Giải quyết lao động việc làm cho người nghèo

Một phần của tài liệu Luận văn huc trang xoa doi giam ngheo tai (Trang 51)

Đối với phụ nữ tại địa phương thì Hội phụ nữ tại các phường, xã tổ chức huy động vốn từ các nhà hảo tâm để tổ chức dạy cho họ nghề may để họ có tay nghề vững chắc đưa vào các khu công nghiệp ở Bình Dương và TP Hồ Chí Minh để may quần áo, giày, nón,…hoặc có thể may gia công quần áo cho các cơ sở sản xuất hàng may mặc tại tỉnh nhà.

Đối với nam cũng tổ chức dạy nghề may , sửa xe, cơ khí để họ có thể đi tìm việc làm tại các khu công nghiệp và có tay nghề để có thể đi xuất khẩu lao động theo chủ trương của tỉnh đưa ra tại các nước Malaysia, Đài Loan,…hoặc liên kết tìm việc cho họ trong các cơ sở chế biến thủy sản của tỉnh.

Để người dân vừa đi học vừa đi lao động tạo ra thu nhập trong thời gian học nghề địa phương nên tổ chức các lớp học vào ban đêm để không làm mất thời gian trong lao động và sản xuất của người dân.

4.4.3. Tuyên truyền vận động người nghèo không nên sinh con nhiều, chỉ nên sinh từ 1 – 2 con.

Hội phụ nữ của các khóm, ấp, phường xã cần tuyên truyền người dân bằng cách trò chuyện, tâm sự và chỉ ra tấm gương thực tế cho người dân thấy. Khi con đông thì không chỉ lo việc ăn mặc cho chúng mà còn phải lo việc học hành để chúng không như bản thân gia đình hiện tại.

nên thường dẫn đến tình trạng “tiền mất tật mang”. Do đó, nếu cứ tiếp tục hỗ trợ thì các hộ nghèo càng ỷ lại với số vốn đó mà không tích cực lao động

Cho nên, hướng hỗ trợ vốn có thể đảm bảo số tiền không mất đi nhưng người dân lại có việc làm, đó là: Chính quyền địa phương kết hợp với Ngân hàng chính sách xã hội sẽ đồng ý cho các cơ sở SXKD vay vốn với điều kiện các cơ sở SXKD này đồng ý tiếp nhận một số người dân nghèo vào để dạy nghề và để họ làm việc ổn định trong các cơ sở đó

4.4.5. Hỗ trợ giáo dục nâng cao dân trí

Thực hiện chính sách miễn học phí, các khoản đóng góp xây dựng trường lớp và hỗ trợ tiền mua dụng cụ học tập cho con em nghèo là trẻ tàn tật, mồ côi. Đối với con em hộ nghèo khác được miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp ở tất cả các cấp học thuộc hệ thống trường công lập và ngoài công lập. Cần tìm nguồn hỗ trợ từ những nhà hảo tâm, Chi hội phụ huynh tại các trường để con em hộ nghèo có cơ hội tiếp tục đeo đuổi việc học, việc mà tất cả mọi người đều có quyền đeo đuổi, đừng để các em nghĩ học quá sớm để đi làm thuê, làm mướn, đẩy xe, bán vé số.

4.4.6. Hỗ trợ nhà ở cho người nghèo

Hiện nay, nhà tre lá tạm bợ của người dân nghèo TP Long Xuyên còn chiếm tỷ lệ cao 35,1% 10. Do đó, các tổ chức đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại TP vận động mạnh thường quân trong các quỹ “Ngày vì người nghèo”, quỹ “Tấm lòng vàng” để hỗ trợ cho người nghèo về nhà ở hoặc các tổ chức này cùng với người dân địa phương kết hợp lại quyên góp, hỗ trợ tole, cây để cất , sửa nhà cho các hộ nhà lá, tạm bợ để họ có được chỗ ở kiên cố hơn.

4.4.7. Hỗ trợ điện, nước

Đối với các hộ nghèo nằm ngoài khu vực điện khí hóa nông thôn, nước sạch vệ sinh môi trường. Chính quyền địa phương, cụ thể là các trưởng khóm, ấp tuyên truyền cho người dân hiểu về những thiệt hại do môi trường gây ra, ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. Từ đó, huy động từ 10 – 15 hộ góp tiền lại để câu đồng hồ điện và đồng hồ nước, vì nếu 1 hộ/1đồng hồ điện và nước thì họ sẽ không có khả năng chi trả vì thu nhập rất thấp theo số liệu đã phân tích như trên. Do đó, huy động càng nhiều hộ dân thì việc điện khí hóa và nước sạch vệ sinh môi trường do Nhà nước hỗ trợ hay do người dân tự làm cũng đều có cùng một lợi ích như nhau.

4.4.8. Hỗ trợ người nghèo về y tế

Tất cả các hộ nghèo đã được bình xét và thu thập số liệu tại các phường, xã đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế trị giá 60.000 đồng với thời hạn một năm. Tại các phường, xã thường xuyên thông báo cho người dân biết về các thứ bệnh thường gặp vào những mùa khác nhau hay những thứ dịch bệnh lây truyền mang tính cấp thiết như hiện nay; Cúm gia cầm, lỡ mồm lông móng trên gia súc,… cần phải chỉ cách nhận dạng và phòng ngừa cho người dân qua các phương tiện thông tin đại chúng như loa phát thanh hàng ngày.

10 Phòng LĐTBXH

Chương 5. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

5.1.1. Thực trạng nghèo của hộ

Người nghèo thường tập trung ở các vùng ven sông tại TP Long Xuyên, cho nên còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng nước sạch và điện lưới quốc gia.

Nghề nghiệp chính của người nghèo chủ yếu là làm thuê. Nên họ rất cần có một công việc ổn định, nếu công việc cứ bấp bênh thì họ không thể thoát nghèo bền vững.

Số nhân khẩu bình quân trong hộ nghèo 4,33 người/hộ, trong đó số trẻ em dưới độ tuổi lao động phải tham gia vào lao động để kiếm sống chiếm đến 18,6% trên tổng hộ nghèo, dẫn đến tình trạng chi nhiều hơn thu trong đời sống hàng ngày làm cho họ luôn luôn thiếu hụt về mọi thứ.

Trình độ học vấn của người nghèo rất thấp, số người không bằng cấp chiếm 5% tổng số người nghèo. Do trình độ còn thấp kém nên việc tiếp thu khoa học kỹ thuật vào việc trồng trọt còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế về mặt tính toán nên việc sử dụng tiền vay không đúng mục đích còn rất nhiều, dẫn đến tình trạng ăn trước trả sau thâm hụt mọi mặt làm cho cuộc sống đã nghèo càng thêm nghèo.

Cũng do trình độ còn thấp nên việc sinh đẻ của người nghèo cũng không có kế hoạch, dẫn đến số người tham gia lao động kiếm tiền ít nhưng người ăn theo thì nhiều, chăm lo việc học cho con cái cũng không đến nơi đến chốn vì thu không đủ chi làm cho số trẻ em nghĩ học nữa chừng ngày càng tăng lên. Tuy có một số hộ chăm lo cho việc làm ăn để thoát nghèo nhưng một số lại trông chờ vào sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, họ ỷ lại vào sự giúp đỡ đó nên không chí thú làm ăn.

Vấn đề sử dụng nước sông, rạch vẫn còn tiếp diễn vì nhận thức của người dân còn hạn chế nên rất dễ làm cho họ nhiễm các chứng bệnh về đường ruột, bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ em và bệnh phụ khoa cho phụ nữ.

5.1.2. Đánh giá kết quả chương trình XĐGN tại TP Long Xuyên

Theo đánh giá của BCĐ chương trình XĐGN cho thấy tỷ lệ hộ nghèo vào năm 2004 đã giảm xuống đáng kể còn 0,6% so với năm 2003 là 1,93%. Đây là một nỗ lực lớn của BCĐ và các cấp đoàn thể đã cố gắng nâng cao đời sống của người dân nghèo, cố gắng giúp họ thoát nghèo một cách bền vững. Tuy nhiên do áp dụng tiêu chí mới để xác định hộ nghèo thì vào năm 2005 đã tăng lên một cách đáng kể 6,49%.

Tuy tỷ lệ người nghèo của TP Long Xuyên vào năm 2004 đã giảm nhưng tỷ lệ này lại tăng lên khá cao vào năm 2005. Cho nên rất cần sự nỗ lực phấn đấu của cả hai bên là BCĐ chương trình và người nghèo phải hợp tác, hỗ trợ cho nhau để làm giảm tỷ lệ ngheò cũng như giúp cho người nghèo thoát nghèo một cách bền vững.

5.2. Kiến nghị

Sau đây là một vài kiến nghị đóng góp cho chương trình XĐGN, hy vọng nó sẽ góp phần hạn chế được tỷ lệ hộ nghèo trong những năm tới.

5.2.1. Xã hội

- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch để tránh các bệnh không đáng xảy ra, sử dụng nhà vệ sinh hợp lý để không bị ô nhiễm môi trường, kế hoạch hóa gia đình không nên sinh con nhiều để giảm bớt gánh nặng lo toan cho gia đình đối với chủ hộ.

- BCĐ và các mặt trận đoàn thể địa phương nên chủ động, sáng tạo, cho người dân tiếp cận với các mô hình kinh tế của nông dân giỏi để giúp người dân thoát nghèo, như các mô hình: nuôi cá lóc, nuôi lươn không cần nhiều đất, trồng nấm bào ngư ít tốn kém nhưng lợi nhuận lại cao có thể tự bản thân họ tìm được đầu ra cho mình vì đây là những sản phẩm dễ bán tại các chợ và điều đặc biệt là nằm trong TP Long Xuyên lượng tiêu thụ này cũng khá cao. - Đối với công tác dạy nghề và giải quyết việc làm

• Dạy các ngành nghề phù hợp với năng lực và tiềm năng phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn ngày nay

• Hỗ trợ người dân về chuyển dịch cơ cấu sản xuất như trồng xen canh vụ lúa với vụ màu để tăng năng suất, tăng thu nhập có thể cải tạo được vùng đất canh tác của mình.

• Cần có chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm kịp thời cho người dân vì họ chủ yếu làm thuê nên thu nhập rất bấp bênh không thường xuyên dễ làm cho họ thiếu hụt về vật chất và tinh thần.

5.2.2. Vốn

- Thực hiện lồng ghép các dự án để tận dụng có hiệu quả nguồn vốn trong việc XĐGN, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn từ TW và từ bên ngoài hỗ trợ cho người nghèo

- Các nhà nghiên cứu kinh tế-xã hội tỉnh cần phải có những đề án phát triển kinh tế cho người nghèo để kêu gọi sự đầu tư, hỗ trợ từ các nguồn vốn của quốc gia và nước ngoài.

5.2.3. Thị trường

- Xây dựng và phát triển các chính sách thu hút đầu tư trong dân đặc biệt là các cơ sở sản xuất trong TP để góp phần giải quyết một lượng lao động là người dân nghèo tại địa phương.

- Chính quyền địa phương cần tìm thêm thị trường cho người dân tham gia xuất khẩu lao động, ngoài những thị trường chủ yếu là Malaysia và Đài Loan như hiện nay cần phải hỗ trợ thêm về nguồn vốn để người dân có điều kiện

tham gia vào các thị trường có thu nhập cao hơn, môi trường làm việc tốt hơn.

5.2.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng nghèo

Kết hợp nguồn vốn hỗ trợ và nguồn vốn trong dân từng bước hỗ trợ cho người dân tiếp cận với nguồn nước sạch, điện lưới quốc gia. Để làm được điều này, các cấp chính quyền địa phương cần phải triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi cho người dân tiếp cận với nguồn nước và điện lưới quốc gia.

Cần lắp những ao, mương, những con rạch bị ô nhiễm để không ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

5.2.5. Quản lý và thực hiện

Củng cố, bổ sung thành viên BCĐ và từng bước bố trí mở rộng mạng lưới cộng tác viên ở cơ sở, tổ chức tập huấn cho các cán bộ về kỹ thuật nghiệp vụ để có thể dễ dàng thích nghi với cuộc sống của người dân nghèo.

Hàng năm, kết hợp với công tác điều tra cập nhật hộ nghèo, tiến hành việc khảo sát thống kê tình hình lao động việc làm có danh sách, địa chỉ cụ thể để quản lý và phối hợp với các ngành và các tổ chức đoàn thể xây dựng kế hoạch cùng với các giải pháp để thực hiện đề án đào tạo nghề, giải quyết việc làm.

Chính quyền địa phương cần có chính sách rõ ràng hơn trong việc xác định hộ nghèo. Phải khách quan bình chọn theo các tiêu chí đã đề ra và phải bình chọn công khai trước mặt dân. Bên cạnh đó, trong công tác quản lý phải thường xuyên cập nhật, phân loại hộ nghèo theo 3 nhóm A-B-C để có chính sách khuyến khích hộ thoát nghèo cho phù hợp với thực tế. Đặc biệt chú ý những hộ có người già lớn tuổi sống neo đơn, người tàn tật, trẻ em mồ côi cần xem xét đưa vào đối tượng hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng.

Phụ lục 1: Tỷ lệ hộ nghèo TP Long Xuyên qua các năm

Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Mỹ Long 0,46 0,00 3,33 Mỹ Bình 1,35 0,73 4,89 Mỹ Xuyên 2,14 0,86 4,99 Đông Xuyên 4,51 Mỹ Phước 1,14 0,40 5,81 Mỹ Quý 0,86 0,00 8,66 Bình Khánh 2,65 0,88 8,09 Bình Đức 2.31 0,71 9,25 Mỹ Thới 1,89 0,78 4,84 Mỹ thạnh 2,48 0,81 4,81 Mỹ Hòa 3,39 0,73 9,49 Mỹ Khánh 1,32 0,00 8,88 Mỹ Hòa Hưng 1.73 0,55 6,63 (Nguồn: Phòng LĐTBXH) Ghi chú: Phường Đông Xuyên được tách ra từ phường Mỹ Xuyên vào năm 2005

Các biến Tỷ lệ (%)

1 2 3 4 5

Tổng cộng

1.Tình hình giáo dục 1 22 26 35 2 100

2. Giao thông nông thôn 3. Chợ nông thôn 4. Thủy lợi nội đồng

5. Chương trình khuyến nông, lâm,

ngư, bảo vệ thực vật 10 3 13

6. Y tế và sức khỏe cộng đồng 8 25 27 40 100

7. Nước sạch nông thôn 45 50 5 100

8. Điện thấp sáng 47 38 15 100

9. Sự quan tâm và kết hợp của chính quyền địa phương với người

dân 25 61 14 100

10. Có thường xuyên nhận được

thông tin của Nhà nước 36 59 5 100

11. Được học nghề 37 59 3 1 100

12. Được địa phương giới thiệu

việc làm 40 55 5 100

13. Được các tổ chức (CLB khuyến nông, Hội phụ nữ, đoàn thanh niên,…) quan tâm

45 45 10 100

14. Được các dự án, chương trình

tổ chức hỗ trợ vốn 54 43 3 100

15. Tổ chức xúc tiến thương mại của Nhà nước (bao tiêu sản phẩm, hợp đồng bao tiêu sản phẩm) 16. Tham gia các lớp tập huấn kỹ

18. Được hỗ trợ nhà ở, tình thương, tình nghĩa

19. Được hỗ trợ kịp thời khi thiên

tai (lũ lụt, hạn hán,…) 10 40 50 100

20. Được hỗ trợ đất canh tác, sản xuất nông nghiệp

Phụ lục 3: Kết quả chạy hàm hồi quy tương quan

Kết quả chạy hàm hồi quy tuyến tính lần 1 ANOVA(b)

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression Residual Total 9531921832980.66 5 1906384366596.132 27.166 .000(a) 6596582167019.34 94 70176406032.121 16128504000000.0 99

a Predictors: (Constant), chiphi, ttld, nnghiep, gioi tinh, trdo b Dependent Variable: tnhap

Coefficients(a)

a Dependent Variable: thu nhập Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients B Std.Eror Beta t Sig. 1 (Constant) 169324.415 128419.753 1.319 .191 ttld -24408.796 52033.313 -.032 -.469 .640 gioi tinh 80587.418 60104.603 .102 1.341 .183 trdo 357476.374 69134.647 .441 5.171 .000 nnghiep 186663.981 77753.549 .204 2.401 .018 chiphi .395 .098 .280 4.036 .000

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression Residual Total 9363146054861.92 3 3121048684953.974 44.287 .000(a) 6765357945138.08 96 70472478595.189 16128504000000.0 99

a Predictors: (Constant), chi tieu, trdo, nghe nghiep b Dependent Variable: thu nhập

Coefficients(a)

a Dependent Variable: thu nhập Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients B Std.Eror Beta t Sig. 1 (Constant) 137085.958 88299.433 1.553 .124 trdo 374497.869 68328.464 .462 5.481 .000 nnghiep 216002.192 74989.502 .236 2.880 .005 chiphi .401 .098 .284 4.112 .000

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tỉnh…………Huyện………… Xã………Thôn………….

BIÊN BẢN HỘI NGHỊ BÌNH XÉT HỘ NGHÈO

Hội nghị họp vào hồi: ... giờ ...phút đến ... giờ ...phút ngày ... tháng...năm ...

Địa điểm: ... Đại diện Đảng ủy, Ủy ban nhân dân và Ban xóa đói giảm nghèo xã gồm có:

1 ... 2 ... Số hộ gia đình đại diện có mặt:...hộ Chủ tọa hội nghị:... Thư ký hội nghị:...

Nội dung họp:

1. Toàn thể hội nghị nghe Ông, Bà là Trưởng thôn nêu yêu cầu xác nhận các hộ thuộc diện nghèo.

2. Nghe các hộ trình bày mức thu nhập bình quân và tự xếp loại mức sống của gia đình mình.

3. Sau khi nghe ý kiến của các hộ đại diện, Hội nghị đã thống nhất xác nhận những hộ sau đây thuộc diện nghèo:

STT Họ và tên chủ hộ Hộ rất nghèo (đói) Hộ nghèo

1 2 3 4

Một phần của tài liệu Luận văn huc trang xoa doi giam ngheo tai (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)