Phần Đầu tư xây dựng Việt Anh
Trong sản xuất kinh doanh, một doanh nghiệp muốn mang lại hiệu quả tối đa thì cần phải giảm chi phắ từ khâu bắt đầu cho đến khâu kết thúc chu kỳ sản xuất kinh doanh. Đối với Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cũng vậy, cần phải giảm chi phắ ngay từ khi bắt đầu thi công cho đến khi công trình hoàn thành bàn giao, nhưng công trình vẫn đảm bảo chất lượng, kỹ thuật. Trong đó chi phắ NVL là một trong ba yếu tố cơ bản cấu thành nên giá sản phẩm. Để thực hiện được điều này cần phải tiến hành đồng bộ ở tất cả các khâu từ thu mua, dự trữ, bảo quản, và đầu vào sản xuất.
3.2.1. Về công tác quản lý nguyên vật liệu
Công tác này ở Công ty nhìn chung là đã được quan tâm nhưng chưa đủ, công việc kiểm kê NVL trong các kho không thường xuyên và không có kế hoạch chung cho tất cả các đội xây lắp. Do đó, cần phải có Ban kiểm nghiệm vật tư cho các vật tư đã được xuất kho trong kỳ. Ban kiểm nghiệm này sẽ tiến hành kiểm tra định kỳ có thể là tháng hoặc quý cho tất cả các đội xây lắp của Công ty. Qua kiểm tra sẽ sớm tìm ra các nguyên nhân thiếu hụt, hỏng hóc vật tư để kịp thời có các biện pháp xử lý. Việc làm này là rất cần thiết vì nó sẽ tránh được tình trạng thiếu hụt của NVL, nhằm nâng cao trách nhiệm bảo quản vật liệu của các thủ kho, luôn giữ được lượng NVL ổn định và chất lượng tốt nhất phục vụ cho nhu cầu sản xuất của các đội xây lắp.
3.2.3. Về tài khoản sử dụng và phương pháp tắnh giá phương pháp kế toán toán
Thứ nhất: Để quản lý vật tư được dễ dàng, chặt chẽ hơn Công ty nên
mở "Sổ danh điểm vật tư". Việc mã hoá tên và các vật liệu trong sổ danh điểm phải có sự kết hợp chặt chẽ và sắp xếp thứ tự các loại vật liệu. Trong sổ danh điểm phải có sự thống nhất giữa các phòng ban chức năng bảo đảm tắnh khoa
học, hợp lý, phục vụ chung cho yêu cầu quản lý của Công ty cho việc theo dõi các loại vật liệu.
Để lập sổ danh điểm vật liệu, điều quan trọng nhất là phải xây dựng được một bộ mã vật liệu chắnh xác đầy đủ, không trùng lặp, có dự trữ để bổ sung những mã dựa vào các đặc điểm sau:
- Dựa vào vật liệu.
- Dựa vào số nhóm vật liệu trong mỗi loại. - Dựa vào số thứ vật liệu trong mỗi nhóm. - Dựa vào số quy cách vật liệu trong mỗi thứ.
Trước hết bộ mã vật liệu được xây dựng trên cơ sở số hiệu các tài khoản cấp 2 đối với vật liệu.
- Vật liệu chắnh : TK1521 - Vật liệu phụ : TK 1522 - Nhiên liệu : TK 1523
Trong mỗi loại vật liệu ta phân thành các nhóm và lập mã đối tượng cho từng nhóm. ở Công ty Cổ Phần Việt Anh số nhóm vật liệu trong mỗi loại nhiều nên ta dùng 3,4 chữ số để hiển thị.
Trong các loại vật liệu chắnh ta phân thành các nhóm và đặt mã số như sau:
- Nhóm Thép : 1521 Ờ THOP (thép hộp, thép ống) - Nhóm Bulong : 1521 Ờ M24 ( bulong M24*1000)
Trong các loại vật liệu phụ - nhiên liệu, thế ta cũng phân thành các nhóm và đặt mã số tương tự tuỳ theo từng loại.
Vật liệu phụ:
- Nhóm xi măng : 1522 - 01 - Nhóm vôi : 1522 - 02 Nhiên liệu
- Nhóm Ga : 1523 - 01 - Nhóm Oxy : 1523 - 02
Thứ 2: Trắch lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, sử dụng tài khoản 151
Để góp phần hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty, kế toán sẽ nên bổ sung thêm 2 tài khoản 151 "Hàng mua đang đi trên đường" và tài khoản 159 "Dự phòng giảm giá hàng tồn kho" và hệ thống tài khoản được sử dụng tại Công ty.
Việc sử dụng tài khoản phản ánh nguyên vật liệu đang đi trên đường.
Tài khoản 151 " Hàng mua đang đi trên đường " phản ánh tình hình và sự biến động về hàng mua đang đi trên đường của doanh nghiệp (bao gồm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá...) đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng cuối tháng hàng chưa về nhập kho.
Khi Công ty nhận được chứng từ nhưng cuối tháng hàng chưa về, căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi nhận hàng mua thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và kê khai thuế giá trị gia tăng đầu vào kế toán ghi:
Nợ TK 151 Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
Sang kỳ sau khi nguyên vật liệu về nhập kho kế toán ghi: Nợ TK 152
Có TK 151
Việc sử dụng phản ánh tài khoản trắch lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được trắch trước vào chi phắ hoạt động kinh doanh giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chắnh để bù đắp những tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư tồn kho không cao hơn giá cả trên thị trường.
Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế toán năm. Trường hợp doanh nghiệp được bộ tài chắnh chấp thuận áp dụng năm tài chắnh khác với năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm) thì thời điểm lập dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chắnh.
Kế toán sử dụng tài khoản 159 "Dự phòng giảm giá hàng tồn kho"
Vào cuối niên độ kế toán, khi có đầy đủ chứng cứ đảm bảo về giá nguyên vật liệu trên thị trường giảm xuống so với giá thực tế nguyên vật liệu đang tồn trữ trong kho. Kế toán lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho:
Nợ TK 632
Có TK 159
Nếu số dự phòng cần trắch lập niên độ này lớn hơn số đã trắch lập năm trước, kế toán ghi:
Nợ TK 632
Có TK 159
Nếu số dự phòng cần trắch lập niên độ này nhỏ hơn số đã trắch lập năm trước, kế toán ghi:
Nợ TK 159
Có TK 632
Như vậy, nếu Công ty áp dụng phương pháp lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho thì đây là công cụ hữu hiệu để đảm bảo vốn lưu động, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong điều kiện giá cả biến động, dự phòng làm giảm giá lãi niên độ đó nhưng lại là nguồn bù đắp nếu giảm giá nguyên vật liệu thực sự phát sinh.