Biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán thư tín

Một phần của tài liệu HAN CHE RUI RO trong thanh khoản quốc tế (Trang 47)

Rủi ro trong kinh doanh là điều khó tránh khỏi đối với doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường đặc biệt là hoạt động nhân hàng thương mại. Rủi ro trong thanh toán thư tín dung là một trong những rủi ro nằn trong nghiệp vụ trung gian của ngân hàng Tuy thiệt hại của nó không lớn bằng rủi ro tín dụng trong nghiệp vụ của ngân hàng nhưng nó gây phản ứng dây chuyền làm mất uy tín của ngân hàng. Ngày nay xu hướng của các nhà xuất nhập khẩu là thanh toán bằng thư tín dụng do những ưu việt mà phương thức này mang lại. Do vây hạn chế rủi ro trong thanh toán là hết sức cần thiết.

Rủi ro trong thanh toán là điều khó tránh khỏi, có những rủi ro ngân hàng có thể kiểm soát được nhưng cũng có rất nhiều rủi ro ngoài tầm kiểm

soát của ngân hàng. Sau đây là những biện pháp cần thực hiện để tránh những rủi ro trong thanh toán bằng thư tín dụng:

3.2.1. Biện pháp phòng ngừa rủi ro khi mở L/C

- Để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại phải tiến hành thẩm định kỹ lưỡng trước khi cho vay. Các cán bộ ngân hàng phải xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp, khả năng tạo lợi nhuận cũng như phương án kinh doanh trước khi cho vay nhập khẩu hàng hoá. Khi còn chưa tin tưởng vào khách hàng ngân hàng chỉ cho mở thư tín dụng bằng vốn tự có với mức ký quỹ 100% mà không cho vay để mở tư tín dụng. Cho vay có bảo đảm để sử lý các khoản nợ quá hạn mà khách hàng có vật đảm bảo các ngân hàng thường có bộ phận quản lý nợ khó đòi, quá hạn hoặc bá nợ cho các công ty mua bán nợ ngân hàng.

+ Thực tế rủi ro liên quan đến khả năng đánh giá tình trạng kinh doanh, tài chính của người vay. Ngân hàng cần thu thập thông tin cả trong quá khứ lẫn tương lai. Tuy nhiên khía cạnh tương lai của công ty quan trọng hơn so với quá khứ. Những khách hàng truyền thống, có mối liên hệ tốt với ngân hàng có mức độ rủi ro thấp hơn.

+ Khả năng kiểm soát về thông tin và quản lý các tài sản đảm bảo là hết sức khó khăn và còn gây ra cho ngân hàng những rủi ro không đáng có.Nhất là khi khách hàng tuyên bố phá sản thì việc thu hồi và thanh lý tài sản đảm bảo là một công việc hết sức khó khăn

- Khi tiến hành mở L/C theo lý thuyết các rủi ro xảy ra đối với ngân hàng mở thường có mức độ thiệt hại vật chất là nhỏ. Trên thực tế cũng gần đúng như vậy. Nguyên nhân xảy ra rủi ro cho các ngân hàng thông báo thường là các nguyên nhân mang tính chất kỹ thuật nghiệp vụ. Tất cả các L/C và các sửa đổi bổ sung liên quan nhận được từ ngân hàng đại lý phải thông báo đầy đủ kịp thời cho người hưởng lợi. Trước khi thông báo cho khách hàng, ngân hàng thông báo phải kiểm tra tính chân thực của L/C bằng việc xem L/C đã được xác nhận mã hay chưa( đối với L/C mở bằng telex). Nếu

mở bằng SWIFT thì nó có được sử dụng đúng mẫu hay không( các mẫu điện MT700, MT 701). Nếu L/C mở bằng thư thì đối chiếu mẫu chữ ký được uỷ quyền của ngân hàng đại lý. Trên thông báo L/C phải lưu ý khách hàng nghiên cứu kỹ L/C có điều khoản nào không đúng theo hợp đồng đã ký hoặc cần phải thay đổi thì liên hệ trực tiếp với người mua để sửa đổi L/C. Trường hợp những L/C mà ngân hàng không thể xác nhận được tính chân thực như chữ ký không đúng, không có trong mẫu chữ ký hoặc mã khoá sai ,không đúng mẫu điện... thì phải thông báo ngay cho ngân hàng mở L/C biết mà không thông báo cho khách hàng. Trường hợp khách hàng có yêu cầu thông tin thì chỉ giao cho khách hàng bản sao L/C mà ngân hàng không chịu trách nhiệm gì về việc cung cấp thông tin ấy hoặc ngân hàng có thể từ chối thông báo L/C. Việc từ chối phải được thông báo ngay cho ngân hàng mở L/C biết. Việc thông báo L/C cho khách hàng là các nàh sản xuất Việt Nam phải đảm bảo yêu cầu chính xác, rõ ràng, kịp thời và phải gửi bản gốc L/C và kèm theo bản thông báo cùng với phiếu thu thủ tục phí..

-Nghiên cứu L/C để tư vấn cho khách hàng tại việt nam

-L/C mở bằng thư hoặc xác nhận bằng thư có tới 90% là sai mẫu chữ kí hoặc không có mẫu chữ kí đăng kí nên phải điện xác nhận yêu cầu bằng telex có mã. Với những ngân hàng có quan hệ đại lý thì việc xác định không khó khăn lắm nhưng với những ngân hàng không có quan hệ đại lí thì phải xác nhận qua ngân hàng thứ 3, có trường hợp ngân hàng này không đồng ý xác nhận nên phải nhờ một ngân hàng khác. Có một số ngân hàng đại lý chưa có thiện chí trong việc hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngân hàng mà họ thiên về bảo vệ quyền lợi khách hàng trong nước cũng như cố tình bắt lỗi bộ chứng từ để tránh rủi ro. Điển hình là các ngân hàng Hàn Quốc, Hongkong thường thanh toán chậm, các L/C mở ở các thị trường này thường có điều khoản thanh toán bất lợi cho nhà xuất khẩu như đòi tiền từ ngân hàng thứ 3 là chi nhánh của họ ở nước thứ 3 bằng hối phiếu. điều này làm mất thời gian và chi phí của khách hàng.

-Việc sửa đổi L/C cũng là vấn đề cần quan tâm. Theo điều 11 và 13 của UCP500 qui định trách nhiệm và nghĩa vụ của ngân hàng thông báo khi nhận được những chỉ thị về sửa đổi L/C. Khi nhận được sửa đổi của ngân hàng mở L/C cho khách hàng sau khi đã kiểm tra tính chân thực của sửa đổi L/C.

- Để hạn chế rủi ro thanh toán, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ các ngân hàng thương mại thường có kế hoạch xác định cầu ngoại tệ từ đó tìm biện pháp đáp ứng nhu cầu đó như đi vay ngân hàng nhà nước, vay các tổ chức tín dụng khác, mua của các tổ chức kinh tế và nhận gửi tiền tiết kiệm của nhân dân. Thực hiện các nghiệp vụ trong ngân hàng như nghiệp vụ hoán đổi, hợp đồng tương lai để ngăn ngừa sự biến động của lượng ngoại tệ cần thanh toán.

- Một rủi ro thường gặp phải trong thanh toán quốc tế đó là rủi ro tỷ giá. Hoạt động kinh doanh liên quan đến ngoại tệ thường gặp phải tình trạng có thể bị tổn thất vốn do biến động tỷ giá gọi là rủi ro hối đoái. Để hạn chế rủi ro các ngân hàng phải thường xuyên tham gia vào các nghiệp vụ như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền lựa chọn, hợp đồng bảo đảm.

+ Hợp đồng kỳ hạn các loại ngoại tệ: Hợ đồng kỳ hạn các loại ngoại tệ thực hiện một mặt đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng tại thời điểm nào đó đã xác định, mặt khác giúp khách hàng hạn chế được rủi ro khi dự báo được sự biến động tỷ giá bất lợi cho kinh doanh của mình, giao dịch mua bán kỳ hạn các ngoại tệ được ký tại thời điểm hiện tại và được kết thúc vào kỳ hạn cụ thể xác định trong hợp đồng theo tỷ giá kỳ hạn. Tỷ giá được xác định bởi hai yếu tố trên thị trường, đó là:

- Tỷ giá giao ngay

- Lãi suất thị trường của hai đồng tiền liên quan Xác định tỷ giá kỳ hạn theo công thức chuẩn: Tỷ giá kỳ hạn = Tỷ giá giao ngay + điểm kỳ hạn + Giao dịch hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai được sử dụng nhằm phòng ngừa rủi ro và đầu cơ. Đây là loại hợp đồng được tiêu chuẩn hoá và được thực hiện trên sàn giao dịch của sở giao dịch tiền tệ tương lai. Các cá nhân, các công ty, các ngân hàng gửi các lệnh đặt mua, các lệnh đặt bán một lượng cụ thể cho các nhsf mối giới hay các thành viên của sở giao dịch.Tại sở giao dịch các lệnh đặt mua còn gọi là trạng thái trường được đối chiếu với các lệnh bán, hay còn gọi là trạng thái đoản. Một công ty thanh toán bù trừ của sở giao dich đảm bảo cho cả hai bên mua và bán rằng các lệng mua và ban sau khi đã được đối chiếu và khớp với nhau chắc chắn sẽ được thực hiện. Cung cầu về các hợp đồng tương lai được thể hiện thông qua việc các đoói tác sẵn sàng mua, hay sẵn sàng bán các hợp đồng điều này làm cho giá cả các hợp đồng biến động theo giá cả của các lệnh đặt mua hay đặt bán.

+ Giao dịch Swap

Giao dich Swap hoán đổi bao gồm Swap tiền tệ và Swap lãi suất. Hai nghiệp vụ này đều dựa trên nguyên tắc cơ bản như nhau, nhưng chúng có đặc thù kỹ thuật trên các thị trường riêng biệt.

Swap là một trong những công cụ thông dụng có hiệu quả cho các nhà đầu tư và các ngân hàng trong việc phòng ngừa rủi ro hối đoái.

- Để hạn chế rủi ro kỹ thuật các ngân hàng thương mại không nghừng nâng cao nghiệp vụ của cán bộ thanh toán cũng như tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng. Ngân hàng kiểm tra kỹ lưỡng L/C khi gửi tới ngân hàng khác.

Tóm lại, việc đương đầu với rủi ro là điều không thể tránh khỏi khi hướng đến các mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận. Muốn thu được lợi nhuận thì phải quản lý hạn chế được rủi ro. Muốn như vậy phải thực hiện ba nghuyên tắc cơ bản sau:

+ Đa dạng hoá : có nghĩa là hướng hoạt động thanh toán thư tín dụng đa dạng loại hình L/C, khách hàng thị trường XNK... mà các hậu quả của các hoạt động thanh toán không liên quan chặt chẽ với nhau. Như vậy đã hạn chế

được rủi ro hệ thống. Đa dạng hoá càng thuận lợi khi các khoản thanh toán khác hướng và hậu quả có quan hệ đối nghịch.

+ Chuyển rủi ro : Một đặc tính bất di bất dịch đó là chấp nhận rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn, nhà kinh doanh có thể hạn chế rủi ro bằng cách chuyển rủi ro cho các chủ thể khác có khả năng chịu đựng rủi ro bằng cách mua bảo hiểm tìm những cá nhân tổ chức gánh bớt rủi ro và cùng hưởng lợi. Biện pháp này hiệu quả đặc biệt với rủi ro tín dụng nhưng nó cũng có hiệu quả đối với thanh toán quốc tế.

+ Tìm kiếm thông tin về khách hàng bởi vì các quyết định dựa trên việc thiếu thong tin hoặc thông tin không cân xứng sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Nếu ngân hàng nắm bắt được nhiều thông tin về khách hàng về thị trường... thì có thể hạn chế được rủi ro.

3.2.2. Giải pháp hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng theo hướng hoà nhập với cộng đồng thế giới.

Trong thời đại ngày nay, vấn đề công nghệ được đánh giá là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại đối với mỗi nhà kinh doanh nói chung, với các NH nói riêng. Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ thực chất là quá trình thay đổi về tổ chức quản trị, về cấu trúc cung ứng dịch vụ, sự thâm nhập của máy móc thiết bị vào quá trình cung ứng dịch vụ, sự hoàn thiện những nhân tố kỹ thuật và môi trường cung ứng nhằm thực hiện phân công lao động và chuyên môn hoá cao trong toàn bộ quy trình cung ứng dịch vụ. Những thay đổi và tiến bộ trong công nghệ ứng dụng vào NH cho phép NH hội nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế trở nên dễ dàng hơn, chất lượng và tốc độ thu thập thông tin cũng được tăng lên rất nhiều, nhờ đó mà các công đoạn trong thanh toán Tín dụng chứng từ được diễn ra trôi chảy, ít xảy ra rủi ro hơn. Nhờ đó mà tạo nên lợi thế cạnh tranh cho NH. Hiện nay, các phương thức thanh toán truyền thống cũ đang được thay thế bằng các hình thức thanh toán mới – thanh toán điện tử thông qua hệ thống mạng điện tử được kết nối với nhau. Tuy nhiên, mức độ tự động hoá của các thiết bị sử dụng thường xuyên trong

công việc của cán bộ NH còn thấp, nhiều phần mềm đã trở nên lạc hậu và quá tải không còn đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu thanh toán ngày càng phát triển, dẫn đến những sai sót gây rủi ro rất đáng tiếc cho NH.

Thời gian qua, NHCT Chi nhánh Hoàn Kiếm đã không ngừng đầu tư, áp dụng công nghệ kỹ thuật cao vào hoạt động của NH, góp phần làm cho hoạt động thanh toán an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ khoa học, kỹ thuật hiện đại ứng dụng trong hoạt động NH hiện nay đang tăng lên từng ngày, từng giờ. Vì vậy, trong tương lai NHCT Hoàn Kiếm cần phải hoàn thiện, củng cố hơn nữa hệ thống máy móc thiết bị....công nghệ tiên tiến đạt mức tự động hoá cao, mức tiêu chuẩn của thế giới, đồng thời nâng cao trình độ vi tính, sử dụng phần mềm, xử lý thông tin cho các cán bộ nhân viên để nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng và hoà nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế, rút ngắn thời gian thanh toán, giảm bớt chi phí giao dịch, giúp hạn chế rủi ro trong thanh toán. Từ đó, phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng, tăng doanh số thanh toán L/C, nâng cao uy tín và lợi thế cạnh tranh của NH trên thị trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.3. Giải pháp mở rộng có hiệu quả mạng lưới NH đại lý và cơ cấu tiền gửi ngoại tệ hợp lý.

Quan hệ đại lý thực chất là quan hệ giữa một NH với một NH nước ngoài trong việc làm đại lý TTQT cho nhau trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Hai bên sẽ trao đổi các tài liệu mật để phục vụ các giao dịch như mẫu chữ ký, mật mã Telex...

Trong nghiệp vụ TTQT, hệ thống NH đại lý đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả nghiệp vụ này. Việc thiết lập và mở rộng quan hệ đại lý với các NH nước ngoài mang ý nghĩa chiến lược để phát triển nghiệp vụ TTQT nói chung và thanh toán TDCT nói riêng ở NHCT Hoàn Kiếm.

Thông thường khi tiến hành giao dịch với các NH không có quan hệ đại lý, NHCT Hoàn Kiếm gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí là những rủi ro gây tổn thất lớn cho NH, ví dụ như việc thông báo L/C cho các nước Ả Rập, các nước

trong vùng Trung Á, NH các nước trên thường mở L/C bằng thư nên rất khó xác định chữ ký vì không có quan hệ đại lý trực tiếp nên NH phải tiến hàng tra soát nhiều lần, vừa tốn thời gian vừa tốn phí, và nhiều khi phải trả lại L/C cho phía nước ngoài vì không có đủ cơ sở thông báo, hoặc khi tiến hành thanh toán với những NH không có quan hệ đại lý NH phải thực hiện thanh toán qua NH trung gian nên mất thêm nhiều chi phí và thời gian từ khi đòi tiền đến khi nhận được thông báo có bị kéo dài, gây bất lợi cho khách hàng... Chính vì vậy, trong thời gian tới, NH cần tích cực và chủ động hơn nữa trong giao dịch để thiết lập quan hệ đại lý với các NH ở các nước mà nền kinh tế thương mại của Việt Nam đã và đang bắt đầu có quan hệ ngoại thương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế và phát triển quan hệ làm ăn buôn bán với tất cả các nước trên thế giới và hội nhập với hệ thống NHTM trên thế giới.

Bên cạnh việc mở rộng quan hệ đại lý, để cho hoạt động TTQT và thanh toán TDCT có hiệu quả cao và thuận lợi, NH cần cân đối nguồn ngoại

Một phần của tài liệu HAN CHE RUI RO trong thanh khoản quốc tế (Trang 47)