3.1.1 Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cần thiết cho sự phát triển của TTTT.
Rà soát và sớm hoàn thiện các quy định về phát hành các công cụ trên TTTT sơ cấp như phát hành thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi, ...của các ngân hàng thương mại, cần tiếp tục chuẩn hóa để tạo điều kiện cho các công cụ này được giao dịch trên thị trường thứ cấp. Ban hành đồng bộ văn bản hướng dẫn thực hiện các công cụ phái sinh, công cụ phòng ngừa rủi ro theo thông lệ quốc tế; đẩy mạnh các nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi. Tiếp tục bổ sung, sửa đổi các văn bản tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của thị trường thứ cấp như quy định về việc mua bán giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng (TCTD); quy định về việc chiết khấu giấy tờ có giá của TCTD đối với khách hàng... nhằm tăng tính thanh khoản của các công cụ trên TTTT, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các TCTD và các thành viên khác trên thị trường.
3.1.2 Phát triển và hoàn thiện cấu trúc TTTT Việt Nam
− Cần nghiên cứu, xem xét nhằm xây dựng cấu trúc TTTT Việt Nam hoàn chỉnh trên cơ sở các thị trường bộ phận như thị trường nội tệ, thị trường ngoại tệ, thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc, OMO..., tạo sự thóng nhất giữa các thị trường bộ phận của TTTT nhằm đảm bảo lợi ích của các thành viên tham gia thị trường, từng bước tạo kênh truyền dẫn để Ngân hàng nhà nước (NHNN) có thể kiểm soát và can thiệp chủ động thông qua điều tiết giá cả (lãi suất) trên TTTT, từng bước làm cho TTTT trở thành thị trường thực sự năng động, mang tính cạnh tranh cao và nhạy cảm trước những thay đổi về chính sách của NHNN.
− Tiếp tục hoàn thiện các quy định chung về tổ chức, hoạt động, kiểm soát TTTT, đặc biệt là đưa ra các quy định chung nhất về tư cách thành viên trên TTTT, trong đó :
(1) NHNN tham gia trên cả TTTT sơ cấp và thứ cấp với tư cách vừa là người tổ chức điều hành, kiểm soát và chi phối TTTT thông qua các nghiệp vụ thị trường cũng như thực hiện vai trò cho người cho vay cuối cùng (nếu cần) để đạt được sự cân bằng thị trường và phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ.
(2) Thành lập hệ thống các đại lý cấp I trong đó chủ trương lựa chọn 5-7 TCTD là ngân hàng hoặc TCTD phi ngân hàng đáp ứng đầy đủ và hoạt động mang tính chuyên nghiệp, cụ thể :
(i) Các nhà tạo lập thị trường (là những tổ chức kinh doanh tiền tệ chuyên nghiệp, cam kết yết giá hai chiều để đảm bảo hình thành khung lãi suất của thị trường);
(ii) Thành viên khác của TTTT (các TCTD), các định chế tài chính khác có đủ điều kiện về tư cách thành viên;
(iii) Các thành viên được tham gia giao dịch hối đoái (áp dụng đối với các giao dịch được thực hiện bằng ngoại tệ trên TTTT)...
(iv) Các tổ chức môi giới tiền tệ (nhà môi giới tiền tệ) tham gia TTTT với mục tiêu kết nối cung – cầu nhằm hưởng phí môi giới;
(v) Các công ty xếp hạng tín nhiệm để giúp cho việc định giá giấy tờ có giá được chính xác và hạn chế rủi ro hoạt động của các thành viên thị trường. Trên cơ sở đặc điểm trên, cấu trúc TTTT Việt Nam có thể khái quát như sau :
− Chính phủ cho phép trái phiếu đặc biệt được giao dịch trên TTTT như các loại trái phiếu khác của chính phủ.
3.1.3 Phát triển hạ tầng và hoàn thiện quy tắc giao dịch của TTTT Việt Nam
− Xây dựng hệ thống giao dịch tập trung dựa trên công nghệ tiên tiến và phương thức giao dịch đa dạng (sử dụng một sàn giao dịch điện tử thống nhất) đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu khác của thị trường, đồng thời xây dựng kế hoạch thành lập hệ thống giao dịch hỗ trợ thông qua các tổ chức môi giới tiền tệ tại Việt Nam. − Cần xây dựng kế hoạch thành lập hệ thống môi giới tiền tệ tại Việt Nam, phối hợp
với các đơn vị liên quan nghiên cứu, thành lập các công ty xếp hạng tín nhiệm để giúp cho việc định giá giấy tờ tờ có được chính xác và hạn chế rủi ro hoạt động của các thành viên thị trường.
3.1.4 Hình thành và phát triển các nhà tạo lập thị trường
Với một TTTT còn nhiều hạn chế như ở Việt Nam, tình trạng cung – cầu mất cân đối xảy ra thường xuyên, vì vậy việc tạo dựng nhà tạo lập thị trường là cần thiết. Nhà tạo lập thị trường phải có sự am hiểu về thị trường sẽ cung cấp, cập nhật các thông tin về giao dịch, phải niêm yết giá chào 2 chiều (cả cho vay và đi vay) trên TTTT liên ngân hàng. Họ phải có khả năng về vốn tham gia hỗ trợ thanh khoản cho thị trường và đảm bảo các giao dịch cạnh tranh bình đẳng trong giới đầu tư, cũng như tạo ra một giá cả cân bằng ổn định cho thị trường. Vai trò này cần phải được trao cho các ngân hàng thương mại (NHTM).
3.1.5 Mở rộng quy mô và chủng loại các hàng hóa giao dịch đồng thời tăng cường thu hút các thành viên tham gia TTTT.
Cần đưa ra nhiều sản phẩm, hàng hóa đa dạng, phong phú, có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu hoạt động của TCTD trong từng thời kỳ. Chú trọng phát triển đầy đủ các công cụ, sản phẩm quan trọng trên TTTT như repo, thương phiếu (CP), CDs (chứng chỉ tiền gửi) có thể mua bán được trên thị trường thứ cấp, tạo hành lang pháp lý, phát triển thị trường thứ cấp để các công cụ TTTT có thể phát triển, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. NHNN cần phối hợp với Bộ Tài chính phát hành các loại trái phiếu đa dạng kỳ hạn để xây dựng đường cong lãi suất chuẩn TPCP làm cơ sở cho các thành viên thị trường tham chiếu và thu hút được nhiều nhà đầu tư.
Mở rộng thêm các thành viên của thị trường liên ngân hàng : Bên cạnh đối tượng là các NHTM như hiện nay thì cần bổ sung các thành viên là các định chế tài chính khác, như Công ty bảo hiểm, Quỹ đầu tư, Công ty chứng khoán, Công ty tài chính và đặc biệt là công ty môi giới, các Dealer trong nước cũng như việc nghiên cứu thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt Nam và cho phép một số tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín của nước ngoài vào hoạt động.
Rà soát lại cơ chế điều hành TTTT : Chiết khấu, tái cấp vốn và OMO để tăng tính linh hoạt cho việc hình thành lãi suất thị trường, tính pháp lý của việc xác nhận giao dịch, hợp đồng chuẩn áp dụng trong giao dịch cho vay, gửi tiền.
Xem xét, xây dựng quy chế và hướng dẫn cho việc đưa vào áp dụng các công cụ phái sinh và đầu tư tài chính, đặc biệt là thị trường kỳ hạn tiền tệ (SWAP ngoại tệ) và kỳ hạn lãi suất (REPO) nhằm nâng cao hiệu quả và độ sâu tài chính của thị trường.
3.1.7 NHNN cần nghiên cứu cách thức cung cấp thông tin cho thị trường
NHNN cần nghiên cứu cách thức cung cấp thông tin cho thị trường về lãi suất, dự báo vốn khả dụng về TTTT, lượng tiền cung ứng, kế hoạch đấu thầu,... và xử lý thông tin kịp thời, chính xác nhằm ổn định thị trường, tránh những tác động xấu do tác động tâm lý không mong muốn của thị trường.
3.1.8 Tăng cường công tác quản lý điều hành, thanh tra, giám sát củaNHNN đối với TTTT. NHNN đối với TTTT.
− NHNN có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy TTTT phát triển bởi NHNN vừa là người quản lý, vừa là thành viên tham gia thị trường. NHNN cần tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành lãi suất. Cần chú trọng hơn đối với thông tin về quá trình di chuyển của các luồng vốn, đặc biệt luồng vốn ngoại để có thể phục vụ công tác dự báo, điều chỉnh tỷ giá thích hợp và định hướng hoạt động thị trường. Tăng cường công tác quản lý, dự báo vốn khả dụng của hệ thống NHTM, có thể cập nhật nhanh chóng báo cáo thống kê trong từng thời kỳ, từ đó NHNN chủ động can thiệp điều tiết kịp thời vào thị trường nhằm đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ.
− Đẩy mạnh hoạt động của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, NHNN, Bộ Tài chính... trong việc giám sát TTTT thông qua các biện pháp can thiệp hành chính phù hợp với sự phát triển của thị trường. Nâng cao vai trò của Hiệp hội Ngân hàng trong việc thực hiện chức năng giám sát trình tự tuân thủ của các thành viên thị trường.
3.1.9 Tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng cónăng lực và trình độ chuyên sâu : năng lực và trình độ chuyên sâu :
Các nghiệp vụ của TTTT là rất mới mẻ đối với công chúng và các ngân hàng, vì vậy, các ngân hàng cần phải tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo để khách hàng biết được những tiện ích mang lại khi họ tham gia các nghiệp vụ này. Đối với các ngân hàng, việc đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ có trình độ kinh doanh, giao dịch tiền tệ để thực hiện kinh doanh trên TTTT trong nước và quốc tế là hết sức quan trọng, đảm bảo hoạt động hiệu quả và thành công của ngân hàng trên TTTT. Đồng thời tăng cường đào tạo về kinh tế vĩ mô và kinh tế lượng, nâng cao trình độ phân tích dự báo cho cán bộ ngân hàng, đổi mới công tác phân tích, dự báo tiền tệ theo hướng áp dụng mô hình kinh tế lượng để có giải pháp điều hành chính sách tiền tệ một cách chủ động hiệu quả.
3.2 Một số giải pháp tái cấu trúc và phát triển thị trường vốn:3.2.1 Thị trường tín dụng trung, dài hạn 3.2.1 Thị trường tín dụng trung, dài hạn
− Chính phủ và NHNN cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý về hoạt động ngân hàng, bao gồm chuẩn mực an toàn và quản trị rủi ro; quy định về cấp tín dụng; quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro phù hợp hơn với thông lệ, chuẩn mực quốc tế; các quy định về cấp phép thành lập TCTD, mở và chấm dứt hoạt động của các chi nhánh, điểm giao dịch của TCTD cũng sẽ được hoàn chỉnh. Hệ thống kế toán của các TCTD phù hợp hơn với chuẩn mực kế toán quốc tế. Việc tiếp tục tăng cường đổi mới và nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát ngân hàng cũng được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của NHNN
− Đánh giá phân loại các TCTD thành ba loại: TCTD lành mạnh,
TCTD yếu kém.
Các TCTD lành mạnh sẽ được tạo điều kiện phát triển về quy mô và năng lực cạnh tranh trong nước, quốc tế. các TCTD yếu kém, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn hệ thống cần được ưu tiên tái cơ cấu để trở lại thị trường hoạt động theo các chuẩn mực, quy định của pháp luật. Nếu TCTD yếu kém không thể phục hồi được thì phải được kiên quyết đưa ra khỏi thị trường một cách có trật tự để bảo đảm kỷ luật thị trường và sự lành mạnh, an toàn chung của hệ thống các TCTD. Riêng các TCTD tạm thời thiếu thanh khoản sẽ được NHNN hỗ trợ để phục hồi, đồng thời phải chấn chỉnh, củng cố để hoạt động lành mạnh, an toàn hơn.
Đặc biệt đối với ngành ngân hàng, để thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thành công, mới đây Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra 7 nhóm giải pháp để triển khai trong thời gian tới, bao gồm:
− Một là, hoàn thiện và đưa vào thực hiện các tiêu chuẩn quản trị mới, các quy định về an toàn và phòng tránh rủi ro theo hướng tiếp cận nhanh thông lệ quốc tế; tăng cường vai trò giám sát của ngân hàng nhà nước trong việc thực hiện các tiêu chuẩn này;
− Hai là, xây dựng cơ chế, chính sách để những ngân hàng thương mại có đủ điều kiện phát triển nhanh và cạnh tranh có hiệu quả trong nước và quốc tế; đồng thời, khuyến khích các ngân hàng mở rộng địa bàn hoạt động phục vụ nông nghiệp và nông thôn;
− Ba là, thực hiện cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước, nâng cao tiềm lực tài chính, khả năng quản trị, chất lượng các dịch vụ, sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động để ngân hàng thương mại nhà nước thực sự làm nòng cốt trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại trong cả nước;
− Bốn là, bổ sung hoàn thiện thể chế để các ngân hàng thương mại cổ phần nâng cao chất lượng quản trị, hoạt động minh bạch, thực sự là ngân hàng đại chúng; quy
định mức vốn tối thiểu và lộ trình thực hiện phù hợp với quy mô và địa bàn hoạt động;
− Năm là, xây dựng phương án xử lý cụ thể để giảm nhanh các ngân hàng yếu kém kéo dài theo các phương án thích hợp với chi phí ít nhất, bảo đảm an toàn hệ thống, không làm ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người gửi tiền và xử lý nghiêm những cá nhân có sai phạm;
− Sáu là, kiện toàn và phát huy hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng ở nông thôn. Việc thành lập mới các ngân hàng thương mại và các định chế tài chính, kể cả thành lập mới các hợp tác xã tín dụng ở địa bàn nông thôn phải được thẩm định chặt chẽ, theo đúng quy định của pháp luật;
− Bảy là, phối hợp có hiệu quả việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng với việc cơ cấu lại và phát triển mạnh các phân khúc khác các thị trường tài chính như thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu, thị trường bảo hiểm và các quỹ đầu tư theo những tiêu chuẩn quản lý phù hợp với thông lệ quốc tế để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Thực hiện công khai, minh bạch và kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các định chế tài chính này.
Trong tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng cho biết: Việt Nam đặt mục tiêu trong 5 năm tới, có 2 ngân hàng đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và có 10-15 ngân hàng đủ lớn để làm trụ cột cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Dự kiến từ nay tới năm 2013, sẽ phân nhóm các tổ chức tín dụng, hỗ trợ thanh khoản đối với các tổ chức tín dụng gặp khó khăn, xây dựng phương án tái cấu trúc và tái cấu trúc toàn diện các ngân hàng hoạt động chưa tốt để sau đó tiến hành hoàn thiện tái cấu trúc toàn bộ hệ thống; nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng vào năm 2015. Trước hết, từ nay đến hết quý I/2012, sẽ hoàn thành việc đánh giá, phân loại các ngân hàng.
Như vậy, việc tái cấu trúc sẽ hướng tới đảm bảo hệ thống ngân hàng lành mạnh, đủ sức cạnh tranh trong nước và quốc tế, đồng thời, đảm bảo đủ năng lực đáp ứng vốn cũng như chất lượng dòng vốn cho phát triển kinh tế.
Trong quá trình cơ cấu lại hệ thống các TCTD, đặc biệt là xử lý những TCTD yếu kém, các ngân hàng lành mạnh sẽ là lực lượng chủ lực tham gia tích cực để hỗ trợ tái cấu trúc.
3.2.2 Thị trường chứng khoán
UBCK đã chuẩn bị xong đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán, ngày 16/12/2011 đã gửi báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Đề án này có bốn nội dung trọng tâm để tái cấu trúc kênh chứng khoán. Đó là tái cấu trúc công ty chứng khoán (CTCK), hợp nhất hai sở giao dịch TP.HCM và Hà Nội, tăng cung hàng hóa (cổ phiếu, trái phiếu) và cuối cùng là tạo cầu đầu tư tổ chức (công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư…).
− Đưa ra các bộ quy chuẩn buộc các công ty chứng khoán tuân theo để đảm bảo tính an toàn cho hệ thống. Vì thực chất, công ty chứng khoán cũng thực hiện các hoạt động huy động, cho vay. Nếu không kiểm tra và đưa ra các quy định chặt chẽ như