Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại MSB Hải Phòng.

Một phần của tài liệu 262 giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 51 - 53)

- Biến động của môi trường kinh tế vĩ mô :

4.3.1.Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại MSB Hải Phòng.

4.3.1. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại MSB Hải Phòng. MSB Hải Phòng.

a) Hoàn thiện chính sách cho vay và quy trình cho vay.

Chính sách cho vay

Chính sách cho vay là kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động cho vay của ngân hàng, là bộ khung để CBTD thực hiện trên khuôn khổ các văn bản quy định quyết định và hướng dẫn,... Một chính sách cho vay đạt chuẩn mực là phải đáp ứng được 3 mục tiêu:

- Tạo ra các khoản vay lành mạnh và có khả năng thu hồi; - Tạo ra các khoản đầu tư vốn một cách sinh lời;

- Khuyến khích mở rộng tín dụng đáp ứng nhu cầu của thị trường của ngân hàng.

Để đạt được ba mục tiêu này, chính sách cho vay phải linh hoạt, mềm dẻo có nghĩa là phải được cập nhật thường xuyên để phản ánh môi trường hiện tại và để duy trì sự phù hợp cũng như những công cụ kiểm soát.

Đối với Maritime Bank trong thời gian qua, chính sách cho vay chưa thể hiện được tính hợp lý do đó hiệu quả do chính sách đem lại còn hạn chế. Trong thời gian tới Maritime Bank cần phải chú trọng, quan tâm một cách đặc biệt vào xây dựng chính sách cho vay ngày càng phù hợp hơn. Để đạt được điều này, nội dung chính sách cho vay cần phải được xây dựng dựa trên căn cứ sau:

- Tuân thủ các quy định hoạt động tín dụng của NHNN.

- Xác định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp quản lý điều hành trong hoạt động tín dụng;

- Phối hợp giữa các bộ phận phòng ban trong điều hành và kiểm soát hoạt động tín dụng, đồng thời phải phù hợp với khả năng và trình độ của CBTD đảm nhận trong từng nghĩa vụ.

- Chính sách cho vay phải được xây dựng dựa trên sự phân tích, đánh giá, dự báo tình hình kinh tế - xã hội để xây dựng những cơ cấu tín dụng hợp lý, mức giới hạn cho vay, thị trường hướng tới ....

Để đạt được mục tiêu trên, Maritime Bank cần điều kiện:

- Maritime Bank cần phải thực hiện đồng bộ với các chính sách khác như: chính sách huy động vốn, chính sách phát triển sản phẩm... Bởi lẽ, sự ổn định và phát triển nguồn vốn sẽ giúp cho Maritime Bank hoạch định được một chính sách tín dụng mà ở đó quy mô và thời hạn của tín dụng được ổn định. Sự đa dạng hoá sản phẩm sẽ kéo theo sự đa dạng hoá khách hàng, phân tán rủi ro . . .

- Khả năng và kinh nghiệm của đồi ngũ nhân viên là yếu tố hàng đầu để vạch ra chính sách kinh doanh nói chung và chính sách tín dụng nói riêng.

- Thông tin về các chính sách tiền tệ và tài chính của Nhà nước; kinh tế xã hội phải được cập nhật và xử lý một cách liên tục để giúp cho ngân hàng kiểm soát được hoạt động tín dụng.

Tất cả các biện pháp trên đây không chỉ nhằm mục đích duy nhất là đẩy mạnh hoạt động cho vay DNV&N mà nó còn góp phần trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng đối với các khoản cho vay. Điều này là vô cùng quan trọng vì như chúng ta đã biết hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp loại này là tương đối rủi ro.

Quy trình cho vay

Quy trình cho vay cũng đóng một vai trò tương đối trong quyết định lựa chọn ngân hàng tài trợ cho khoản vay của các doanh nghiệp.Chính vì vậy đòi hỏi quy trình này phải đủ linh hoạt để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp vừa phải đủ chặt chẽ để đảm bảo chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu 262 giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 51 - 53)