Đặc điểm nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội chi nhánh đà nẵng (Trang 31 - 36)

Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng mang tính quyết định đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chính vì thế, trong những năm qua cùng với sự chuyển biến của nền kinh tế, ngân hàng SHB chi nhánh Đà Nẵng đã có những sự thay đổi tích cực đối với đội ngũ cán bộ nhân viên của mình. Việc nghiên cứu tình hình cơ cấu lao động của ngân hàng SHB chi nhánh Đà Nẵng qua 3 năm 2009, 2010, 2011 dựa trên hai tiêu thức giới tính và trình độ học vấn để phân chia nguồn lao động sau:

Bảng 1: Tình hình lao động tại ngân hàng SHB chi nhánh Đà Nẵng qua 3 năm 2009-2011

ĐVT: Người

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh

2010/2009 2011/2010

SL % SL % SL % +/- % +/- %

1. Phân theo giới tính

Nam 32 32,65 36 33.96 36 32,43 4 12,5 0 0 Nữ 66 67,35 70 66,04 75 67,57 4 6,06 5 7,14 2. Phân theo trình độ Đại học, trên ĐH 89 90,82 95 89,62 99 89,19 6 6,74 4 4,21 Cao đẳng, Trung cấp 5 5,1 7 6,6 8 7,21 2 40 1 14,29 Lao động phổ thông 4 4,08 4 3,78 4 3,6 0 0 0 0 Tổng số lao động 98 100 106 100 111 100 8 8,16 5 4,72 (Nguồn: Phòng Hành Chính Nhân Sự)

Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy rằng tình hình nhân lực của ngân hàng SHB chi nhánh Đà Nẵng có một số thay đổi qua từng năm.

Tổng số lao động tại ngân hàng tính đến cuối năm 2010 là 106 người, tăng 8 người so với năm 2009, tương ứng tăng 8,16%. Mặt khác, đến năm 2011 tổng số lao động là 111 người, tăng thêm 5 người so với năm 2010, với tốc độ tăng là 4,72%. Qua đó, có thể thấy số lượng lao động tại SHB chi nhánh Đà Nẵng qua các năm đều tăng về

mặt tuyệt đối lẫn tương đối. Trong hai năm 2010 và 2011 chi nhánh Đà Nẵng đều mở rộng hoạt động kinh doanh của mình bằng việc mở thêm các phòng giao dịch mới. Tuy nhiên, các phòng giao dịch vẫn còn hạn chế về không gian, do đó, mặc dù số lượng lao động tăng lên nhưng vẫn không đáng kể.

Xét về cơ cấu giới, có thể thấy rằng, qua cả ba năm thì tỷ lệ lao động nữ của ngân hàng luôn nhiều hơn lao động nam. Cụ thể hơn, tỷ lệ nam luôn dưới 34% và tỷ lệ nữ giới luôn trên 66%. Nguyên nhân chính cũng chỉ là do đặc thù công việc của ngành ngân hàng, cần nhiều giao dịch viên để tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, mà nữ giới thường là những người có điều kiện thuận lợi hơn, nữ giới chiếm ưu thế hơn về cách cư xử, giọng nói, ngoại hình…trong giao dịch trực tiếp với khách hàng, dễ gây thiện cảm hơn so với phái nam.

Năm 2010, số lao động nữ là 70 người, tăng 4 người so với năm 2009, tương ứng tăng 6,06%. Đến năm 2011, số lao động nữ là 75 người, tăng 5 người so với năm 2010, tương ứng với tốc độ tăng 7,14%. Số lượng lao động nam qua ba năm ít biến động, năm 2010 tăng thêm 4 lao động nam so với năm 2009 ứng với 12,5% và giữ nguyên số lượng 36 nhân viên qua hai năm 2010 và 2011.

Xét về trình độ học vấn, nhân viên trong chi nhánh nhìn chung có trình độ khá cao, đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu của công việc, mặt khác chúng ta cũng thấy được sự ổn định về tỉ lệ học vấn qua 3 năm: khoảng 90% nhân viên có trình độ đại học và trên đại học, 6% có trình độ trung cấp, cao đẳng và khoảng 4% là lao động phổ thông. Cụ thể, tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học và sau đại học tăng 6 người năm 2010 so với năm 2009, tức là tăng 6,74% và tăng 4 người năm 2010 so với năm 2009 tương ứng với 4,21%. Năm 2009, số lượng nhân viên có trình độ Cao đẳng, trung cấp là 5 người và tăng lần lượt 2 người trong năm 2010 và 1 người năm 2011. Số lượng nhân viên trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm 7,2%, đây hầu hết là những vị trí không yêu cầu cao về trình độ như nhân viên lễ tân, nhân viên quỹ.

nghiệp vụ tốt, khả năng xử lý công việc tốt, đồng thời khả năng nắm bắt những vấn đề mới nhanh nhạy, điều đó là một lợi thế giúp ngân hàng SHB chi nhánh Đà Nẵng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng ngày một tốt hơn.

2.1.4 Kết quả kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Đà Nẵng qua 3 năm 2009-2011

Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong 3 năm qua được phản ánh qua bảng 2.Thông qua bảng, ta có thể thấy, trong những năm qua tổng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng SHB chi nhánh Đà Nẵng không ngừng tăng lên, đánh dấu sự phát triển qua các năm của toàn chi nhánh.

Năm 2009, tổng thu nhập của chi nhánh là 72.177 triệu đồng, trong đó thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự chiếm tỷ trọng lớn nhất với 70.668 triệu đồng. Hoạt động kinh doanh ngoại hối tuy không mang lại lợi nhuận cho chi nhánh nhưng vẫn là một hoạt động cần thiết của ngân hàng. Tổng chi phí năm 2009 là 66.639 triệu đồng. Ngoài các khoản chi phí tương ứng với các khoản thu nhập thì còn có chi dự phòng rủi ro tín dụng, đây là một khoản trích lập dự phòng để đề phòng các khoản nợ xấu, nợ quá hạn không thu hồi được. Năm 2009, mặc dù nền kinh tế đã thoát khỏi được cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và kinh tế thế giới cũng như trong nước đang dần dần hồi phục, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn còn chậm. Lợi nhuận trước thuế của chi nhánh năm 2009 đạt mức 5.538 triệu đồng.

Năm 2010, tổng thu nhập là 141.018 triệu đồng, tăng 68.841 triệu đồng tương ứng tăng 95,3% so với năm 2009. Trong đó thu nhập từ lãi tăng 93,78% tương ứng tăng 66.272 triệu đồng, đáng chú ý là thu nhập từ hoạt động khác với mức tăng 240% so với năm 2009. Kinh doanh từ hoạt động ngoại hối vẫn không mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, tuy nhiên, mức lỗ đã có giảm so với năm 2009 với số tương đối là 0,78%. Trong năm 2010, tổng chi phí tăng lên 132.491 triệu đồng, tương ứng tăng 98,82%. Các khoản mục chi phí đều tăng với mức tăng lớn nhất hơn 103% đối với chi phí lãi và các khoản tương tự và chi dự phòng rủi ro tín dụng. Năm 2010 là năm có nhiều sự thay đổi về bình diện chung của ngành Ngân hàng, do đó cũng ảnh hưởng đến chi phí dự phòng rủi ro tín

dụng của chi nhánh làm cho chi phí này tăng lên với số tuyệt đối là 3.030 triệu đồng. Tổng thu nhập và chi phí tăng dẫn đến lợi nhuận trước thuế trong năm 2010 cũng tăng 53,97% tương ứng với tăng 2.989 triệu đồng.

Có thể nói năm 2011 là một năm kinh doanh khá hiệu quả của ngân hàng SHB chi nhánh Đà Nẵng. Các khoản thu nhập tăng lên một cách đáng kể, cụ thể tổng thu nhập tăng 248.461 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng với 176,19%. Mặc dù thu nhập từ hoạt động dịch vụ giảm 16,93% với số tuyệt đối 916 triệu đồng nhưng nguồn thu nhập từ các hoạt động khác (hoạt động thanh toán, hoạt động ngân quỹ…) lại tăng 88,77% so với năm trước. Đặc biệt là đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối, mặc dù thu nhập từ hoạt động này vẫn là con số âm, tuy nhiên mức lỗ đã giảm đáng kể so với năm 2010 với 98,55%. Như vậy, chi nhánh đã có những nỗ lực nhằm nâng cao thu nhập từ hoạt động này tương đối tốt.

Cũng như thu nhập, chi phí cũng tăng mạnh so với năm 2010 thể hiện được chi nhánh đã đầu tư nhiều vào cho hoạt động kinh doanh của mình. Cụ thể, tổng chi phí năm 2011 là 370.029 triệu đồng, tăng 237.538 triệu đồng tương ứng với 179,29% so với năm trước. Nguyên nhân là do chi phí lãi và các chi phí tương tự với mức tăng đáng kể 217%. Nhìn vào bảng ta cũng thấy rằng, hoạt động dịch vụ trong năm 2011 đã chưa được thực hiện tốt, thu nhập giảm 16,93% trong khi chi phí hoạt động dịch vụ lại tăng lên đến 243,61%. Mặc dù các khoản chi phí khác đều tăng, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2011 giảm 39,40% tương ứng với con số tuyệt đối là 2.352 triệu đồng. Do đó kết quả kinh doanh năm 2011 vẫn được cải thiện đáng kể so với năm 2010, lợi nhuận trước thuế tăng 128.10% tương ứng với 10.923 triệu đồng.

Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng SHB chi nhánh Đà Nẵng qua 3 năm 2009-2011

Đvt: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

So sánh

2010/2009 2011/2010

+/- % +/- %

A. Thu nhập 72.177 141.018 389.479 68.841 95,38 248.461 176,19

1. Thu nhập lãi và các khoản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thu nhập tương tự 70.668 136.940 384.652 66.272 93,78 247.712 180,89 2. Thu nhập từ hoạt động dịch

vụ 2.987 5.412 4.496 2425 81,17 -916 -16,93

3. Thu nhập thuần từ hoạt

động kinh doanh ngoại hối -1.533 -1.521 -22 12 0.78 1.499 98,55

4. Thu nhập từ hoạt động

khác 55 187 353 132 240 166 88,77

B. Chi phí 66.639 132.491 370.029 65.852 98,82 237.538 179,29

1. Chi phí lãi và các khoản

chi phí tương tự 51.494 104.958 332.713 53.743 104,94 227.755 217

2. Chi phí hoạt động dịch vụ 321 360 1.237 39 12,15 877 243,61

3. Chi phí hoạt động khác 2 4 15 2 100 11 275

4. Chi phí hoạt động 11.882 21.199 32.446 9.317 78,41 11.247 53,05 5.Chi dự phòng rủi ro tín

dụng 2.940 5.970 3.618 3.021 102,44 -2.352 -39,40

Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng SHB chi nhánh Đà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội chi nhánh đà nẵng (Trang 31 - 36)