Phân loại hoạt động cho vay ngắn hạn của Chi nhánh

Một phần của tài liệu 395 cho vay ngắn hạn tại chi nhánh NHNo & PTNT quận ba đình – hà nội (Trang 30 - 36)

Để có cái nhìn rõ rang và chi tiết hơn về hoạt động cho vay ngắn hạn tại chi nhánh. Ta có thể phân loại tình hình dư nợ và doanh số cho vay ngắn hạn của Chi nhánh hang năm như sau:

 Phân loại dư nợ ngắn hạn theo loại tiền cho vay:

VND, ngoại tệ và vàng là hai loại tiền chính mà Chi nhánh sử dụng để cho vay ngắn hạn.

Bảng 5: Phân loại dư nợ ngắn hạn theo loại tiền cho vay của chi nhánh hàng năm:

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

Dư nợ

Cho vay ngắn hạn 102.1 42.6 30.9 126.5

Cho vay ngắn hạn bằng VND 72.2 24.1 29.2 64.8

Cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ, vàng 29.9 18.5 1.7 61.7 Doanh số

Cho vay ngắn hạn 552.7 121.7 544.0

Cho vay ngắn hạn bằng VND 304.5 110.8 177.7

Cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ, vàng 248.2 10.9 366.3

(Nguồn: bảng cân đối kế toán các năm 2008 – 2010 của chi nhánh NHNo & PTNT quận Ba Đình – Hà Nội)

Dù dư nợ ngắn hạn tiền VND hang năm luôn lớn hơn dư nợ ngắn hạn bằng ngoại tệ và vàng nhưng điều này chưa thể hiện được là doanh số cho vay trong năm theo các loại tiền cũng tương tự. Biểu đồ sau cho chúng ta cái nhìn rõ hơn về biến động lượng cho vay và lượng thu hổi phân loại theo loại tiền vay hang năm của chi nhánh:

Biểu đồ 2: Biểu đồ biểu diễn doanh số cho vay phân loại theo loại tiền cho vay của chi nhánh từ năm 2008 – 2010.

Có thể thấy dù dư nợ nội tệ hang năm luôn lớn hơn so với du nợ ngoại tệ và vàng nhưng không phải năm nào doanh số cho vay bằng nội tệ cũng lớn hơn.Cụ thể năm 2010, doanh số cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ và vàng lớn hơn gấp đôi so với doanh số cho vay bằng nội tệ. Năm 2009, doanh số cho vay ngắn hạn đạt con số thấp nhất trong các năm. Doanh số cho vay bằng ngoại tệ và vàng thấp kỷ lục, chỉ với 10.9 tỷ đồng. Điều này được giải thích bởi sự gia tăng các khoản mua bán ngoại tệ trong Chi nhánh vào thời điểm đó. Tâm lý lo lắng về sự mất giá của VND khiến người dân và các Doanh nghiệp mua nhiều ngoại tệ để găm giữ và gửi tại Ngân hang. Lượng ngoại tệ huy động được của Ngân hang trong năm và con số dư có ngoại tệ và vàng năm 2009 chênh nhau không nhiều, cho thấy trạng thái găm giữ ngoại tệ của khách hang. Mặt bằng lãi suất cho vay tiền đồng sau khi được Chính phủ cấp bù 4% năm 2009 chỉ còn 5-6%, tương đương hoặc thấp hơn lãi suất vay ngoại tệ. Do vậy, nhu cầu vay vốn bằng nội tệ của các DN cao hơn so với vay vốn

ngoại tệ. Trong khi đó, huy động khó khăn, khiến cho Chi nhánh chỉ có thể cho vay với một lượng thấp để đảm bảo cân đối vốn. Đến năm 2010, doanh số cho vay bằng USD bỗng tăng đột biến, gấp đôi lượng cho vay bằng nội tệ. Có thể thấy, lượng ngoại tệ và vàng huy động trong năm 2010 là rất cao với 435.6 tỷ đồng và cón số dư có cuối năm là 67.6 tỷ đồng. Điều này tạo ra sự dồi dào về ngoại tệ trong chi nhánh. Cùng với đó nhu cầu vay ngoại tệ của khách hang ở mức cao do sự chênh lệch về lãi suất cho vay tiền đồng và lãi suất cho vay bằng ngoại tệ thúc đẩy cho Chi nhánh mở rộng cho vay ngoại tệ hơn. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp mà doanh thu chủ yếu là VND thì rủi ro về tỷ giá luôn tiềm ẩn, do phải tốn nhiều nội tệ hơn để trả nợ Ngân hang. Do đó, điều này làm tăng nguy cơ các khoản nợ xấu (nợ nhóm IV và V) cho Ngân hang. Xu hướng trong những năm tới khi lãi suất huy động USD được giữ ở mức dưới 3%, tỷ giá được giữ ổn định, không có biến động tăng, dẫn tới nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ và vàng tăng. Tuy nhiên, cùng với đó khả năng huy động ngoại tệ và vàng sẽ giảm sút, đặc biệt là quy đinh các Ngân hang dừng huy động và cho vay vàng của NHTW thì việc mở rông doanh số cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ của Chi nhánh cũng phải đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo cân đối vốn.

Bảng 8: Cơ cấu dư nợ cho vay ngắn hạn theo các hình thức cho vay. Đơn vị: tỷ đồng:

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Dư nợ cho vay ngắn hạn 42.6 30.9 126.5

Dư nợ Cho vay từng lần 12.0 16.5 90.1

Dư nợ Cho vay theo hạn mức 7.6 9.7 28.8

Dư nợ chiết khấu giấy tờ có giá 19.6 2.5 3.2

Dư nợ Bảo lãnh 3.4 2.2 4.4

(Nguồn: báo cáo tình hình phân loại nợ Chi nhánh NHNo & PTNT quận Ba Đình – Hà Nội.)

Hiện tại, Chi nhanh đang thực hiện bốn phương thức cho vay ngắn hạn chính như chúng ta có thể thấy trong bảng 6. Co thể thấy, cho vay từng lần là phương thức cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động chi văỵ ngắn hạn của chi nhánh. Dư nợ cho vay từng lần cao nhất năm 2010 với 90.1 tỷ đồng. Cho vay theo hạn mức chiếm vị trí thứ hai, doanh số cao nhất cũng vào năm 2010 với 28.8 tỷ đồng. Chiết khấu giấy tờ có giá chủ yếu được thực hiện theo nhu cầu của khách hang là chính, khi năm 2008, dư nợ theo phương thức cho vay này là lớn nhất với 19.6 tỷ đồng. Tuy nhiên, hai năm sau, số dư nợ lại rất nhỏ. Nghiệp vụ bảo lãnh ngắn hạn chủ yếu được thực hiện dưới hình thức bao thanh toán cho khách hang chủ yếu là các khoản thanh toán tiền mua sắm hàng hóa, dịch vụ với con số dư nợ hang năm thấp. Phương thức cho vay từng lần vốn là phương thức cho vay an toàn, nhưng phức tạp về thủ tục cho vay vẫn chiếm tỷ trọng lớn, cho thấy khách hang của Chi nhánh chủ yếu vẫn là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhỏ, có tính chất thời vụ, nhu cầu vốn không thường xuyên. Trong khi đó, xu hướng cho vay theo hạn mức tín dụng là xu hướng hiện đại mà các Ngân hang đang hưởng tới nhờ việc tạo sự chủ động cho các DN về vốn, thì chưa chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ ngắn hạn của chi nhánh.

 Cơ cấu dư nợ ngắn hạn theo hình thức sở hữu của Khách hàng.

Bảng 9: Phân loại dư nợ ngắn hạn theo hình thức sở hữu của khách hang. Đơn vị: tỷ VND.

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

Nợ dư ngắn hạn 102.1 42.6 30.9 126.5

Cá nhân 0.0 2.2 0.0 0.0

DN tư nhân 0.5 0.0 0.0 0.0

Hộ sản xuất kinh doanh 11.9 0.0 0.0 0.0

DNNN 25.6 20.3 10.5 26.8

CTCP 43.1 16.5 14.1 47.4

Công ty TNHH 21.0 3.6 4.3 49.8

(Nguồn: báo cáo tổng hợp tình hình dư nợ Chi nhánh NHNo & PTNT quận Ba Đình – Hà Nội.)

Cho vay ngắn hạn đối với các cá nhân thường được sử dụng với mục đích kinh doanh, buôn bán. Thường doanh số cho vay đối với đối tượng khách hang này là không lớn

và có tính chất thời vụ. Do đó, con số dư nợ cho vay cá nhân đáng kể nhất là 2.2 tỷ đồng năm 2008. Cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất kình doanh năm 2007 là khá lớn với con số dư nợ là 11, 9 tỷ đồng, nhưng những năm tiếp theo, dư nợ cho vay với đối tượng này không đáng kể. Doanh nghiệp tư nhân cũng không phải là khách hang thường xuyên của Chi nhánh khi dư nợ đồi với đối tương này hang năm hầu như bằng 0. Cho vay đối tượng khách hang là DNNN chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu cho vay ngắn hạn của chi nhánh. Là một chi nhánh trực thuộc một Ngân hang nhà nước thì điều này cũng là hiển nhiên. Bên cạnh đó, các DNNN luôn chiếm tỷ trọng cao trong dư nợ tiêu chuẩn của Chi nhánh. Do vậy đây là đối tượng khách hang truyền thống và có uy tín lớn đối với Chi nhánh. Trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là quận Ba Đình, số doanh nghiệp là công ty cổ phẩn và công ty trách nhiệm hữu hạn đặt trụ sở là khá nhiều. Do đó, đây là những đối tượng khách hang quan trọng và tiềm năng lớn cho chi nhánh. Doanh số cho vay đối với các công ty Cổ phần hang năm là khá lớn, biểu hiện qua con số dư nợ đồi với loại khách hang này chiếm tỷ trọng đáng kể trong dư nợ của Chi nhánh. Các công ty TNHH cũng đang là khách hang mà Chi nhánh đang nhắm đến hiện nay. Cụ thể có thể thấy, doanh số cho vay đối với các cong ty TNHH tăng lên hang năm. Từ tỷ trọng dư nợ không lớn trong các năm 2007, 2008, 2009, thì đến năm 2010, dư nợ cho vay với các công ty TNHH đã chiếm 39.4% tổng dư nợ ngắn hạn. Mặc dù so với các đối tượng khách hang khác, đây là đối tượng có mức độ rủi ro cao hơn hẳn, nhưng đầy tiềm năng. Do đó, có thể dự đoán, trong những năm tới, các CTCP, công ty TNHH sẽ là những khách hang thường xuyên đối với Chi nhánh trong hoạt động cho vay ngắn hạn.

 Cơ cấu dư nợ ngắn hạn theo loại hình sản xuất của Khách hang.

Năm trên địa bàn thủ đô đặc biệt là quận Ba Đình, nơi có rất nhiều trụ sở DN ở những lĩnh vực ngành nghề khách nhau. Do đó, cùng với xu hướng hoạt động sản xuất kinh doanh các NHTM hiện đại, nhiệm vụ của Chi nhánh là đáp ứng nhu cầu vốn đa dạng của mọi khách hang trên địa bàn.

Bảng 10: Phân loại dư nợ cho vay ngắn hạn theo thành phân kinh tế (tỷ VND):

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Nợ dư Ngắn hạn 42.6 30.9 126.5

Nông và lâm nghiệp 0.0 0.0 0.0

Xây dựng 0.5 5.2 14.2

Sản xuất và chế biến 12.3 16.8 40.4

Thương mại và dịch vụ 6.8 6.3 61.4

Cho vay khác 23.0 2.6 10.5

(Nguồn: báo cáo tổng hợp tình hình dư nợ Chi nhánh NHNo & PTNT quận Ba Đình – Hà Nội.)

Có thể thấy, chi nhánh có vị trí trong Thành phố Hà Nội, do đó, các khách hàng vay vốn ngắn hạn trong lĩnh vực nông lâm nghiệp là hầu như không có. Cho vay ngắn hạn lĩnh vực xây dựng chủ yếu là các khoản vay sửa chữa, nâng cấp nhà, chung cư, cơ sở hạ tầng… Trong lĩnh vực này, dư nợ từ con số ở mức thấp năm 2008, đã tăng dần hang năm, cụ thể là năm 2009 là 11.2 tỷ đồng và năm 2010 là 11.7 tỷ đồng. Cho vay ngắn hạn trong lĩnh vực

sản xuất chế biến cũng tăng lên hang năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ hang năm, cao nhất là năm 2010 với 39.3 tỷ đồng. Ngành thương mại và dịch vụ từ mức du nợ thấp năm 2008 và 2009 thì tăng đột biến vào năm 2010 với 61.4 tỷ đồng. Địa bàn quận Ba Đình - Hà Nội vốn được coi là trung tâm thành phố, là nơi tập trung nhiều các trụ sở công ty sản xuất và thương mại. Trong đó các DN trong lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng rất lớn. Việc dư nợ cho vay đối với các DN này tăng đột biến năm 2010 chi thấy Chi nhánh đang mở rộng thị trường cho vay ngắn hạn nhiều hơn đến lĩnh vực này. Dự đoán trong những năm tới, dư nợ cho vay đối với các DN thương mại và dịch vụ sẽ còn tăng cao hơn nữa. Các khoản cho vay ngắn hạn khác gồm có cho vay đầu tư chứng khoán, cho vay mua sắm, tiêu dung phục vụ đời sống… có mức dư nợ cao vào năm 2007, những sau những quy định siết tín dụng để giảm lạm phát của NHTW, cùng với việc thị trường chứng khoán không còn sôi động thì trong hai năm tiếp theo, các khoản vay này đều giảm.

 Phân loại dư nợ theo 5 nhóm trong hoạt động cho vay ngắn hạn của chi nhánh

Cũng như các tổ chức tín dụng khác, nợ cho vay của Chi nhánh được phân loại như sau:

- Nhóm I (nơ đủ tiêu chuẩn): gồm các khoản nợ trong hạn.

- Nhóm II (Nợ cần chú ý): gồm các khoản nợ quá hạn từ dưới 90 ngày.

- Nhóm III (Nợ dưới tiêu chuẩn): Gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày.

- Nhóm IV (Nợ nghi ngờ): Gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. - Nhóm V (Nợ có khả năng mất vốn): Gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

Dựa vào việc phân loại theo 5 nhóm nợ như trên, ta có bảng số liệu về tình hình dư nợ theo từng nhóm hang năm như sau:

Bảng 7: tình hình dư nợ theo 5 nhóm nợ trong cho vay ngắn hạn. (tỷ VND)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

Dư nợ cho vay ngắn hạn 102.1 42.6 30.9 126.5

Nợ dư tiêu chuẩn 82.1 40.6 30.2 126.5

Nợ dư cần chú ý 15.7 1.5 0.0 0.0

Nợ dưới tiêu chuẩn 1.8 0.3 0.0 0.0

Nợ nghi ngờ 0.0 0.2 0.7 0.0

Nợ có khả năng mất vốn 2.5 0.0 0.0 0.0

(Nguồn: báo cáo tổng hợp tình hình dư nợ Chi nhánh NHNo & PTNT quận Ba Đình – Hà Nội.)

Trong cơ cấu dư nợ hang năm của Chi nhánh theo các nhóm nợ thì có thể thấy dư nợ tiêu chuẩn luôn chiếm tỷ trọng cao. Nếu coi các khoản nợ xấu là các khoản nợ nhóm III, IV và V thì có thể thấy lượng dư nợ xấu lớn nhất vào năm 2007 với tổng nợ là 4,3 tỷ đồng,

chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng dư nợ ngắn hạn của Chi nhánh. Các khoản nợ xấu trong các năm tiếp theo chiếm tỷ lệ cũng khá nhỏ so với tổng dư nợ ngắn hạn. Đến năm 2010 thì tỷ lệ này là 0%. Có thể thấy, dù hai năm 2008 và 2009, kinh tế trong nước có nhiều biến động như ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới, lam phát… nhưng lượng nợ xấu cuối năm của chi nhánh rất thấp. Điều này cho thấy hiệu quả trong việc xem xét, chọn lọc khách hang, quản lý nợ và duy trì quan hệ với những khách hang truyền thống có uy tín của Chi nhánh. Hoạt động cho vay ngắn hạn của Chi nhánh hang năm nói chung là rất tốt. Tuy nhiên lượng nợ xấu thấp hang năm cũng một phần là do doanh số cho vay ngắn hạn của Chi nhánh hang năm là không lớn, chưa tương xứng với quy mô vốn huy động được. Việc mở rộng ra các đối tượng khách hang tiềm năng khác của chi nhánh còn hạn chế.

 Chi phí trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng hang năm (tỷ đồng). Bảng 11: Chi phí hang năm của Chi nhánh. Đơn vị: tỷ đồng.

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Tổng chi phí 267.6 38.3 23.2

Chi phí hoạt động tín dụng (trả lãi) 248.0 37.7 21.3 Chi phí dự phòng (bảo hiểm tiền gửi, nợ quá hạn) 16.5 1.17 1.3 Chi phí dự phòng nợ xấu (nhóm III, IV, V) 16.3 1.05 1.2 Tỷ lệ CP dự phòng nợ quá hạn/ tổng CP. 6.1% 2.7% 5.2%

(Nguồn: bảng cân đối kế toán các năm 2008 – 2010 của chi nhánh NHNo & PTNT quận Ba Đình – Hà Nội)

Chi phí dự phòng của chi nhánh gồm các khoản chi phí bảo hiềm, bảo toàn tiền gửi, chi phi dự phòng tín dụng (chi phí dự phòng nợ khó đòi). Đây là hoạt động bắt buộc đối với bất kỳ ngân hang hay chi nhánh ngân hang nào để có những biện pháp kịp thời để xử lý những khoản nợ khó đòi. Với Chi nhánh NHNo & PTNT quận Ba Đình, có thể thấy, chi phí dự phòng tín dụng so với tổng chi phí hang năm chiếm tỷ lệ rất thấp. Chi phí này được trích lập lượng cao nhất vào năm 2008 với 16.3 tỷ đồng. Tuy nhiên,lượng chi phí dánh cho dự phòng tín dụng trong hai năm 2009 và 2010 lại rất thấp (khoảng 1.2 tỷ đồng 1 năm). Trong khi doanh số cho vay năm 2010 là khá cao (544 tỷ đồng) thì mức dự phòng chỉ là 1.2 tỷ đồng. Điều này một phần là do tỷ lệ nợ xấu hang năm của Chi nhánh là rất thấp, cho thấy hiệu quả trong công tác thẩm định và quản lý nợ của Chi nhánh là tốt. Do đó, chi phí dự phòng được trích lập năm 2008 vẫn còn khá lớn nên hai năm sau, lượng chi phí dự

Một phần của tài liệu 395 cho vay ngắn hạn tại chi nhánh NHNo & PTNT quận ba đình – hà nội (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w