Trong thanh toán quốc tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra nhiều rủi ro trong thanh toán như môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường kinh tế, môi trường pháp lý...Sau đây là những nguyên nhân khách quyan chủ yếu:
Nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng
Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đang có những chuển biến hết sức rõ rệt. Với xu thế hôi nhập các doanh nghiệp việt nam có cơ hội thử trên thương trường quốc tế rộng lớn. Bên cạnh đó cũng có những hạn chế do mới tham gia nên kinh tế mở cửa các nhà doanh nghiệp việt nam phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh có kinh nghiệm. Sự hiểu biết hạn chế về thông lệ quốc tế, luật pháp quốc tế cũng như luật pháp của đối tác. Thêm vào đó là sự thiếu các chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật, kỹ thuật, nghiệp vụ thanh toán.
Theo điều tra của cơ quan đại diện cho cộng đồng các doanh nghiệp việt nam, coa tới 75% số doanh nghiệp vừa và nhả chưa đào tạo chính quy về nghiệp vụ ngoại thương. thế nhưng lại có tới 80-85% số đó tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Một nền kinh tế có nhiều đơn vị tham gia XNK là hết sức khuyến khích song nhiều doanh nghiệp chưa trang bị kỹ đã nhảy vào cuộc thì những sai lầm là điều khó tránh khỏi. Thực trạng của các doanh nghiệp việt nam hiện nay là tiềm lực kinh tế càn rất kém chỉ dựa vào tài trợ của ngân hàng. Khi kinh doanh với các đối tác nước ngoài bị thua lỗ thì hầu như đều ảnh hưởng trực tiếp tới khách hàng. Trong kinh doanh ngoại thương các doanh nghiệp việt nam tưởng rằng thanh toán bằng thư tín dụng là an toàn song trong thực tế đã chứng minh nhiều doanh nghiệp đã phải trả giá cho các điều kiện lập lờ trong hợp đồngngoại thương cũng như trong thư tín dụng. Do vậy ngân hàng khi thanh toán cũng gặp nhiều rủi ro.
Một nguyên nhân nưa là khách hàng cố ý làm sai nguyên tắc. Khách hàng bao gồm cả nhà xuất khẩu lẫn cả nhập khẩu, vấn đề ở đây là đạo đức kinh doanh của khách hàng. Họ đã nắm được điểm yếu của thư tín dụng là việc thanh toán tách rời khỏi hàng hoá mà chỉ căn cứ vào chứng từ. Dối tác có thể tinh vi lập bộ chứng từ giả mà ngân hàng không thể phát hiện tính xác thực của nó.
Môi trường pháp lý
Trong thanh toán quốc tế luôn chứa đựng những rủi ro, những tranh chấp và nó tỷ lệ thuận với sự hoà nhập ngày càng rộng, càng nhiều ,càng sâu vào nền kinh tế khu vực và quốc tế. Trong những nhân tố quan trọng gây ra rủi ro là sự thiếu trung thực hay cố ý lam trái của khách hàng. Do vậy pháp luật của mỗi quốc gia cần phải có những quy định cụ thể điều chỉnh mối quan hệ này trong sự tương quan hợp lý với thông lệ quốc tế. Ví dụ như: Trung quốc người ta cho phép toà án địa phương có quyền ra lệnh tạm nghừng thanh toán thư tín dụng khi người cung cấp thư tín dụng có khiếu nại. Bộ luật dân sự cộng hoà liên bang nga quy định khá nhiều điều khoản liên quan đến giao
dịch thư tín dụng tương quan với thông lệ quốc tế. ở việt nam những quy định về thư tín dụng là chưa nhiều có thể nói là chưa có. Hiện nay tại các ngân hàng thì chỉ thực hiện theo quy định của UCP500 là chủ yếu.
Môi trường pháp lý có thể gây ra rủi ro cho ngân hàng khi chính sách luật thay đổi hoặc hệ thống luật chưa hoàn thiện, cách thức thi hành chưa đảm bảo thời gian, tính nghiêm minh và còn nhiều kẽ hở cho các doanh nghiệp lợi dụng. Trong thanh toán quốc tế sự khác biệt về pháp luật giữa các nước cũng gây ra tranh chấp giữa các ngân hàng.
Môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội
Ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế đều hoạt đọng trong môi trường kinh tế xã hội chung. Môi trường kinh tế xã hội coa ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của ngân hàngthương mại và các doanh nghiệp. Nếu môi trường kinh tế xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt đọng hiệu quả, tăng khả năng thanh toán cho ngân hàng. Ngược lại môi trường kinh tế xã hội biến động sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tình hình kinh doanh của các doang nghiệp. Khi đó ngân hàng sẽ chụi ảnh hưởng trầm trọng ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của mình. Khi nhắc đén môi trường kinh tế xã hội thì không thể không nhắc tới môi trường tự nhiên như thiên tai, dịch hoạ...cũng làm cho ngân hàng gặp phải khó khăn.
1.4.2. Nguyên nhân chủ quan
Đây là nguyên nhân xuất phát từ chính ngân hàng. Ngân hàng là mắt xích nối liền giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Ngân hàng không chỉ đem lại lợi ích cho cả nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu mà còn đem lại một khoản thu nhập đáng kể cho mình. Tuy nhiên do những sơ suất không đáng có mà ngân hàng gây thiệt hại tới lợi nhuân của mình và mất uy tín trong kinh doanh.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong thanh toán thư tín dụng xuất phát từ chính cán bộ ngân hàng do chuyên môn nghiệp
vụ còn hạn chế. Trước khi mở L/C cho khách hàng thì ngân hàng phải thẩm định tính pháp lý của doanh nghiệp. Khi tiến hành mở L/C việc ký quỹ, miễn giảm ký quỹ, cho vay thanh toán hàng nhập... ngân hàng phải xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như uy tín và mối quan hệ với ngân hàng. Đặc biệt trong trường hợp khách hàng thế chấp tài sản để đảm bảo. Tuy nhiên kết quả thẩm định không khi nào cũng chính xác do thông tin không cân xứng. Vì vậy cán bộ ngân hàng ngoài khả năng phân tích tài chính doanh nghiệp còn phải biết về tình hình kinh tế nói chung để dự toán khả năng thanh toán của khách hàng.
Ngoài ra nhiều cán bộ biến chất còn thông đồng với khách hàng đưa ra những quyết định không đúng gây ra thiệt hại lớn cho ngân hàng.
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một quy trình thanh toán bao gồm nhiều công đoạn phức tạp và tỷ mỉ đòi hỏi phải có trình độ cao. Trong đó ngân hàng với chức năng là trung gian thanh toán phải chịu những sai sót do mình gây ra. Một trong những rủi ro thường gặp trong thanh toán thư tín dụng là rủi ro kỹ thuật. Những yếu tố gây ra rủi ro này thường là do ngân hàng không kiểm tra kỹ nội dung L/C có phù hợp với hợp đồng XNK hay không, không kiểm tra sự hợp lý tương đối của bộ chứng từ... dẫn đến sự chậm chễ trong thanh toán ảnh hưởng tới khách hàng và uy tín của ngân hàng. những trường hợp này đều do sự thiếu tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên môn của cán bộ ngân hàng.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG THƯ TÍN DỤNG TẠI CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm
Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm (NHCT Hoàn Kiếm) tiền thân là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà nội. Cho đến tháng 7 năm 1988, khi hệ thống Ngân hàng Công thương thành lập, NHCT Hoàn Kiếm trở thành một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công thương Thành phố Hà nội.
Đến năm 1990, theo quyết định của Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCT Việt Nam) về việc giải thể Ngân hàng Công thương thành phối Hà nội, lúc này NHCT Hoàn Kiếm trở thành một đơn vị thành viên hạch toán phục thuộc của NHCT Việt Nam (NHCT Hoàn Kiếm là chi nhánh cấp I), thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ dịch vụ ngân hàng. Hiện nay, trụ sở của chi nhánh đóng tại 37 Hàng Bồ - quận Hoàn Kiếm - Thành phố Hà nội.
Có địa bàn hoạt động chính tại quận Hoàn Kiếm - một trong những trung tâm thương mại lớn nhất của thủ đô Hà nội. NHCT Hoàn Kiếm có khá nhiều thuận lợi khi tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình.
- Thị trường cho vay kinh doanh thương mại dịch vụ có tiềm năng để phát triển.
- Nguồn tiền gửi của dân cư luôn dồi dào thu nhập bình quân đầu người của quận Hoàn Kiếm khá cao.
- Là nơi có nhiều lượng khách du dịch quốc tê nhu cầu giao dịch và chuyển đổi tiền tệ và các dịch vụ ngoại tệ cũng tương đối cao.
Song bên cạnh đó chi nhánh gặp không ít khó khăn về môi trường hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh này càng gay gắt.
Dân cư trên địa bàn chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực thương mại, vì vậy hầu hết khách hàng của chi nhánh là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc là các cá nhân. Trên địa bàn quận còn có rất nhiều ngân hàng trong và ngoài nước có uy tín như: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, CityBank, Bank of America, America Express Bank, ANZ Bank…ngoài ra còn có hội sở chính và sở giao dịch I của ngân hàng Công thương, điều này đặt chi nhánh trước rất nhiều khó khăn và thách thức.
Tuy nhiên, cho đến nay NHCT Hoàn Kiếm cũng đã khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong mối tương quan với ngân hàng thương mại khác, tạo được phong cách riêng, có một chố đứng vững chắc và tạo được niềm tin trong lòng nhiều khách hàng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm
Hiện nay, NHCT Hoàn Kiếm có hơn 400 cán bộ trên tổng số hơn 12000 cán bộ của hệ thống ngân hàng Công thương. Trong đó, có 40,8% cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, còn lại đều đã được đào tạo qua hệ cao đẳng, trung học chuyên ngành ngân hàng.
Theo quyết định số 154/QĐ - HĐQT NHCT1 ngày 20 tháng 10 năm 2003 của Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam về "Mô hình tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Công thương theo dự án hiện đại hoá ngân hàng", từ ngày 01 tháng 01 năm 2004, mô hình tổ chức của chi nhánh thay đổi về căn bản. Các phòng ban được chia tách, sáp nhập, từ 7 phòng nghiệp vụ và 1 phòng giao dịch lên 11 phòng nghiệp vụ, 1 phòng giao dịch và 13 quỹ tiết kiệm trực thuộc ( gồm quỹ tiết kiệm số 1,2,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14, và 71).
2.1.2.1. Phòng kế toán giao dịch
Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, tổ chức hạch toán kế toán theo quy định của Nhà nước và của NHCT Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng theo quy định của Nhà nước và ngân hàng
công thương. quản lý hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt trong ngày, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng.
2.1.2.2. Phòng tài trợ thương mại
Là phòng nghiệp vụ tổ chức phục vụ nghiệp vụ về tài trợ thương mại chi nhánh theo quyết định của NHCT Việt Nam như: phát hành, thanh toán L/C, thực hiện các nghiệp vụ nhờ thu, chiết khấu chứng từ, bảo lãnh, thực hiện các nghiệp vụ về mua bán ngoại tệ…
2.1.2.3. Phòng khách hàng số 1 ( doanh nghiệp lớn)
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn để khai thức vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay và quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể chế hiện hành và hướng dẫn các Ngân hàng Công thương.
2.1.2.4. Phòng khách hàng số 2 ( Doanh nghiệp vừa và nhỏ).
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay và quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể chế hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương.
2.1.2.5. Phòng khách hàng cá nhân
Là nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay và quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương; quản lý hoạt động của quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch.
2.1.2.6. Phòng tổng hợp tiếp thị
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh dự kiến hoạt động kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hàng năm của chi nhánh, thực hiện tư vấn, tiếp thị cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
2.1.2.7. Phòng kế toán tài chính
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu cho nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước và Ngân hàng Công thương.
2.1.2.8. Phòng kiểm tra nội bộ
Là phòng nghiệp vụ có chức năng giúp giám sát, kiểm tra, kiểm toán các mặt hoạt động kinh doanh của chi nhánh nhằm đảm bảo việc thực hiện theo đúng pháp luật của luật Nhà nước và cơ chế quản lý của ngành ngân hàng.
2.1.2.9. Phòng tiền tệ kho quỹ
Là phòng nghiệp vụ quản lý àn toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công thương. ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thi, chi tiền mặt lớn.
2.1.2.10. Phòng thông tin điện toán
Là phòng thực hiện công tác duy trì hệ thống, bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng máy tính của chi nhánh.
2.1.2.11. Phòng tổ chức hành chính
Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức các cán bộ đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của ngân hàng Công thương Việt Nam. Thực hiện công tác quản lý và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chinh nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh, an toàn chi nhánh.
Cơ cấu tổ chức của ngân hàng công thương Hoàn Kiếm Giám đốc P. Giám đốc 2 P. Giám đốc 1 P. Giám đốc 3 P. Tiền tệ kho quỹ P. Kiểm tra nội bộ P. Tổ chức
hàng chính P. Thông tin điện toán P. Kế toán Tài chính P. Tổng hợp tiếp thị
P. Khách hàng cá nhân P. Khách hàng số 1 ( Doanh nghiệp lớn) P. Khách hàng số 2 ( Doanh nghiệp vừa và nhỏ) P. Tài trợ thương mại P. Kế toán
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm năm 2005. Kiếm năm 2005.
2.2.1. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm.
Năm 2005 hoạt động ngân hàng nói chung phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như sự bùng phát dịch bệnh giam cầm, sự gia tăng đột biến chỉ số giá tiêu dùng, sự biến động của thị trường trường nguyên vật liệu trên thế giới, sự bất ổn của thị trường tài chính….song đây cũng là năm ngành ngân hàng có nhiều biến đổi mới quan trọng. Hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và các ngân hàng thương mại quốc doanh nói riêng ngày càng được củng cố, nâng cao sức cạnh tranh. Hoạt động ngân hàng từng bước được hoàn thiện dần theo hướng cạnh tranh, bình đẳng và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Các yếu tố và nguồn lực bên trong ngân hàng
Các yếu tố và nguồn lực bên trong của NHCTHK có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. Trong những năm vừa qua, trong chiến lược phát triển và mục tiêu của ngân hàng thi thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ luôn được ban lãnh đạo ngân hàng chú trọng. Và nó đã được cụ thể hoá bẵng những hành động như hiện đại hoá cơ