UBCK đã chuẩn bị xong đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán, ngày 16/12/2011 đã gửi báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Đề án này có bốn nội dung trọng tâm để tái cấu trúc kênh chứng khoán. Đó là tái cấu trúc công ty chứng khoán (CTCK), hợp nhất hai sở giao dịch TP.HCM và Hà Nội, tăng cung hàng hóa (cổ phiếu, trái phiếu) và cuối cùng là tạo cầu đầu tư tổ chức (công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư…).
− Đưa ra các bộ quy chuẩn buộc các công ty chứng khoán tuân theo để đảm bảo tính an toàn cho hệ thống. Vì thực chất, công ty chứng khoán cũng thực hiện các hoạt động huy động, cho vay. Nếu không kiểm tra và đưa ra các quy định chặt chẽ như ở ngân hàng thì sẽ không thấy rõ được các công ty này đang làm gì, dòng tiền đang dịch chuyển ra sao. Điều này sẽ dẫn đến sự mất thanh khoản mà các công ty chứng khoán đang gặp phải.
− Phải rà soát và tái cấu trúc công ty chứng khoán. Cần quy định về việc tăng vốn. Mức vốn này phải đảm bảo để công ty có thể cung cấp các dịch vụ tài chính. Điều này nếu làm được thì cũng sẽ giúp cơ quan chức năng dễ thực hiện rút ngắn quá trình thanh toán.
− Tái cấu trúc phương thức thanh toán là mấu chốt.
Thời gian qua, nhiều và rất nhiều công ty chứng khoán đã làm nhiều điều sai như cho nhà đầu tư vay để mua chứng khoán bằng cách biến tướng như: cho nhà đầu tư bán
khống cổ phiếu bằng các vay chứng khoán của người khác... làm cho thị trường bị méo mó, biến dạng và tiếp tay cho sự đi xuống của thị trường. Nguyên nhân là do thực hiện trên tài khoản tổng của công ty chứng khoán. Việc tồn tại tài khoản tổng là do thị trường chứng khoán Việt Nam đang thực hiện phương thức thanh toán 2 cấp. Duy trì hệ thống thanh toán 2 cấp là khi trình độ công nghệ thông tin thấp, làm thủ công. Vấn đề này hiện đã cải thiện nhiều, vì vậy đã đến lúc phải bỏ tài khoản tổng, nghĩa là thanh toán 1 cấp từ người mua sang người bán thông qua tài khoản bằng tiền ở ngân hàng. Có như vậy tiền của nhà đầu tư độc lập mới được tách biệt với hoạt động của công ty chứng khoán và sẽ không có chuyện tiền của nhà đầu tư trong công ty chứng khoán không thể không được rút ra như sự việc của SME.
Khi thực hiện cách thức thanh toán 1 cấp, vừa giúp đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư, vừa thực hiện những điều lâu nay Ủy ban Chứng khoán nói nhưng chưa làm được là rút ngắn T+ và không thể có tình trang công ty chứng khoán cho khách hàng vay vốn dưới các hình thức hợp đồng hợp tác đầu tư, sẽ không tồn tại chuyện bán khống bằng cách cho mượn chứng khoán.
Qua đó các công ty chứng khoán chỉ còn lại thực hiện hình thức môi giới, tư vấn đầu tư, tư vấn doanh nghiệp thuần túy. Quá trình này sẽ tự đào thải các công ty chứng khoán, chính những công ty chứng khoán lúc này còn bị cạnh tranh với các quỹ đầu tư, vì quỹ đầu tư có chức năng quản lý danh mục đầu tư và cũng sẽ tư vấn đầu tư cho các tổ chức và các cá nhân đầu tư như các công ty chứng khoán. Sự cạnh tranh này tất yếu đào thải các công ty chứng khoán nhỏ mà không ảnh hưởng đến hệ thống thị trường và quyền lợi của nhà đầu tư.
− Hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán nên chuyển sang quỹ đầu tư. Theo tình hình hiện nay, thì sẽ xâm phạm lợi ích của công ty với nhà đầu tư, lợi ích của công ty với tổ chức tư vấn phát hành và bảo lãnh phát hành.... Như vậy, nên tách ra để tranh xung đột và tránh các công ty chứng khoán phát triển thành mô hình ngân hàng đầu tư vốn đã bị sụp đổ trên thế giới.
− Các quy định cần phải đi sát với nhu cầu thị trường. Ở các nước, việc đưa ra các sản phẩm phục vụ cho thị trường là cách mà công ty chứng khoán “bán hàng” cho nhà đầu tư. Chính họ phải chịu trách nhiệm về việc này. Vì vậy không thể cho rằng cơ quan chức năng sẽ cho ra đời các sản phẩm phục vụ nhà đầu tư. Điều này trái với thông lệ quốc tế.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu thực trạng và những ưu khuyết điểm của thị trường tài chính Việt Nam, cho thấy tái cấu trúc thị trường tài chính là biện pháp quan trọng để tạo nền tảng cho nền kinh tế phát triển bền vững hơn trong tương lai.
Các giải pháp tái cấu trúc như tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý, phát triển và hoàn thiện cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam, phát triển cơ sở hạ tầng và hoàn thiện các quy tắc giao dịch, hình thành và phát triển các nhà tạo lập thị trường, mở rộng quy mô và chủng loại các loại hàng hóa giao dịch, minh bạch hóa thông tin, tăng cường công tác kiểm tra giám sát, tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp chí Sài gòn đầu tư tài chính
2. http://www.tapchitaichinh.vn
4. Bộ Tài chính (2008) – Đề án xây dựng thị trường giao dịch trái phiếu chính phủ chuyên biệt.
5. NHNNVN, Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 ban hành kèm theo quyết định 128/2007/QD-TTg ngày 02/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ
6. Giáo trình môn Lý thuyết tài chính tiền tệ – Chủ biên GS.TS Dương Thị Bình Minh – Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM;
7. Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ, chủ biên PGS.TS Sử Đình Thành và TS Vũ Thị Minh Hằng, năm 2006;
8. Tổng hợp bài giảng và giáo trình của GS.TS Dương Thị Bình Minh; 9. Website của Ngân hàng Nhà nước;
10. Website của Báo tuổi trẻ; 11. Website của vnexpress.net;