DNNQD NQH cho vay NH

Một phần của tài liệu Nang cao chat luong cho vay doi voi DNNQD tai CN NHCT cau giay CQ 441842 LE THANH NGA TCDN 44d (Trang 44 - 55)

NQH cho vay NH DNNQD Số tiền 12.786 19.370 % 39.76% 60.24% 680620 48370 533682 32156 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 DNNN DNNQD Cho vay NQH

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ quá hạn phân theo thời hạn cho vay Như vậy, qua biểu đồ ta có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay

ngắn hạn DNNQD chiếm một tỷ trọng lớn hơn so với tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay trung, dài hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay ngắn hạn chiếm 60.24% tổng nợ quá hạn trong khi tỷ lệ nợ quá hạn cho vay trung, dài hạn chỉ chiếm 39.76%. Điều này cho thấy các khoản vay trung, dài hạn an toàn hơn vì tỷ lệ nợ quá hạn thấp hơn các khoản cho vay ngắn hạn.

Nếu phân theo thời hạn gia hạn nợ:

Chỉ tiêu Số tuyệt đối Tỷ trọng

NQH đến 6 tháng 21.233 66%

NQH từ 6 – 12 tháng 7.717 24%

NQH đến 12 tháng 3.216 10%

Tổng nợ quá hạn 32.156 100%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHCT Cầu Giấy năm 2005)

Biểu đồ 2.3. Tình hình nợ quá hạn phân theo thời gian tại 31/12/2005

12786 40%

19370 60%

NQH cho vay TDH DNNQD NQH cho vay NH DNNQD

Như vậy, qua bảng trên ta thấy nợ quá hạn dưới 6 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất, đến 66%. Còn các khoản nợ quá hạn từ 6 – 12 tháng chỉ chiếm 24 % và ít nhất là nợ quá hạn trên 12 tháng chỉ chiếm 10% tổng nợ quá hạn. Điều này chứng tỏ rằng, tuy tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay DNNQD khá cao nhưng tỷ lệ nợ quá hạn này khá an toàn vì chủ yếu là các khoản nợ dưới 6 tháng.

Đến 31/12/2005, tổng nợ quá hạn trong cho vay DNNQD là 32.156 triệu đồng với tỷ lệ nợ quá hạn là 6.03%. Các đơn vị ngoài quốc doanh có nợ quá hạn lớn như: Công ty cổ phần 118 ( 5.046 triệu đồng ), công ty TNHH Sao Sáng ( 3.707 triệu đồng ), công ty cổ phần kinh doanh nhà ( 3.086 triệu đồng ),…

2.3.Đánh giá chất lượng cho vay đối với DNNQD của NHCT Cầu Giấy

2.3.1.Những kết quả đạt được

Qua những số liệu được phân tích ở trên, ta thấy NHCT Cầu Giấy trong những năm qua đã đạt được thành tựu trong công tác cho vay nói chung và cho vay DNNQD nói riêng với chất lượng cho vay ngoài quốc doanh :

Tính đến 31/12/2005, tổng dư nợ cho vay và đầu tư tại chi nhánh là 1.232.794 triệu đồng, trong đó:

- Dư nợ đầu tư kinh doanh khác: 18.492 triệu đồng, chiếm 1.5% Nếu phân tích dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

- Cho vay DNNN: 680.620 triệu đồng, chiếm 56.05% - Cho vay DNNQD: 533.682 triệu đồng, chiếm 43.95%

a. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay ngoài quốc doanh khá cao và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn ngang bằng và có xu hướng tăng vượt so với dư nợ cho vay doanh nghiệp quốc doanh. Năm 2003, dư nợ cho vay DNNQD là 330.118 triệu đồng, đến năm 2004 đã tăng lên 443.322 triệu đồng và năm 2005 do mở rộng cho vay DNNQD nên dư nợ đạt 533.682 triệu đồng. Sự tăng trưởng này thể hiện sự phát triển trong công tác cho vay của ngân hàng nói chung và của mảng cho vay ngoài quốc doanh nói riêng.

b. Mở rộng cho vay phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế Việt Nam và định hướng phát triển của NHCT Cầu Giấy

- Mở rộng cho vay tất cả các thành phần kinh tế theo hướng giảm dần cho vay DNNN, thực hiện ngân hàng của mọi thành phần kinh tế và của toàn dân. Số lượng DNNQD quan hệ với ngân hàng tăng lên. Năm 2003, mới chỉ có khoảng 30 DNNQD vay vốn NHCT Cầu Giấy thì đến 31/12/2005, số lượng DNNQD là khách hàng của ngân hàng đã là 59 DNNQD. Tỷ trọng dư nợ cho vay kinh tế ngoài quốc doanh, từ 28.26% năm 2003 tăng lên 43.95% năm 2005.

- Mở rộng cho vay trung và dài hạn đối với DNNQD. Ngân hàng đã bắt đầu quan tâm đến cho vay trung và dài hạn đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này có vốn đầu tư và máy móc, trang thiết bị hiện đại để nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm. Tổng dư nợ cho vay DNNQD đến thời điểm 31/12/2005 là 533.682 triệu đồng thì dư nợ cho vay trung, dài hạn của DNNQD chiếm tới 149.430 triệu đồng, tương ứng với 28% tổng dư nợ.

- Mở rộng cho vay DNNQD bằng ngoại tệ. Chi nhánh NHCT Cầu Giấy cấp tín dụng ngoại tệ cho các doanh nghiệp có nhu cầu mua sắm, nhập

khẩu máy móc trang thiết bị, nguyên vật liệu, hàng hóa phục vụ sản xuất, tín dụng. Đến cuối năm 2005, dư nợ cho vay DNNQD bằng ngoại tệ chiếm tới 13.4 % tổng dư nợ cho vay DNNQD trong khi năm 2003 chỉ chiếm 8.1%. Ngân hàng đã thực sự phát triển theo hướng một ngân hàng hướng ngoại đa năng, vừa kinh doanh ngoại tệ vừa kinh doanh nội tệ, tiến tới hoà nhập thị trường khu vực và thế giới.

c. Thu nhập từ hoạt động cho vay các DNNQD tăng lên. Trong những hoạt động của ngân hàng thì lợi nhuận đem lại từ hoạt động cho vay là nguồn chủ yếu, chiếm tới 70% - 90% lợi nhuận ngân hàng. Trong đó lãi thu được từ hoạt động cho vay đối với DNNQD đóng một phần quan trọng. Đặc biệt từ năm 2003 ngân hàng đã tập trung cho vay nhiều hơn các DNNQD nên lãi thu được tăng, góp phần đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng năm 2005 là 6.051 triệu đồng, trong đó lợi nhuận từ hoạt động cho vay là 5.265 triệu đồng, tương ứng với 87%. Và trong số 5.265 triệu đồng thì lãi thu được từ cho vay DNNQD là 2.214 triệu đồng, chiếm 42.05% lợi nhuận cho vay DNNQD.

d. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn cao nhưng tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng cho vay DNNQD. Tình hình nợ quá hạn của NHCT Cầu Giấy tăng lên qua các năm từ 2003 đến 2005 tương ứng là 23.504 triệu đồng - 28.373 triệu đồng - 32.156 triệu đồng. Song do dư nợ cho vay DNNQD tăng nên tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm qua các năm với tỷ lệ tương ứng là 7.12 % - 6.04 % - 6.03 %. Tỷ lệ nợ quá hạn tuy cao song vẫn ở mức an toàn vì nằm giữa mức 5% - 10%, đảm bảo hoạt động cho vay DNNQD của ngân hàng vẫn an toàn.

2.3.2.Hạn chế và nguyênnhân các hạn chế về chất lượngcho vayDNNQD tạiNHCT Cầu Giấy

2.3.2.1.Hạn chế

Mặc dù đã đạt được một số kết quả khả quan trong chất lượng cho vay DNNQD song hoạt động cho vay ngoài quốc doanh của chi nhánh vẫn còn những hạn chế như:

a. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay ngoài quốc doanh của chi nhánh quá cao, chưa phù hợp với khả năng kiểm soát của chi nhánh. Ngân hàng mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nên doanh số cho vay ngoài quốc doanh tăng kéo theo dư nợ cho vay DNNQD cũng tăng nhanh chóng. Tuy nhiên số lượng tăng quá nhanh, vượt qua sự kiểm soát của ngân hàng khiến cho chất lượng các khoản vay này chưa thực sự tốt.

Tính đến đầu năm 2003 khi NHCT Cầu Giấy mới thành lập chưa được hai năm, dư nợ cho vay ngoài quốc doanh chuyển từ NHCT Ba Đình sang là 122.781 triệu đồng, đến 31/12/2003 là 330.118 triệu đồng, cuối năm 2004 là 443.322 triệu đồng và đến 31/12/2005 thì con số này đã là 533.682 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng tương ứng qua các năm là 18.48%, 28.26%, 36.76% và 43.95%. Qua số liệu trên, có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng cho vay DNNQD tăng rất nhanh và có xu hướng tăng thêm trong những năm tới. Trong khi đó nợ quá hạn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cũng tăng, khá nhiều khách hàng có nợ quá hạn lớn đều thuộc DNNQD như: Công ty cổ phần 118 (5.046 triệu đồng), công ty TNHH Sao Sáng (3.707 triệu đồng) …

b. Cơ cấu tín dụng chưa hợp lý. Dư nợ cho vay DNNQD còn chiếm tỷ trọng thấp, chưa phù hợp với sự phát triển hiện nay của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh

Dư nợ cho vay DNNN vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ mặc dù số lượng DNNN là khách hàng của ngân hàng ít hơn số lượng

DNNQD nhưng do giá trị khoản vay của DNNN lớn hơn dẫn đến dư nợ cho vay của thành phần này lớn hơn. Trong khi số lượng DNNQD tăng thì tỷ trọng cho vay DNNQD có năm chỉ chiếm 18.48% hay 28.86%, chưa xứng với tiềm năng của doanh nghiệp này. Những năm gần đây, tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh đã tăng lên đáng kể, năm 2005 là 43.95% nhưng vẫn thấp hơn dư nợ cho vay DNNN.

Bên cạnh đó, trong số các lĩnh vực thì cho vay các DNNQD thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản, công trình giao thông có nhu cầu vay vốn lớn trong khi nguồn vốn đối ứng thấp, khả năng thanh toán chậm, khả năng thu hồi nợ khó khăn,…lại chiếm tỷ trọng lớn. Tính đến 31/12/2005, tỷ trọng cho vay DNNQD thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản chiếm tới gần 32% tổng dư nợ cho vay DNNQD.

Tỷ trọng cho vay không có tài sản đảm bảo vẫn ở mức cao. Hầu hết khách hàng ngoài quốc doanh đến với NHCT Cầu Giấy là khách hàng mới, chưa có uy tín, vậy mà cho vay không có tài sản đảm bảo hoặc giá trị tài sản đảm bảo nhỏ hơn giá trị khoản vay còn khá cao, chiếm tới 27%. Bên cạnh đó, nguy cơ các khoản vay có đảm bảo bằng tài sản cũng còn nhiều điểm phải quan tâm như tình hình pháp lý của hồ sơ đảm bảo, chất lượng, tính thanh khoản và giá trị thực cũng như giá trị được đánh giá lại của tài sản đảm bảo.

c. Hiệu quả cho vay DNNQD chưa vững chắc, chất lượng tín dụng nói lên nhiều vấn đề nợ quá hạn, nợ gia hạn.

Về nợ quá hạn: Nợ quá hạn của toàn chi nhánh tính đến 31/12/2005 là 47.994 triệu đồng, thì nợ quá hạn trong cho vay DNNQD đã là 32.156 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 67%, trong đó nợ quá hạn trong cho vay xây dựng cơ bản và giao thông là 12.900 triệu đồng.

Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh giảm dần qua các năm, năm 2003 tỷ lệ này là 7.12 %, năm 2004 giảm xuống 6.40 %, năm 2005 là 6.03 % chứng

quá hạn đã vượt 5%, ảnh hưởng đến mức an toàn trong cho vay và đến chất lượng tín dụng cũng như lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng phải chú trọng xem xét để giảm nợ quá hạn cũng như tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới mức 5% vì trong những năm tới cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh sẽ tăng và chiếm một tỷ trọng lớn.

Về nợ gia hạn: Nợ gia hạn đến thời điểm 31/12/2005 là 157.000 triệu đồng, trong đó có nhiều món vay gia hạn nhiều lần, thời gian gia hạn dài, có DNNQD gia hạn 100% dư nợ, thời hạn cho vay và thời hạn gia nợ tới 24 tháng. Nợ gia hạn phát sinh lớn chủ yếu là doanh nghiệp xây dựng cơ bản và thi công công trình giao thông.

2.3.2.2.Một số nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng cho vay ngoài quốc doanh

* Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Thứ nhất, chất lượng cán bộ tín dụng chưa cao. Nguyên nhân cơ bản có tính chất quyết định đến chất lượng cho vay DNNQD là vấn đề con người. Một số cán bộ tín dụng chưa nắm chắc chế độ nghiệp vụ, một số khác trách nhiệm chưa cao, chưa thực sự tâm huyết với công việc. Bên cạnh trình độ kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, dễ thấy rằng sự hiểu biết tổng hợp các lĩnh vực hoạt động trong ngân hàng của cán bộ tín dụng chưa nhiều. Phần lớn do chế độ tuyển dụng, đãi ngộ và công tác đào tạo còn một số bất cập, phân công công việc chưa phù hợp với năng lực của cán bộ tín dụng.

Thứ hai, chính sách cho vay chưa linh hoạt. Đối với DNNQD dù đã có phương án vay vốn nhưng chưa có mục đích cụ thể và nhiều vướng mắc về thủ tục, về tài sản đảm bảo nên NHCT Cầu Giấy chỉ thực hiện cho vay các DNNQD làm ăn thực sự có hiệu quả và là khách hàng uy tín của ngân hàng. Mặc dù dư nợ cho vay DNNQD tăng song nợ quá hạn cũng tăng nên ngân hàng phải xem xét lại chế độ cho vay của mình.

Thứ ba, kiểm tra, kiểm soát chưa được thực hiện đồng bộ. Hiện nay việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ đã được thực hiện song chưa mang tính chất chuyên nghiệp. Chưa có một tiêu chuẩn qui định kiểm soát rõ ràng do đó nhiều tài liệu không hoàn toàn chính xác. Các hồ sơ cho vay nhiều khi thiếu giấy tờ như giấy nhận nợ, giấy chứng nhận tài sản đảm bảo … đến khi khách hàng không trả được gốc và lãi đã quá hạn, ngân hàng cần phong toả tài sản thế chấp, cầm cố thì không tìm thấy tài liệu liên quan. Do vậy, ngân hàng cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa trong công tác cho vay mới có thể tránh được những sai sót mang lại lợi ích cho cả khách hàng và ngân hàng.

Thứ tư, chất lượng công tác thẩm định chưa tốt. Chất lượng thẩm định thấp là do hạn chế về trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng và hệ thống thông tin về các ngành nghề kinh doanh, về thông tin của khách hàng, báo cáo tài chính của DNNQD không được cập nhật hay không đầy đủ.

Thứ năm, hệ thống thông tin trao đổi hai chiều giữa ngân hàng và doanh nghiệp còn hạn chế. Do số lượng DNNQD mở tài khoản tại ngân hàng và vay vốn tại ngân hàng nhiều mà các DNNQD lại có địa điểm ở cách xa ngân hàng hay doanh nghiệp có nhiều địa điểm hoạt động sản xuất nên gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu thập thông tin hay kiểm tra, giám sát DNNQD về việc sử dụng món vay đúng mục đích.

Hơn nữa, theo nguyên tắc tín dụng và theo các văn bản hướng dẫn về việc thẩm định, tái thẩm định của cán bộ tín dụng đối với các khoản vay thì khi các đơn vị xin vay phải cung cấp đầy đủ các thông tin, các báo cáo tài chính, giấy tờ về tài sản đảm bảo, báo cáo kiểm toán,… Nhưng hiện nay chưa có qui định bắt buộc phải kiểm toán đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nên các tài liệu họ mang đến NHCT Cầu Giấy chưa theo đúng chế độ hiện hành, gây khó khăn cho quá trình thẩm định, đem lại rủi ro cho ngân hàng.

Thứ sáu, NHCT Cầu Giấy chưa chấp hành đúng các qui định về cho vay. Một số hồ sơ thiếu giấy tờ hay giấy tờ chưa đảm bảo tính pháp lý vẫn được ngân hàng chấp nhận.

Để cho vay không có tài sản đảm bảo thì khách hàng phải đáp ứng những điều kiện hết sức chặt chẽ: doanh nghiệp phải có uy tín trong quan hệ vay trả, làm ăn hiệu quả, có uy tín trên thị trường,… còn đa số theo quy định là phải cho vay có tài sản đảm bảo vì tài sản đảm bảo là nguồn thu nợ thứ hai, vật thay thế khi các khoản vay đến hạn mà khách hàng không trả nợ được. Trong khi đó, đối với DNNQD, nhiều khách hàng không đủ điều kiện về tài sản đảm bảo hay tài sản đảm bảo có giá trị thấp hơn giá trị khoản vay. Theo lý thuyết, ngân hàng chỉ có thể cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản thế chấp, nhưng thực tế nhiều món vay có giá trị hơn 70% hay lên đến 100% giá trị tài sản đảm bảo. Hơn nữa cán bộ tín dụng không thể định giá chính xác tất cả các loại tài sản đảm bảo. Nhiều khoản vay được thế chấp bằng tài sản không đủ điều kiện hay một số đã bị hao mòn vô hình làm giảm giá, nên ngân hàng gặp khó khăn trong việc thanh lý để thu hồi vốn. Có trường hợp số tiền bán tài sản đảm bảo không đủ bù khoản vay, gây thiệt hại đến lợi

Một phần của tài liệu Nang cao chat luong cho vay doi voi DNNQD tai CN NHCT cau giay CQ 441842 LE THANH NGA TCDN 44d (Trang 44 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w