Năng lực quản lý, trình độ chuyên môn của nhân lực NH.

Một phần của tài liệu 262 giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 34 - 35)

Muốn nâng cao chất lượng tín dụng thì một yếu tố không thể thiếu được đó là cán bộ tín dụng. Hiện nay tại MSB Hải Phòng đa số là những cán bộ tín dụng là những cán bộ trẻ, họ là nguồn nhân lực trình độ sự nhiệt tình, năng động. Tuy nhiên, do kinh nghiệm làm việc chưa nhiều nên các cán bộ tín dụng vẫn còn yếu trong việc nắm bắt tâm lý khách hàng, thẩm định các dự án lớn và giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hang. Vì vậy nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực là một vấn đề quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh.

- Công nghệ ngân hàng.

Một ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại được trang bị các phương tiện kỹ thuật chất lượng cao sẽ tạo điều kiện đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, đem lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng vay vốn. Đó là tiền đề để ngân hàng thu hút thêm khách hàng, mở rộng tín dụng. Hiện nay, tại MSB Hải Phòng trang bị khá hiện đại song nhìn chung, công nghệ tại ngân hàng vẫn chưa hoàn thiện và đồng bộ, khả năng ứng dụng chưa đầy đủ.

3.3. Kết quả điều tra trắc nghiệm về vấn đề nghiên cứu (Bảng câu hỏi –

Questionares) và/hoặc kết quả tổng hợp đánh giá của các chuyên gia (Phỏng vấn – Interview) về hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại MSB Hải Phòng.

(Chi tiết báo cáo ở phụ lục)

3.4. Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại MSB Hải Phòng.3.4.1. Khái quát tình hình hoạt động của các DNV&N có quan hệ tín dụng với MSB. 3.4.1. Khái quát tình hình hoạt động của các DNV&N có quan hệ tín dụng với MSB.

a. Tổng quan về các DNV&N có quan hệ tín dụng với MSB.

Theo báo cáo 108 quý IV năm 2010 của Phòng tổng hợp , xét theo cơ cấu cho vay theo loại hình kinh tế, dư nợ đối với các doanh nghiệp cổ phần và trách nhiệm hữu hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn lần lượt là 53% và 24% tính trên tổng dư nợ.

Xét về cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế, dư nợ đối với hai ngành vận tải và sản xuất là chủ đạo, lần lượt là 43% và 27% so với tổng dư nợ.Điều này phần nào phản ánh được thực tế ở Hải Phòng, là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi về địa lý để phát triển dịch vụ vận tải đặc biệt là vận tải đường thủy.Đây cũng chính là nhóm đối tượng khách hàng truyền thống của MSB.

b. Một số khó khăn về vốn và tín dụng của các DNV&N có quan hệ tín dụng với MSB.

- Về năng lực tài chính : năng lực tài chính của các DNV&N còn tương đối hạn chế, hệ số vay nợ cao. Chính vì thế dễ gây ra rủi ro mất vốn cho hệ thống ngân hàng. Điều này đã khiến cho các DN loại này gặp nhiều khó khăn vì họ không vượt qua được các bài kiểm tra năng lực tài chính ban đầu của ngân hàng.Nền tài chính của các DNV&N còn chưa minh bạch, hệ thống báo cáo chưa minh bạch do nhiều DN thường làm sai lệch các báo cáo tài chính để giấu lãi nhằm trốn thuế thu nhập doanh nghiệp.Vì vậy nếu chỉ nhìn vào những con số này,thật khó cho MSB có thể đánh giá chính xác tiềm năng của từng doanh nghiệp để ra quyết định cấp vốn hay không.

- Cầu về vốn : Kể từ năm 2006 đến nay, sau khi Nhà nước ban hành các chính sách nhằm hỗ trợ các DNV&N, các DN loại này đã có những tiến bộ vượt bậc. Mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận luôn đạt mức cao, nhu cầu mở rộng và phát triển kinh doanh luôn đặt các doanh nghiệp này vào tình trạng thiếu vốn nhưng trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu của họ lại tương đối thấp, không thể đủ đáp ứng nhu cầu của mình.

Một phần của tài liệu 262 giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 34 - 35)