Các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất gia công tại công ty cổ phần Sơn Chinh.

Một phần của tài liệu 15 ebook VCU kế toán chi phí sản xuất gia công mặt hàng áo sơ mi tại công ty cổ phần sơn chinh nguyen thi thuy k41d4 (Trang 55 - 68)

c. Chính sách kế toán.

4.3Các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất gia công tại công ty cổ phần Sơn Chinh.

phần Sơn Chinh.

* Về nguyên vật liệu nhận gia công.

Công ty nên tổ chức riêng một bộ phận chuyên kiểm nhận nguyên vật liệu nhận gia công để nguyên vật liệu nhận về đúng về số lượng đảm bảo về chất lượng. Toàn bộ chi phí liên quan đến việc nhận nguyên vật liệu gia công như: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ mà doanh nghiệp chi ra phải được hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nhưng hiện nay công ty hạch toán khoản chi phí sản xuất chung hay chi phí bằng tiền.

Nếu khoản chi phí này phát sinh có giá trị lớn thì phải hạch toán vào TK 142- Chi phí trả trước ngắn hạn. Cuối kỳ căn cứ số lượng vật liệu đã xuất kho để phân bổ vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Để theo dõi nguyên vật liệu nhận gia công thì khi nhận được nguyên vật liệu của khách hàng công ty tiến hành nhập kho và theo kế hoạch sản xuất thì xuất kho để tiến hành sản xuất nhưng chỉ theo dõi về mặt số lượng không theo dõi về mặt giá trị. Do đó không được phản ánh trên tài khoản

Nên để phản ánh toàn bộ nguyên liệu, phụ liệu do khách hàng mang tới trên tài khoản và trong các báo cáo kế toán. Công ty nên mở TK002- Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công.

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị tài sản, vật tư, hàng hoá của đơn vị khác nhờ doanh nghiệp giữ hộ hoặc gia công, chế biến. Giá trị của vật liệu nhận gia công, chế biến được hạch toán theo giá thực tế khi giao nhận hiện vật.

Bên nợ: Phản ánh giá trị tài sản, vật tư, hàng hoá nhận gia công, chế biến hoặc

nhận giữ hộ.

Bên có: Phản ánh giá trị tài sản vật tư, hàng hoá đã xuất sử dụng cho việc gia

công, chế biến đã giao trả cho đơn vị thuê; giá trị vật tư, hàng hoá dung không hết trả lại người thuê; giá trị tài sản, vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ đã xuất chuyển trả cho chủ sở hữu thuê giữ hộ.

Số dư bên nợ : phản ánh giá trị tài sản, vật tư, hang hoá còn giữ hộ hoặc còn

đang nhận gia công, chế biến chưa xong.

Các chi phí liên quan đến việc gia công, chế biến, bảo quản tài sản, vật liệu, hàng hoá nhận gia công, chế biến, nhận giữ hộ không phản ánh vào tài khoản này mà phản ánh vào tài khoản tập hợp chi phí trong bảng cân đối kế toán Kế toán tài sản, vật tư, hàng hoá nhận gia công, chế biến hoặc nhận giữ hộ phải theo dõi chi tiết cho từng loại vật tư hang hoá, từng nơi bảo quản và từng người chủ sở hữu. Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ không được phép sử dụng và bảo quản cẩn thận như tài sản của đơn vị, khi giao nhận hay trả lại phải có chứng từ của hai bên.

Tài khoản này ghi theo phương pháp ghi đơn và được mở cho từng mã vật liệu. Cụ thể phương pháp ghi chép trên TK 002 như sau:

Ví dụ: Khi công ty nhận nguyên vật liệu gia công từ khách hàng theo giá trị thực tế là 300.000.000 đồng F1- vải chính cho mã hàng 5V08092.

Nghiệp vụ này kế toán ghi đơn vào bên nợ TK 002- “Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công” phản ánh vật tư, hàng hoá nhận gia công tăng trong kỳ.

Khi xuất trả hàng cho khách kế toán ghi đơn vào bên có TK 002- “Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công” phản ánh vật tư, hàng hoá nhận gia công giảm trong kỳ

Có Tk 002 “ Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công” 300.000.000. Mẫu sổ kế toán tổng hợp TK 002 (Phụ lục 4.1 ), kế toán chi tiết của TK 002 (Phụ luc 4.2 )

* Về chi phí sản xuất chung.

Đây là khoản mục chi phí rất cần quản lý chặt chẽ bởi nó phát sinh thường xuyên và liên quan tới nhiều đối tượng. Nhưng hiện nay công ty quản lý chi phí sản xuất chung dựa trên mục đích, công dụng của các khoản chi phí. Do đó tất cả những khoản chi phí sản xuất chung phát sinh đều được tập hợp và tính vào chi phí sản xuất sản phẩm. Vì vậy nó thực sự chưa đảm bảo tính chính xác trong việc tập hợp chi phí. Công ty nên kết hợp với tiêu thức phân loại chi phí sản xuất chung theo cách ứng sử của chi phí với sự thay đổi của mức độ hoạt động. Theo đó chi phí sản xuất chung được phân thành:

* Biến phí: Là những chi phí thay đổi về tổng số, tỷ lệ với sư thay đổi của mức độ hoạt động.ví dụ: trong công ty đó là các chi phí như tiền điện, tiền nước….phát sinh trong các phân xưởng sản xuất

* Định phí: Là những khoản chi phí không thay đổi về tổng số khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. Ví dụ: trong công ty đó là chi phí thuê nhà xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí nhân viên quản lý…

* Chi phí hỗn hợp: Là những khoản chi phí bao gồm cả yếu tố biến phí và định phí. Ví dụ: Trong công ty chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện thoại phát sinh

Căn cứ vào cách phân loại trên thì đảm bảo việc hạch toán chi phí sản xuất chung theo đúng chuẩn mực kế toán số 02- Hàng tồn kho.

Khi đó chi phí sản xuất chung biến đổi hay biến phí được phân bổ hết chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm:

Nợ TK 154

Có TK 627( Chi phí SXC biến đổi).

Chi phí sản xuất chung cố định hay định phí được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường;

Khi mức sản phẩm sản xuất ra lớn hơn công suất bình thường thì toàn bộ chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm.

Nợ TK 154

Có TK 627 ( Chi phí SXC cố định)

Khi mức sản phẩm sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Phần chi phí SXC cố định còn lai được hạch toán vào giá vốn

Nợ TK 632

Có TK 627

Hiên nay tất cả những TSCĐ tại công ty đều được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng, với thời gian sử dụng theo khung thời gian khấu hao TSCĐ theo quy định của nhà nước. Tuy nhiên trong các phân xưởng sản xuất có những hệ thống máy như máy 1 kim Brother, máy vắt sổ…có thời gian sử dụng 6 hoặc 7 năm nhưng hoạt động với cường độ rất lớn. Vì vậy phương pháp khấu hao đường thẳng đối với những tài sản cố định trên như hiện nay là không phù hợp. Hơn nữa công nghệ thì thì ngày một thay đổi nên hệ thống máy mới ra đời luôn có những tính năng ưu việt,cho năng suất lao động cao. Do đó để đảm bảo thu hồi vốn nhanh nhằm đầu tư dây chuyền sản xuất hiên đại đáp ứng yêu cầu sản xuất là rất cần thiết. Theo em công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần để trích khấu hao đối với hệ thống máy may ở các phân xưởng. Theo phương pháp này số tiền khấu hao hàng năm được xác định như sau: Công thức tính:

i

MK = Gdi x Tkh

Trong đó

MKi Mức khấu hao TSCĐ năm thứ i.

Gdi Giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm thứ i. Tkh Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm của TSCĐ i Thứ tự của các năm sử dụng TSCĐ ( i = 1,n ) Tkh = Tk x Hs

Trong đó Tk là tỷ lệ khấu hao theo phương pháp tuyến tính. Hs là hệ số điều chỉnh

Hs = 2 Đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 5 đến 6 năm. Hs = 2.5 Đối với TSCĐ có thời gian sử dụng trên 6 năm.

Trong những năm cuối khi mức khấu hao năm xác định theo mức khấu hao giảm dần bằng hoặc thấp hơn giá trị trung bình tính bằng cách lấy giá trị còn lại chia cho số năm sử dụng còn lại, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị trung bình kể trên.

Ví dụ: Trong công ty hệ thống máy 1 kim có nguyên giá là 90.300.600, thời gian sử dụng là 6 năm. Nếu tính khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần thì được thực hiện như sau:

Tk = 1/ 6 ( hay = 16.67%), i = 6 nên Hs = 2 Do đó T kh = 16.67% x 2 = 33.33 %

Lập bảng tính khấu hao hàng năm như sau: ĐVT : 1000 đ

* Về các khoản chi phí trả trước, chi phí phải trả.

- Chi phí trả trước là những khoản chi phí thực tế đã chi nhưng nó có tác dụng cho nhiều kỳ kinh doanh tiếp theo, do đó chưa được tính nhập vào chi phí trong TT Cách tính khấu hao Mức khấu hao

năm Mức khấu hao luỹ kế Giá trị còn lai của TSCĐ 1 90300,6 x 33.33 % 30.097,19 30.097.19 60.203,41 2 60.203,41 x 33.33 % 20.065,8 50.162,99 40.137,61 3 40.137,61 x 33.33 % 13.377,87 63.540,86 26.759,74 4 26.759,74 : 3 8.919,91 72.460,77 17.839.83 5 26.759,74 : 3 8.919,91 81.380,68 8.919,91 6 26.759,74 : 3 8.919,91 90.300,6 0

kỳ mà cần phân bổ vào chi phí sản xuất, chi phí kinh doanh của các kỳ sau. Ví dụ như chi phí in ấn tài liệu, chứng từ cho nhiều kỳ, chi phí sử dụng công cụ dụng cụ thuộc dạng phân bổ nhiều lần.

Nhưng thực tế tại công ty có những công cụ, dụng cụ có giá trị lớn thuộc dạng phân bổ nhiều lần như: bàn là, máy dập cúc, súng bắn tẩy……đều được phân bổ một lần giá trị thực tế vào chi phí sản xuất trong kỳ

Theo em đối với những công cụ dụng cụ có giá trị lớn như trên cần được phân bổ vào chi phí sản xuất trong nhiều kỳ. Để đảm bảo nguyên tắc phù hợp kế toán sử dụng TK 142 -Chi phí trả trước. Nội dung và kết cấu của tài khoản là bên nợ phản ánh chi phí trả trước hiện còn đầu kỳ và phát sinh thêm trong kỳ. Bên nợ phản ánh chi phí trả trước phân bổ theo kế hoạch vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Số dư bên nợ phản ánh chi phí trả trước hiện còn cuối kỳ.

Do đó, khi xuất dùng công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, thuộc dạng phân bổ nhiều lần kế toán ghi:

Nợ TK 142 Tổng giá trị thực tế công cụ dụng cụ Có TK 153 xuất dùng

Khi phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ vào trong chi phí sản xuất trong kỳ. Kế toán ghi:

Nợ TK 627( 6273) Giá trị công cụ, dụng cụ phân bổ Có TK 142 vào chi phí trong kỳ.

Ví dụ: Bàn là treo có tổng trị giá là 3.050.000 khi xuất dùng công cụ dụng cụ thuộc dạng phân bổ 2 lần này kế toán ghi tăng chi phí trả trước ngắn hạn là 3.050.000, đồng thời ghi giảm công cụ dụng cụ là 3.050.000.

Khi phân bổ vào chi phí sản xuất trong tháng kế toán ghi tăng chi phí sản xuất chung là 1.525.000, đồng thời ghi giảm khoản chi phí trả trước là 1.525.000 Tương tự cho kỳ tiếp theo

- Chi phí phải trả là những khoản chi phí đã phát huy hiệu quả và phải tính vào chi phí sản xuất, chi phí kinh doanh từng kỳ nhưng doanh nghiệp chưa chi trả thực tế vì

chưa đến kỳ chi trả. Ví dụ như chi phí trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất phải trả, trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phải trả.

Nhưng thực tế tại công ty thì chưa trích trước chi phí tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất cũng như trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Vì vậy nếu những khoản chi phí này phát sinh trong kỳ nào thì làm cho chi phí kỳ đó tăng lên. Để đảm bảo việc tính chi phí được chính xác đồng thời cũng đảm bảo nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc thận trọng công ty nên tiến hành trích trước chi phí tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất và chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.

kế toán sử dụng TK335- Chi phí trả trước. kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này là bên nợ phản ánh chi phí phải trả thực tế phát sinh trong kỳ, bên có phản ánh chi phí phải trả dự tính trước vào chi phí và ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh. Số dư bên có phản ánh chi phí phải trả đã tính vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh.

Khi trích trước chi phí tiền lương của công nhân sản xuất, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ở bộ phận sản xuất, kế toán ghi:

Nợ TK 622 Nợ TK 627

Có TK 335

Khi tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất kế toán ghi:

Nợ Tk 622- CPNC trực tiếp ( nếu số phải trả lớn hơn số trích trước) Nợ TK 335- Chi phí phải trả (Số trích trước)

Có TK 334- Phải trả người lao động

Có Tk 622- CPNC trực tiếp(Nếu số phải trả nhỏ hơn số trích trước) Khi công việc sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, kế toán ghi:

Nợ TK 627 (Nếu số đã chi lớn hơn số trích trước) Nợ TK 335 chi phí phải trả (số đã trích trước) Có TK 241 (Tổng chi phí thực tế phát sinh)

Có TK 627 (Nếu số đã chi nhỏ hơn số trích trước)

* Việc phân bổ chi phí ăn trưa của công nhân.

Công ty nên xây dựng định mức tiền ăn trưa của công nhân trực tiếp sản xuất. cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công kế toán sẽ tính ra chi phí tiền ăn trưa của từng tổ, từng phân xưởng sản xuất.

Hiện nay công ty hạch toán toàn bộ chi phí tiền ăn trưa vào chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng sản xuất. Đề nghị công ty nên hạch toán riêng chi phí tiền ăn trưa của công nhân trực tiếp sản xuất vào TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, chi phí tiền ăn trưa của nhân viên quản lý vào TK 627- Chi phí sản xuất chung.

Hiên nay ở công ty tất cả những sản phẩm hỏng đều được coi là phế liệu thu hồi. Công ty không phân biêt sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức. Do đó tất cả chi phí của sản phẩm hỏng đều được tính vào chi phí sản xuất sản phẩm là chưa đúng.

Theo em công ty nên phân loại những sản phẩm hỏng ra thành sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức. Căn cứ vào số lượng sản phẩm sản xuất theo kế hoạch và số lượng sản phẩm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn. Tính ra số sản phẩm hỏng trong định mức và số sản phẩm hỏng ngoài định mức Đối với những sản phẩm hỏng trong định mức là những sản phẩm hỏng không thể tránh khỏi trong quá trình sản xuất thì chi phí thiệt hại tính vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm.

Đối với những sản phẩm hỏng ngoài định mức:

Nếu có phế liệu thu hồi, kế toán ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh Nợ TK 152

Có TK 154 Nếu quy trách nhiệm bồi thường, kế toán ghi: Nợ Tk 138 ( 1388),334.

Có Tk 154 Nếu trừ vào chi phí khác, kế toán ghi: Nơ TK 811

Có TK 154

* Về công tác kế toán quản trị

Hiện nay tại công ty thì công tác kế toán quản trị còn chưa được chú trọng. Nếu có cũng chỉ là một phần nhỏ trong kế toán tài chính. Trong điều kiện thị

trường có nhiều biến động và sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì việc ước tính, dự đoán trước là rất cần thiết. Thông tin của kế toán quản trị là nguồn thông tin chủ yếu giúp cho nhà quản trị thực hiện các chức năng quản trị: Lập kế hoạch; tổ chức điều hành thực hiện kế hoạch; kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và ra quyết định. Vì vậy cần phải gắn kết hơn nữa công tác kế toán

Một phần của tài liệu 15 ebook VCU kế toán chi phí sản xuất gia công mặt hàng áo sơ mi tại công ty cổ phần sơn chinh nguyen thi thuy k41d4 (Trang 55 - 68)