho các chi nhánh không nên thiên quá về chỉ tiêu lợi nhuận mà không xét đến yếu tố thế mạnh, thị trường của mỗi chi nhánh. Hiện nay do môi trường kinh doanh, rất nhiều chi nhánh làm rất tốt công tác kinh doanh và tiếp thị cho hoạt động của NHCT Việt Nam nhưng môi trường không có các doanh nghiệp lớn, không có các dự án lớn cho nên không phát triển được các dự án đầu tư cho vay, trong khi đó các chi nhánh có địa bàn thuận lợi, việc tăng trưởng dư nợ rất dễ dàng mà không thể hiện sự cố gắng và đóng góp cho ngành.
+ NHCT Việt Nam cần gắn việc phân phối tiền lương kinh doanh với việc phát huy thế mạnh của từng chi nhánh (có chi nhánh ưu thế về huy động nguồn vốn, có chi nhánh ưu thế về cho vay, có chi nhánh ưu thế về phát triển các sản phẩm và ứng dụng dịch vụ mới), cần phải xem xét những thế mạnh đó, đánh giá mức độ, chất lượng hoàn thành các chỉ tiêu chính do NHCT Việt Nam giao làm cơ sở để xét lương kinh doanh.
Xây dựng, hoàn thiện các quy trình quản trị rủi ro, hoàn thiện tổ chức và hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ ở các chi nhánh là các vấn đề cần phải được chú trọng. Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ không chỉ dừng ở công tác hậu kiểm, dưới hình thức tổ chức từng đợt kiểm tra, phát hiện những sai phạm đã phát sinh, mà cần nâng cao khả năng phát hiện, ngăn ngừa và quản trị rủi ro.
Hỗ trợ cho cho nhánh về tài chính, nhân lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ để chi nhánh có thể ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh của mình dù là trong giai đoạn khó khăn nhất của thị trường.
MỤC LỤC
Đề tài “Hiệu quả hoạt động kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại” của tác giả Nguyễn Thị Lan, sinh viên khoa Ngân hàng - Tài chính trường Kinh tế Quốc dân, năm 2001. Trong đề tài này tác giả đã nêu ra những lý luận cơ bản về ngân hàng thương mại, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh, thực trạng hoạt động kinh doanh của NHTM những năm đầu thế kỷ 21 và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTM. Đề tài cho em thấy đối tượng tác giả nghiên cứu có sự trùng lặp với đối tượng mà đề tài của em nghiên cứu nhưng phạm vi nghiên cứu của tác giả thì không có sự trùng lặp...13 Đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHCT Hà Nam” trên trang web
“tailieu.vn”. Trong đề tài này tác giả cũng nêu lên những lý luận chung nhất về ngân hàng, các hoạt động của ngân hàng, tình hình hoạt động kinh doanh tại NHCT Hà Nam, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh và thực trạng kinh doanh của NHCT Hà Nam. Qua đó, tác giả đưa ra các giải pháp, kiến nghị giúp nâng cao hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thông qua tìm hiểu đề tài em thấy đề tài này có phương hướng nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu giống với đề tài nghiên cứu của em nhưng không có sự trùng lặp về không gian, thời gian nghiên cứu...13