Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Nang cao chat luong cho vay doi voi DNNQD tai CN NHCT cau giay CQ 441842 LE THANH NGA TCDN 44d (Trang 70 - 76)

3.3.1.Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan hữu quan

Những năm gần đây Chính phủ đã thể hiện quan điểm phát triển bình đẳng các thành phần kinh tế: giữa các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh. Tuy nhiên những động thái cụ thể về vấn đề này vẫn chưa được thể hiện rõ ràng. Để DNNQD có những bước phát triển vượt bậc hơn nhờ những chính sách của Nhà nước, em xin đề xuất một số ý kiến sau:

Luật doanh nghiệp đã có hiệu lực thi hành từ 01/07/2006, Chính phủ khẩn trương yêu cầu các Bộ chức năng xây dựng xong các dự thảo Nghị định triển khai luật mặt này, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, tạo môi trường pháp lý cho các DNNQD phát triển đúng pháp luật, vững chắc, ổn định, sớm cho ra đời luật cạnh tranh…

Các cơ quan hữu quan Nhà nước tăng cường kiểm tra hoạt động của các DNNQD, đảm bảo các doanh nghiệp này hoạt động đúng pháp luật, thực hiện đúng pháp lệnh kế toán thống kê, yêu cầu các doanh nghiệp có số vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng trở lên hoặc 10 tỷ đồng trở lên, hàng năm dứt phải thực hiện kiểm toán. Song cũng tránh tình trạng kiểm tra, kiểm tra quá nhiều, chồng chéo,… gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường chống tham nhũng trong bộ máy Nhà nước để không gây khó khăn cho sự phát triển DNNQD.

Chính phủ mạnh dạn cổ phần hoá ngay các doanh nghiệp của Nhà nước có quy mô vốn lớn, đang hoạt động có hiệu quả, mà không phải thuộc lĩnh vực quan trọng như Công ty Bia Sài Gòn, Công ty Sữa Việt Nam, một số Công ty Xi măng, Nhà máy Mía đường, May mặc,… tạo sự đột phá tăng tốc đẩy nhanh thực sự quá trình cổ phần hoá DNNN thúc đẩy thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả.

Chính phủ kiên quyết thực hiện đúng cam kết với IMF, ADB, WB, WTO, AFTA,… về cải tổ DNNN, chống bao cấp, bảo trợ quá mức cho DNNN, thúc đẩy phát triển DNNQD.

Không hình sự hoá các quan hệ kinh tế - dân sự trong quan hệ vay vốn giữa các ngân hàng khi xảy ra các tranh chấp khi doanh nghiệp không trả được nợ cho ngân hàng.

Chính phủ cho phép các DNNQD hoạt động có hiệu quả, được vay vốn ngân hàng đến mức 100 triệu, hoặc 200 triệu đồng không phải thế chấp tài sản, miễn là đảm bảo được 3 điều kiện: dự án có hiệu quả, doanh nghiệp 3 năm liền kề có lãi, tình hình tài chính mạnh và có uy tín trong quan hệ vay vốn với ngân hàng.

Chính phủ có chính sách xử lý rủi ro đối với các ngân hàng cho vay vốn DNNQD, bình đẳng như đối với DNNN như: khoanh nợ, giảm nợ, xoá nợ, ân hạn, gia hạn, ưu đãi lãi suất

Xây dựng dự án, đàm phán thu hút tài trợ của nước ngoài, các tổ chức quốc tế về: Đào tạo nâng cao trình độ quản lý kinh doanh cho các chủ doanh nghiệp Việt Nam; xây dựng và cung cấp thông tin thị trường thế giới cho các DNNQD; giúp đỡ về công nghệ, hợp tác kinh doanh, tài trợ vốn ban đầu thành lập.

Có chính sách đáp ứng nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu cho các DNNQD bình đẳng như các DNNN.

Cho phép kinh tế tư nhân tham gia vào hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, thương mại, xuất nhập khẩu ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế mà lâu nay thuộc độc quyền của các DNNN, thúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh tế.

3.3.2.Kiến nghị đối với NHNN.

NHNN cần thực hiện nhanh có hiệu quả chương trình cải tổ, cơ cấu lại ngành Ngân hàng Việt Nam.

Thu hút các dự án, chương trình của quốc tế, các nước khác trong khu vực và trên thế giới, hỗ trợ ngành Ngân hàng Việt Nam về đào tạo cán bộ quản lý, nâng cao trình độ quản lý, điều hành hoạt động ngân hàng theo trình độ quốc tế; đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, thẩm định dự án, đánh giá dự án, phân tích đánh giá rủi ro cho cán bộ ngân hàng; trang bị công nghệ Ngân hàng hiện đại.

Sửa đổi cơ chế, chính sách về cho vay, bảo lãnh theo hướng nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các ngân hàng, tăng thu nhập, tăng lương cho chủ ngân hàng và cán bộ ngân hàng.

Nghiên cứu, xem xét có thể trong một số năm tới tiến hành cổ phần hoá 1 - 2 NHTM quốc doanh, nhưng Nhà nước vẫn nắm giữ trên 50% vốn cổ phần; trong tổng số 6 NHTM quốc doanh hiện có. Tất nhiên cũng cần xem xét yếu tố khác là trong cơ cấu hiện tại, thì số lượng NHTM cổ phần có

Thực hiện đúng lộ trình mở cửa hoạt động ngân hàng với nước ngoài, bãi bỏ các quy định hạn chế hoạt động của các NH ở Việt Nam, theo cam kết với hiệp định thương mại Việt Mĩ, AFTA. Cho phép thêm một số ngân hàng của Nhật, Mĩ, Khối EU mở chi nhánh hoạt động ở Việt Nam; tạo môi trường cạnh tranh thông thoáng cho hoạt động ngân hàng, thúc đẩy thị trường vốn phát triển.

3.3.3.Kiến nghị đối với NHCT TW

NHCT khu vực Cầu Giấy là chi nhánh cấp I của NHCT cho vay vì vậy NHCT TW cần có những định hướng đối với chi nhánh:

Hỗ trợ cho NHCT Cầu Giấy chi phí để hiện đại hoá cơ sở trang thiết bị, mua sắm máy móc để thực hiện tốt công tác thẩm định và lưu trữ, đánh giá thông tin về khách hàng. Thu thập các thông tin về cãc DNNQD hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội, các tổ chức tín dụng cạnh tranh với chi nhánh, cũng như đánh giá xu thế phát triển của thị trường. Từ đó đưa ra lãi suất chỉ đạo hợp lý giúp chi nhánh điều chỉnh khung lãi suất cho vay của mình cho phù hợp, tăng khả năng cạnh tranh của chi nhánh và giúp chi nhánh thu hút thêm khách hàng.

Tổ chức thanh tra, kiểm soát nội bộ định kỳ và bất thường, hướng dẫn chi nhánh thực hiện tự kiểm tra để phát hiện những sai sót, kịp thời sửa chữa, tránh những hậu quả nghiêm trọng và thực hiện theo đúng đường lối, chính sách đã đề ra. NHCT TW cũng phải có kịp thời các văn bản và hướng dẫn nghiệp vụ khi có các văn bản của Nhà nước, của các ngành liên quan được phát hành.

Thường xuyên quan tâm xem xét hoạt động kinh doanh tại chi nhánh để có những chiến lược cụ thể, phù hợp với khả năng của chi nhánh. Tổ chức các khoá học đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ tín dụng trẻ. Bên cạnh đó cũng phải thường xuyên tổ chức những buổi thảo luận chuyên ngành ngân hàng để các cán bộ tín dụng trao đổi, học hỏi kinh

nghiệm của nhau. Có chế độ khen thưởng rõ ràng, công minh, xứng đáng cho các chi nhánh nhằm khuyến khích, thúc đẩy các chi nhánh hoạt động có hiệu quả hơn và tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống NHCT.

3.2.4.Kiến nghị đối với các DNNQD.

Trong thời gian qua tỷ trọng cho vay đối với thành phần kinh tế NQD có tăng nhưng ở một tốc độ khá chậm. Nguyên nhân thực tế lại xuất phát chủ yếu từ các DNNQD.

Thứ nhất, từ năm 1996 hàng loạt các DNNQD làm ăn thua lỗ, bị phá sản. Hàng loạt vụ án lớn đối với DNNQD vay số vốn NH rất lớn bị đưa ra xét xử, cán bộ tín dụng NH lo sợ không dám mở rộng cho vay như trước đây. Trong khi đó nhiều các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực quan trọng như: Dầu khí, Bưu chính viễn thông, xăng dầu, hàng hải, điện lực, xây dựng, giao thông, xi măng,… vay vốn với các dự án lớn cho thi công làm cho dư nợ cho vay được phục hồi trở lại.

Thứ hai, các DNNQD cần nâng cao uy tín của mình vì những năm qua Nhà nước bị thất thu thuế với tỷ lệ cao nhất, các vụ án bị đưa ra xét xử nhiều nhất, nhiều vụ đổ vỡ, lừa đảo, phá sản xảy ra, cơ quan quản lý Nhà nước kêu ca nhiều về DNNQD, tỷ lệ nợ quá hạn của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh còn khá cao.

Thứ ba, đa số các DNNQD thiếu vốn khi thành lập và cả trong quá trình kinh doanh. Trong quá trình hoạt động kinh doanh thường chiếm dụng vốn của đối tác kinh doanh đến khi mất khả năng thanh toán thì lừa đảo ngân hàng, giả mạo giấy tờ xin vay vốn và lừa đảo đối tác kinh doanh.

Thứ tư, nhiều DNNQD trong hoạt động trái chức năng được phép, buôn lậu, lừa đảo. Một số DNNQD mở rộng quy mô kinh doanh quá lớn, thực hiện nhiều chức năng vượt quá khả năng quản lý.

Thứ năm, Nhiều chủ DNNQD không có kiến thức quản lý, không có trình độ chuyên môn, thậm chí trình độ văn hoá thấp, không đủ khả năng xây dựng dự án đầu tư xin vay vốn NH theo quy định. Trình độ tay nghề công nhân thấp.

Thứ sáu, thiếu thông tin về thị trường, nhất là thị trường quốc tế, trình độ công nghệ và chất lượng sản phẩm thiếu sức cạnh tranh.

Thứ bảy, phần đông DNNQD không thực hiện nghiêm túc pháp lệnh kế toán, thống kê. Do đó không có báo cáo tài chính tin cậy.

Như vậy, trước hết DNNQD phải tự chịu trách nhiệm về khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của mình. Chỉ khi DNNQD làm ăn có hiệu quả thì tự khắc nguồn vốn NH sẽ chảy vào. Cụ thể:

Ngay từ khi mới thành lập DNNQD phải có được mục đích kinh doanh chính đáng lành mạnh vào những lĩnh vực phát triển mạnh hoặc những lĩnh vực mà mình có khả năng hay ưu thế nhất định.

Khi đi vào hoạt động phải có kế hoạch chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện, chủ động tiếp cận thì trường nắm bắt cơ hội, xây dựng được các dự án chiến lược khả thi, có hiệu quả, sản phẩm có khả năng cạnh tranh.

Các DNNQD phải chủ động trong việc đi tìm kiếm nguồn vốn và phải nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn vốn vay từ ngân hàng, lãi suất phải trả ngân hàng là một chi phí mà doanh nghiệp được từ đi khi tính thuế. Do đó doanh nghiệp phải nhận thức được vấn đề "tiết kiệm thuế nhờ lãi suất ngân hàng".

Một vấn đề cũng hết sức quan trọng đó là nâng cao trình độ cán bộ lãnh đạo, một người chủ có phẩm chất, có kiến thức ắt sẽ tự xây dựng được một doanh nghiệp vững mạnh. Bên cạnh đó cũng chú trọng công tác bồi dưỡng đào tạo cán bộ, công nhân để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường.

KẾT LUẬN

Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã có những bước phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Một trong những điều kiện hàng đầu để DNNQD có thể phát triển là vốn, mà đặc biệt là vốn vay ngân hàng. Trong mối quan hệ vay mượn, hai chủ thể ngân hàng và DNNQD đều đem lại lợi ích cho nhau, ngân hàng cần khách hàng đến vay vốn để phát triển còn DNNQD cần nguồn vốn vay từ ngân hàng để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, đây là mối quan hệ tương hỗ, cần củng cố và phát triển. Trong hoạt động cho vay, chất lượng tín dụng luôn là vấn đề đáng quan tâm nhất của không chỉ ngân hàng mà cả DNNQD vì khi chất lượng tín dụng được đảm bảo thì mối quan hệ giữa ngân hàng và DNNQD mới được bền chặt.

Đề tài của em đề cập đến vấn đề chất lượng cho vay đối với DNNQD tại NHCT Cầu Giấy, tìm hiểu thực trạng tại cơ sở để từ đó tìm ra nguyên nhân, khó khăn dẫn đến chất lượng các khoản vay của DNNQD chưa tốt. Từ đó đưa ra những giải pháp đối với NHCT Cầu Giấy và những kiến nghị đối với các cơ quan có liên quan để cùng nhau giải quyết, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong thời gian tới.

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Vũ Duy Hào và các cô chú, anh chị phòng Kinh doanh đối nội – NHCT Cầu Giấy đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.

Một phần của tài liệu Nang cao chat luong cho vay doi voi DNNQD tai CN NHCT cau giay CQ 441842 LE THANH NGA TCDN 44d (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w