Tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn

Một phần của tài liệu 19 ebook VCU nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp hữu nghị thai thi hue k41d4 (Trang 33 - 38)

II. Thực trạng công tác huy động và sử dụng vốn.

b. Tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn

Bảng 3.5 thể hiện tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn trong đó vốn dự trữ hàng hóa luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất năm 2007 là 53,46%, năm 2008 là 60,67%. Năm 2008 vốn dự trữ hàng hóa tăng 28.841.222.765 đồng tương ứng tăng 89,96%

Luôn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tài sản ngắn hạn là vốn đầu tư ngắn hạn năm 2007 là 3,73%, năm 2008 là 1,09%. Năm 2008 giảm so với năm 2007 là 1.145.262.109 đồng tương ứng giảm 51,19%

Vốn bằng tiền năm 2007 là 13.819.862.800 đồng, năm 2008 là 18.555.300.444 đồng tăng 4.735.437.644 đồng tương ứng tỷ lệ 34,27%

Các khoản phải thu năm 2007 là 11.850.969.782 đồng, năm 2008 là 19.835.962.121 đồng tăng 7.894.992.339 đồng tương ứng tăng 67,38%

Số sản phẩm mới mà công ty sản xuất ra dự định sẽ tiêu thụ hết trong năm 2008 nhưng do khủng hoảng kinh tế, giá cả tăng lên nên nhu cầu tiêu dùng giảm làm cho lượng hàng tồn tăng lên. Tiêu thụ hàng hóa được ít nhưng khách hàng vẫn nợ công ty nhiều

3.4.2.3 Đánh giá tình hình và khả năng thanh toán của Công ty

Thông qua bảng 3.6 phân tích khả năng thanh toán của công ty trong năm 2007 và 2008 em có nhận xét sau:

Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty năm 2007 và 2008 là xấu do hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty năm 2007 là 0.74 lần, năm 2008 là 0.99 lần tăng so với năm 2007 là 0.25 lần tương ứng tỷ lệ 33,78% nhưng thấp hơn khoảng cho phép rất nhiều là lớn hơn 1 và nhỏ hơn 2. Do lượng vốn bằng tiền tăng năm 2008 nhỏ hơn tỷ lệ tăng của khoản phải thu. Chứng tỏ công ty bị chiếm dụng vốn khá nhiều .

Khả năng thanh toán tức thời (thanh toán nhanh) của công ty bị hạn chế, tuy khả năng thanh toán năm 2008 là 0.39 cao hơn năm 2007 nhưng vẫn không năm trong chỉ tiêu cho phép là 0.5- 1. Điều này cũng lý giải tại sao khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là xấu. Do vốn hàng hoá dự trữ bị ứ đọng, hàng bán không thu hồi được tiền.

Khả năng thanh toán nhanh bằng tiền năm 2008 là 0.18 cao hơn năm 2007 là 0.01 nhưng nó quá nhỏ. Cho thấy công ty không có đủ lượng tiền mặt để chi trả. Công ty cần tăng lượng vốn bằng tiền mặt hơn nữa.

Tỷ lệ nợ năm 2008 là 0,83 tăng so với năm 2007 là 0,06 tương ứng tăng 7,37% .Tỷ lệ nợ này khá cao, cho thấy rằng trong tương lại Công ty sẽ phải phải trả một khoản nợ lớn

Qua đây cho thấy tình hình thanh toán của công ty năm 2008 là không tốt, các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán đều dưới mức tiêu chuẩn. Đó là do số VKD của công ty không đủ, khả năng thu hồi công nợ chưa tốt, lại phải bù đắp các khoản vay của ngân hàng. Trong thời gian tới, công ty nên tìm kiếm các nguồn huy động với chi phí thấp hơn, tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất để tăng DT, tăng LN. Từ đó nâng cao hiệu quả VKD của Công ty.

3.4.3 Đánh giá hiệu quả VKD của Công ty

3.4.3.1 Hiệu quả VKD

Bảng 3.7 cho biết hiệu quả sử dụng VKD của Công ty trong năm 2007 và 2008, DT thuần, LN trước thuế, VKD bình quân đều tăng..

Cứ một đồng VKD sẽ tạo ra 2,06 đồng DT năm 2007, 4,07 đồng năm 2008. Như vậy hiệu suất sử dụng VKD năm 2008 tăng 2,01 đồng tương ứng tăng 97,93% so với năm 2007

Để tạo ra một đồng DT thì năm 2007 sẽ cần 0,49 đồng vốn và năm 2008 sẽ cần 0,25. Năm 2008 hàm lượng VKD đã đạt hiệu quả, giảm 0,24 đồng vốn tương ứng giảm 49,48%

Cứ một đồng vốn tạo ra 0,05 đồng LN trước thuế năm 2007 và 0,1 đồng năm 2008. Doanh lợi vốn tăng 0,05 đồng tương ứng tăng 90,98%.

Công ty kinh doanh đang có hiệu quả, nhưng chưa được tốt lắm vì tỷ lệ tăng của hiệu suất sử dụng vốn không cao bằng doanh lợi. Công ty cần chú ý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hơn nữa.

3.4.3.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Bảng 3.7 cho biết tình hình sử dụng vốn cố định của Công ty trong năm 2007 và 2008, Lượng vốn cố định bình quân của công ty năm 2008 là 83.432.272.357 đồng cao hơn năm 2007 là 22.873.847.790 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 37,77%.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định của Công ty năm 2008 cao hơn năm 2007. Năm 2008 cứ một đồng vốn cố định đem lại 8,96 đồng DT tăng 4,78 đồng so với năm 2007, tương ứng tỷ lệ tăng là 119,11%.

Hàm lượng vốn cố định năm 2008 giảm so với năm 2007 là 0,13 tương ứng giảm 54,36%

Tỷ suất LN trên vốn cố định năm 2008 cao hơn năm 2007 là 3,32 đồng tương ứng tăng 80,33%

Qua đây ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty là khá tốt. Công ty đã khai thác TSCĐ một cách triệt để, tận dụng tối đa năng suất của TSCĐ, làm cho hiệu suất sử dụng VCĐ tăng, hàm lượng VCĐ giảm, tỷ suất lợi nhuân tăng. Có được kết quả này không thể bỏ qua sự đóng góp lớn của CBCNV trong Công ty đã tìm mọi cách khắc phục khó khăn để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong những năm tiếp theo Công ty nên tiếp tục nâng cao LN để hiệu quả sử dụng đồng VCĐ đạt tốt hơn.

3.4.3.3 Hiệu quả sử dụng VLĐ

Bảng 3.7 thể hiện hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty trong 02 năm 2007- 2008 như sau: VLĐ bình quân tăng 40.416.390.639 đồng tương ứng tăng 67,4% so với năm 2007.

Năm 2007 cứ một đồng VLĐ tạo ra 4,13 đồng DT, năm 2008 là 7,45 đồng. Hiệu suất sử dụng VLĐ tăng 3,32 đồng tương ứng tỷ lệ 80,33% so với năm 2007

Năm 2007 để tạo ra một đồng DT thì phải mất 0,24 đồng VLĐ nhưng năm 2008 chỉ mất 0,13 đồng. Như vậy hàm lượng VLĐ năm 2008 giảm 0,11 đồng tương ứng giảm 44,55%. Công ty đã sử dụng hiệu quả VLĐ. Làm cho tỷ suất LN trên VLĐ tăng 0,07 lần tương ứng tăng 61,28% so với năm 2007

Kỳ chu chuyển VLĐ năm 2007 là 87 ngày, năm 2008 là 48 ngày giảm 39 ngày tương ứng giảm 44,55% so với năm 2007

Một phần của tài liệu 19 ebook VCU nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp hữu nghị thai thi hue k41d4 (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w