4.1.1. Quản trị
Hoạch định:
Do hoạt động đa ngành nghề nên công tác dự báo và đề xuất kế hoạch hàng năm của công ty do trưởng đơn vị hoặc phụ trách bộ phận thực hiện. Riêng các lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh lương thực, thủy sản, thức ăn chăn nuôi do công ty trực tiếp hoạch định. Trong khoảng thời gian dài sản lượng gạo tiêu thụ của công ty xoay quanh ở mức từ 90.000 – 120.000 tấn/năm như trong bảng 4.1:
Bảng 4.1 Sản lượng gạo tiêu thụ của công ty AFIEX từ 2001-2004
Đơn vị tính: tấn
2001 2002 2003 2004
Sản lượng gạo tiêu thụ 93.204 68.860 96.644 119.887 Trong đó xuất khẩu 73.858 54.479 60.432 103.208
Sản lượng tiêu thụ của công ty nhìn tổng quát tăng dần qua các năm. Riêng năm 2002 có sự giảm mạnh về sản lượng do việc xuất khẩu của xí nghiệp trong năm đó còn dựa chủ yếu vào khách hàng truyền thống nên khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn công ty lúng túng và bị động dẫn đến sản lượng giảm.
Trên cơ sở thị trường và sản lượng tiêu thụ gạo hàng năm của xí nghiệp, công ty xây dựng kế hoạch tiêu thụ gạo năm 2005 là 120.000 tấn (trong đó xuất khẩu 100.000 tấn). Tuy nhiên nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường truyền thống với công ty tăng cao (Philippines, Châu Phi) nên hoạt động kinh doanh lương thực 2005 tăng đột biến.
Bảng 4.2 So sánh kết quả thực hiện với kế hoạch năm 2005
Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch Tỷ lệ (%)
Sản lượng gạo Tấn 120.000 203.990 83.890 69,91
Tổng doanh thu Trđ 400.000 817.363 417.363 104,34
Lợi nhuận Trđ 8.000 15.169 7.169 89,61
Kết quả này cũng phù hợp với tình hình xuất khẩu lương thực cả nước năm 2005. Sản lượng đạt 5,204 triệu tấn, trị giá thực thu FOB khoảng 1,28 tỷ USD. So cùng kỳ 2004, tăng 28,13% về lượng và 48,9% về trị giá và là năm đầu tiên xuất khẩu gạo Việt Nam đạt mức kỷ lục mới sau 17 năm tham gia thị trường gạo thế giới.
So sánh với các công ty khác trong ngành ở tỉnh An Giang ta thấy công tác hoạch định của công ty ANGIMEX khá tốt không chênh lệch nhiều so với kế hoạch, còn công ty Du Lịch An Giang kết quả thực hiện có sự chênh lệch nhiều so với kế hoạch đã đề ra do vậy công tác hoạch định của công ty Du Lịch còn yếu hơn các công ty khác. Từ nhận
2006-2010
định đó ta thấy công ty AFIEX có công tác hoạch định là khá tốt so với các công ty khác.
Tổ chức
Cơ cấu của xí nghiệp ổn định, tuy chưa đạt hiệu quả tối ưu nhưng nó cũng đáp ứng tốt nhu cầu hoạt động của xí nghiệp hiện nay. Các phòng ban thực hiện tốt các công việc được phân công, có sự phối hợp làm việc chặt chẽ giữa các phòng ban trong xí nghiệp. Việc bố trí các nhân viên làm việc chung với nhau trong cùng một không gian giúp cho họ có thể dễ dàng kiểm soát nhau và tạo thêm thuận tiện giúp nhau trong công việc, việc vận chuyển các hồ sơ cũng nhanh chóng hơn.
Trong năm 2006 công ty AFIEX sẽ chuyển đổi hình thức kinh doanh thành công ty cổ phần nên sẽ có sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức của công ty để phù hợp với yêu cầu mới.
Trong ngành chỉ có công ty Du Lịch An Giang là có cơ cấu tổ chức khá ổn định vì hiện nay công ty đã được cổ phần hóa nên các bộ phận đã vào hoạt động ổn định. Còn hai công ty ANGIMEX và AFIEX đang chuẩn bị cổ phần hóa nên trong cơ cấu tổ chức chưa ổn định tuy nhiên với cơ cấu này thì hai công ty vẫn hoạt động khá hiệu quả.
Lãnh đạo
Năng lực của đội ngũ lãnh đạo đạt yêu cầu quản trị nội bộ và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Khi ra quyết định lãnh đạo thường hợp các trưởng phòng, các giám đốc trực thuộc và quyền quyết định cao nhất thuộc về giám đốc. Do đây là công ty Nhà nước nên một số lĩnh vực quyền quyết định cũng bị hạn chế.
So với các công ty khác thì công tác lãnh đạo của AFIEX còn nhiều hạn chế hơn, giám đốc ANGIMEX là người giàu kinh nghiệm và giỏi chuyên môn, còn công ty Du Lịch An Giang được lãnh đạo theo một công ty cổ phần nên chức năng lãnh đạo được linh hoạt và khá tốt.
Kiểm tra
Chức năng kiểm tra được thực hiện khá hữu hiệu giúp theo dõi “sức khỏe” của xí nghiệp. Hệ thống kiểm soát gạo tồn kho bằng máy vi tính giúp phục vụ dễ dàng hơn trong việc quản lý hàng tồn kho. Nhìn chung chức năng kiểm tra được thực hiện khá tốt ở các công ty.
Tóm lại công tác quản trị của công ty được thực hiện khá tốt giúp cho công ty hoạt động ổn định. Cơ cấu tổ chức hoạt động tương đối ổn định. Với năng lực quản trị này công ty có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh của mình trong kinh doanh xuất khẩu gạo so với các công ty trong ngành.
4.1.2. Nhân sự
Công ty không có phòng nhân sự riêng, công tác nhân sự được giao cho phòng tổ chức hành chánh, và giám đốc là người chịu trách nhiệm về quản lý nhân sự của công ty. Trình độ của bộ phận nhân sự cơ bản đáp ứng được yêu cầu của công ty.
Thu hút nguồn nhân lực:
Công ty tuyển chọn nhân viên chủ yếu qua tuyển dụng công khai, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nguồn tuyển dụng chủ yếu ở các trường đại học, các tổ chức kinh tế. Công ty tuyển dụng từ các nguồn trên sẽ có nhiều nhân viên giỏi
2006-2010
nhưng họ chưa có kinh nghiệm trong kinh doanh công ty sẽ phải tốn nhiều thời gian để đào tạo lại. Hiện nay công ty chưa có chính sách nào để thu hút nhân tài có kinh nghiệm cho công ty.
Đào tạo và phát triển
Công ty thuê chuyên gia đào tạo tại chỗ hoặc gửi nhân viên đi đào tạo tại các trường, trung tâm. Trình độ chuyên môn của nhân viên hiện nay đáp ứng được nhu cầu quản lý của công ty.
Chế độ lương và phúc lợi
Đơn vị được công ty giao khoán quỹ lương trên cơ sở lợi nhuận thu được. Lương bình quân của nhân viên trong toàn công ty là 1.972.000 đồng/người/tháng tăng 24% so với cùng kỳ năm trước.
Quỹ khen thưởng phúc lợi được trích từ lợi nhuận hàng năm của xí nghiệp. Từ nguồn quỹ này xí nghiệp đã thực hiện nhiều chính sách phúc lợi: bảo hiểm y tế, xã hội, khen thưởng hàng năm.
Với những chính sách ổn định như vậy đã tạo được lòng tin cho nhân viên làm việc trong công ty, giúp họ làm việc tích cực hơn.
Trình độ của đội ngũ nhân sự
Trình độ năng lực cán bộ chậm được nâng cao, chưa ngang tầm so với quy mô hoạt động của xí nghiệp. Chưa huy động được nguồn cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn ngoại ngữ, tin học giỏi, bổ sung cho các khâu nghiệp vụ trọng yếu.
Bảng 4.3 Trình độ của đội ngũ nhân sự
Nhận xét: Số nhân viên chưa qua đào tạo cao chiếm gần 50% tổng số nhân viên của xí nghiệp, đây là lực lượng sản xuất trực tiếp trong nhà máy của xí nghiệp. Nhân viên có trình độ đại học và cao đẳng chủ yếu là cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng. Với đội ngũ nhân sự hiện nay chỉ đáp ứng được nhu cầu hoạt động hiện nay.
So với các công ty trong ngành thì số lượng nhân viên trong xí nghiệp của công ty thấp hơn số lượng nhân viên của các công ty khác hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh gạo. Trình độ nhân viên của công ty cũng thấp hơn so với các công ty khác. Công ty AFIEX không có chính sách thu hút nhân tài như công ty ANGIMEX và Du Lịch An Giang. Do đó nhân sự của công ty yếu hơn các công ty trong ngành.
4.1.3. Marketing
Hoạt động Marketing toàn công ty nhìn chung còn nhiều hạn chế, công ty dành nhiều hoạt động marketing cho kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thủy sản chế biến. Phần kinh doanh gạo chủ yếu dựa vào đối tác nhập khẩu truyền thống…Tuy chưa toàn diện nhưng hoạt động marketing thời gian qua đã giúp cho công ty nâng cao thương hiệu, giới thiệu sản phẩm mới, mở rộng thị trường…
Số lượng Tỷ trọng (%)
Đại học - Cao đẳng 23 26,43
Trung cấp 22 25,29
Chưa qua đào tạo 42 48,28
2006-2010
4.1.3.1. Sản phẩm
Sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp xuất khẩu lương thực AFIEX là gạo trắng hạt dài các loại từ 2% tấm đến 25% tấm, gạo thơm, gạo đặc sản, gạo nếp. Bao bì của sản phẩm vẫn còn sơ sài, quy cách đóng gói theo yêu cầu của khách hàng nên chưa đồng nhất, thường bao bì được đóng gói với trọng lượng lớn theo yêu cầu trong hợp đồng. Một vài khách hàng xuất khẩu của công ty yêu cầu chỉ ghi nơi sản xuất Việt Nam trên bao bì sản phẩm, đây là một thiệt thòi cho công ty khi người tiêu dùng không biết được sản phẩm đang sử dụng là của công ty AFIEX.
Đa số các công ty khác cũng xuất khẩu gạo tương tự như AFIEX về loại sản phẩm và bao bì hiện nay được các công ty sử dụng chủ yếu là để bảo vệ sản phẩm chứ không nhằm mục đích quảng cáo. Nhìn chung hiện nay chỉ có ANGIMEX có nghiên cứu về phát triển sản phẩm mới
4.1.3.2. Giá cả
Đây là một chiến lược quan trọng đòi hỏi phải thực hiện tốt vì nó ảnh hưởng nhiều đến kết quả của hoạt động kinh doanh. Công ty có khả năng cạnh tranh giá cao, nên giá của công ty cũng thấp hơn một số công ty xuất khẩu lương thực trong toàn ngành. Công ty định giá trên cơ sở giá thành và lãi định mức, được xem xét điều chỉnh phù hợp với biến động thị trường, giá của đối thủ cạnh tranh và không thấp hơn giá quy định của Hiệp hội lương thực Việt Nam.
4.1.3.3. Phân phối
Cơ cấu thị trường Thị trường nội địa
Thị trường nội địa chiếm tỷ trọng nhỏ trong kinh doanh gạo của công ty. Thị trường nội địa chủ yếu là các đơn vị kinh doanh lương thực thuộc hai Tổng công ty lương thực Miền Bắc và Miền Nam, các đơn vị kinh doanh lương thực các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long mua gạo thành phẩm các loại để xuất khẩu, trường hợp này công ty trở thành đơn vị cung ứng xuất khẩu.
Thị trường xuất khẩu
Biểu đồ 4.1: Thị trường xuất khẩu gạo năm 2004 của AFIEX
Malaysia 6% Iraq 8% Châu Phi 48% Philippines 32% Khác 6%
2006-2010
Biểu đồ 4.2: Thị trường xuất khẩu gạo năm 2005 của AFIEX
Philippines 54% Châu Phi 37% Iran 9%
Nhận xét: Qua hai biểu đồ ta thấy cơ cấu thị trường của AFIEX có sự thay đổi lớn giữa hai năm, có sự gia tăng đáng kể về thị trường ở Châu Phi và Philippines. Công ty chú trọng vào những thị trường lớn và kết hợp xuất khẩu các thị trường nhỏ vào thị trường lớn như Senegal được kết hợp vào thị trường Châu Phi. Tỷ trọng của thị trường Châu Phi có giảm nhưng sản lượng vẫn tăng ở thị trường này. Trong năm 2005 thị trường Philippines đã tăng vọt và đang là thị trường trọng tâm của công ty.
Kênh phân phối Thị trường nội địa
Hình 4-1: Kênh phân phối nội địa của AFIEX
Công ty phân phối chủ yếu qua những mối trung gian nhỏ để họ xuất khẩu. Sản phẩm xuất hiện ở một số siêu thị lớn, ngoài ra chưa phân phối vào các khu vực chợ, cửa hàng. Do những khó khăn về nguyên liệu và hiệu quả kém nên gạo thương hiệu chưa được công ty chú ý phát triển. Sản lượng tiêu thụ hàng năm khoảng 500 tấn, tập trung vào dịp Tết nguyên đán.
Thị trường xuất khẩu
Hình 4-2: Kênh phân phối xuất khẩu của AFIEX
Công ty thiết lập mối quan hệ gắn bó và chủ yếu tập trung vào các công ty thương mại đa quốc gia và sử dụng kênh phân phối của họ đến tay người tiêu dùng. Kênh phân phối thông qua các nhà xuất khẩu ủy thác ít được công ty sử dụng do hiệu quả không cao và sản lượng ủy thác ít.
4.1.3.4. Chiêu thị
Quảng cáo: ngân sách chi tiêu cho quảng cáo nhìn chung còn thấp so với doanh số bán ra và các doanh nghiệp khác, một phần cũng do những giới hạn chi tiêu đối với doanh nghiệp Nhà Nước. Chi phí cho quảng cáo sẽ tăng lên khi công ty trở thành công ty cổ phần do được tự chủ trong kinh doanh.
AFIEX Siêu thị Người tiêu dùng
AFIEX
Nhà xuất khẩu ủy thác
Người tiêu dùng Công ty nhập khẩu
Siêu thị Người bán lẻ
2006-2010
Trang web của công ty hiện chưa đáp ứng được yêu cầu của người xem, thông tin chỉ cung cấp về xí nghiệp xuất khẩu thủy sản chưa có những thông tin của các bộ phận kinh doanh khác trong công ty. Trang web mới đang được thiết kế và dự kiến khai trương vào tháng 09/2006.
Lực lượng bán hàng: xí nghiệp luôn quan tâm nâng cao tính chuyên nghiệp cho lực lượng bán hàng, điều đó tạo ra ưu thế so với đối thủ cạnh tranh.
So sánh công ty AFIEX với các công ty khác trong ngành về chức năng marketing ta thấy rằng đa số các công ty trong ngành đều yếu về chức năng này. Về phân phối thì kênh phân phối nội địa của AFIEX mạnh hơn các công ty khác trong tỉnh, tuy nhiên kênh phân phối xuất khẩu của công ty yếu hơn công ty ANGIMEX. Công tác quảng cáo nhìn chung chưa được chú trọng ở tất cả các công ty.
4.1.4. Tài chính - kế toán
Khả năng huy động vốn
Mối quan hệ với ngân hàng tốt và được đánh giá cao, điều đó tạo thuận lợi cho công ty trong huy động vốn và vay tín chấp. Công ty huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau: các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các tổ chức dịch vụ tài chính, vốn nhàn rỗi của các cá nhân khác…
Tình hình tài chính của công ty: để đánh giá tình hình tài chính của công ty một cách khách quan, ta so sánh các chỉ tiêu tài chính của công ty với một số công ty khác trong ngành là ANGIMEX và Du Lịch An Giang. Đây là 3 công ty đang dẫn đầu ngành kinh doanh xuất khẩu gạo ở An Giang.
Bảng 4.4 Các chỉ số tài chính cơ bản của một số công ty trong ngành.
Chỉ số ĐV
T
AFIEX ANGIMEX DU LỊCH
AN GIANG
1. Khả năng thanh toán 2004 2005 2004 2005 2004 2005
Khả năng thanh toán hiện hành lần 1,01 1,20 1,36 1,34 0,58 0,78 Khả năng thanh toán nhanh lần 0,20 0,84 0,56 0,76 0,34 0,59
2. Đòn cân nợ
Tỷ số nợ lần 4,73 3,04 1,87 1,32
Khả năng thanh toán lãi vay % 1,89 2,96 1,77 1,47
3. Tỷ số về hoạt động
Số vòng quay tài sản % 6,74 6,66 7,68 5,80
4. Các tỷ số doanh lợi
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu % 1,09 2,29 1,01 1,27 1,07 0,84 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ
sở hữu % 42,0 4 61,63 20,5 4 30,8 2 78,81 23,08 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài
sản ( ROA )
% 7,34 15,26 5,4 10,9 8
8,24 4,85
Khả năng thanh toán: Các tỷ số này của công ty AFIEX so với năm 2004 thì tốt hơn, công ty có khả năng thanh toán ngày một cao hơn, điều này cho thấy công ty sẵn sàng thanh toán các khoản nợ. Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty còn thấp hơn so với công ty ANGIMEX. Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty cổ phần Du Lịch An Giang là thấp nhất.
Đòn cân nợ: Do đặc điểm ngành xuất khẩu gạo cần một lượng vốn lớn để thu mua gạo nguyên liệu nên đa số các công ty đều có tỷ lệ nợ cao và không có nợ dài hạn vì
2006-2010
ngân hàng chỉ cho vay theo hợp đồng. Khả năng thanh toán lãi vay của công ty khá tốt so với các công ty khác.
Tỷ số về hoạt động: 1 đồng tài sản của công ty AFIEX đã tạo ra được 6,66 đồng